Tiệc Cưới Nước Thiên Đàng

조회 24,763

Kinh Thánh dạy dỗ rằng thực thể của những sự dưới đất này ở trên trời (Tham khảo: Hêbơrơ 8:5). Giống như chúng ta có thân thể xác thịt, các con cái của Đức Chúa Trời được cứu rỗi và sẽ trở về Nước Thiên Đàng đều cũng có hình thể thiêng liêng sẽ được sinh ra mới. Giống như có cha mẹ phần xác đã sanh và nuôi phần xác chúng ta, trong sự sắp đặt sáng tạo của Đức Chúa Trời, chúng ta cũng tìm thấy được sự tồn tại của Đức Chúa Trời Cha Mẹ phần linh hồn, là Đấng sẽ sanh ra và biến hoá cho chúng ta có hình thể thiêng liêng trên trời.

Sự sống đời đời được ban cho theo lẽ thuận lý

Từ xưa tổ tiên chúng ta dạy dỗ rằng hiểu biết ý trời và vâng theo là thuận lý, bất cứ việc gì theo lẽ thuận lý ấy thì mọi sự đều được thành tựu hết. Từ “thuận lý” là thuận ưng về ý trên trời. Ý muốn của Đức Chúa Trời được ẩn chứa trong lẽ muôn vật, nên theo lẽ muôn vật ấy chính là sự làm theo thiên mệnh vậy.

“… ấy là vì ý muốn Chúa mà muôn vật mới có và đã được dựng nên.” Khải Huyền 4:9-11

Khi dựng nên muôn vật Đức Chúa Trời ẩn chứa ý muốn của Ngài ở trong đó. Dù thời gian trôi qua bao nhiêu, nhưng đàn ông không sanh con được. Giống vậy, khi chúng ta được dựng nên là người nam hay người nữ, tất có đạo lý phải làm, nên phải làm đạo lý ấy mới là thuận lý. Cuối cùng, lẽ thuận lý có nghĩa là chúng ta phải làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời y theo công việc Ngài dựng nên.

Công việc dựng nên muôn vật là sự sắp đặt của Đức Chúa Trời và là ý muốn Đức Chúa Trời, nên theo ý muốn ấy chính là thuận lý. Đối với dân sự của Ngài đi theo lẽ thuận lý ấy, Đức Chúa Trời hứa điều gì? Chúng ta hãy đi tìm.

“Lời hứa mà chính Ngài đã hứa cùng chúng ta, ấy là sự sống đời đời.” I Giăng 2:25

Thông qua muôn vật là mô hình mà Đức Chúa Trời trình bày ra thực thể của nó ở trên trời, trong đó điều trọng yếu nhất là sự sống đời đời. Cựu Ước và Tân Ước chính là giao ước cũ và giao ước mới, cho nên chúng ta nói rằng: Cả Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước đều được tồn tại để làm chứng về lời hứa của Đức Chúa Trời, là sự sống đời đời, cũng không phải là quá đâu.

Chúng ta làm sao được nhận sự sống đời đời mà Đức Chúa Trời đã hứa vậy? Thật ra, Đức Chúa Trời đã bày tỏ lời đáp ấy trong lẽ muôn vật mà chính Ngài đã dựng nên. Khi dò xem lịch sử công việc sáng tạo 6 ngày của Đức Chúa Trời trong sách Sáng Thế Ký, thì Ngài dựng nên loài người vào ngày thứ 6, là ngày công việc cuối cùng của Ngài. Ngài làm trước người nam, là Ađam rồi, phán rằng “Vì loài người ở một mình thì không tốt nên ta sẽ dựng nên một người giúp đỡ giống như nó”, và dựng nên Êva mà kết thúc công việc sáng tạo của Ngài.

Lý do quan trọng nhất mà Đức Chúa Trời dựng nên người nữ với tư cách là người giúp đỡ người nam, là vì đối với người nam có một công việc không làm được, tức là vai trò sanh một sự sống mới. Mọi vật sống trên đất này đều được sinh ra thông qua mẫu thể. Lẽ thiên lý muôn vật như vậy, tức là bởi mẹ mà con cái có sự sống, ấy là sự sắp đặt trên trời mà mắt chúng ta không thấy được.

“Vì Lễ Cưới Chiên Con đã tới”

Sự tồn tại của cha ở dưới đất này là lẽ thiên lý cho thấy ở trên trời cũng có Cha, sự tồn tại của anh chị em ở dưới đất này cho thấy có anh chị em trên trời nữa. Cũng như lẽ ấy, ở dưới đất này có mẹ phần xác mà đã sanh chúng ta, là vì ở trên trời cũng có Mẹ phần linh hồn ban cho sự sống đời đời mà chính Đức Chúa Trời đã hứa ban.

Nhìn sự sắp đặt phần xác, thì thông qua lễ cưới có hình thành một gia đình, lại thông qua vợ chồng là nhân vật chính của gia đình đó mà con cái gia đình đó được sinh ra. Lẽ thiên lý trên trời cũng vậy, cho nên Đức Chúa Jêsus trực tiếp dạy dỗ chúng ta về ví dụ lễ cưới Nước Thiên Đàng.

“Đức Chúa Jêsus lại phán ví dụ cùng chúng nữa, rằng: Nước thiên đàng giống như một vua kia làm tiệc cưới cho con mình. Vua sai đầy tớ đi nhắc những người đã được mời đến dự tiệc; nhưng họ không chịu đến… Đoạn, vua phán cùng đầy tớ mình rằng: Tiệc cưới đã dọn xong rồi; song những người được mời không xứng dự tiệc đó. Vậy, các ngươi hãy đi khắp các ngã tư, hễ gặp người nào thì mời cả đến dự tiệc. Đầy tớ đi khắp các đường cái, nhóm lại hết thảy những người họ gặp, bất luận dữ lành, đến nỗi trong phòng đầy những người dự tiệc. Vua vào xem khách dự tiệc, chợt thấy một người không mặc áo lễ, thì phán cùng người rằng: Hỡi bạn, sao ngươi vào đây mà không mặc áo lễ? Người đó làm thinh. Vua bèn truyền cho đầy tớ rằng: Hãy trói tay chân nó lại, và quăng ra ngoài nơi tối tăm, là nơi sẽ có khóc lóc và nghiến răng. Bởi vì có nhiều kẻ được gọi, mà ít người được chọn.” Mathiơ 22:1-14

Trong lời ví dụ, vua mở tiệc cưới cho con là Đức Chúa Trời, chú rể là Con, tức là Đức Chúa Jêsus. Còn mời khách dự tiệc cưới nghĩa là sự kêu gọi nhóm những người sẽ được cứu, là những người đi vào Tiệc Cưới Sự Sống trên trời. Chính vì vậy, được phán rằng những kẻ được mời đến dự tiệc cưới này thật phước.

“Thiên sứ phán cùng tôi rằng: Hãy chép: Phước thay cho những kẻ được mời đến dự tiệc cưới Chiên Con!…” Khải Huyền 19:9

Thế mà, trong lời ví dụ tiệc cưới trong sách Tin Lành Mathiơ chưa xuất hiện nhân vật chính là Cô Dâu. Hơn nữa, Đức Chúa Jêsus 2000 năm trước chưa cưới, cho nên chúng ta biết được rằng kỳ ấy chưa phải là kỳ Tiệc Cưới Nước Thiên Đàng. Vậy thì Tiệc Cưới Chiên Con là lời tiên tri sẽ được xảy ra khi nào?

“… Chúng ta hãy hớn hở vui mừng, tôn vinh Ngài; vì lễ cưới Chiên Con đã tới, và vợ Ngài đã sửa soạn, đã cho người được mặc áo sáng láng tinh sạch bằng vải gai mịn (vải gai mịn tức là công việc công bình của các thánh đồ).” Khải Huyền 19:6-8

Tiệc Cưới Chiên Con có kỳ đã định. Trong lời ví dụ ở sách Tin Lành Mathiơ, chưa xuất hiện Cô Dâu (Vợ Mới), nhưng trong mặc thị mà Giăng xem thấy, thì được cất tiếng rằng “Vợ Ngài sửa soạn”. Khải Huyền là lời tiên tri được chép khoảng năm 96 sau công nguyên, bởi Giăng xem thấy những sự kíp phải xảy đến, cho nên “Lễ Cưới Chiên Con tới” và “Vợ Ngài sửa soạn” là lịch sử sẽ được ứng nghiệm khi Đức Chúa Jêsus đến lần thứ hai.

Đức Chúa Trời Mẹ là Vợ Mới

Vậy thì chúng ta phải tìm xem Vợ Mới sửa soạn, Vợ Chiên Con là ai. Đức Chúa Jêsus phán rằng có kẻ được ban cho biết mầu nhiệm của Đức Chúa Trời, cùng có kẻ không được ban cho biết mầu nhiệm của Ngài nữa (Mathiơ 13:10-11).

Người được Chú Rể và Cô Dâu mời dự tiệc cưới đương nhiên biết mặt, biết tên Chú Rể và Cô Dâu, nhưng nếu không phải là người được mời dự tiệc thì không biết được. Chỉ những ai biết được mầu nhiệm này mới là những người được mời dự Tiệc Cưới và được lựa chọn mà thôi. Như lời “Phước thay cho những kẻ được mời đến dự tiệc cưới Chiên Con!”, sự nhìn biết Chú Rể và Cô Dâu của Tiệc Cưới Nước Thiên Đàng là sự phước lành chỉ được cho phép đối với những người được lựa chọn trong 6 tỷ dân số trên trái đất này mà thôi.

“Một vị trong bảy thiên sứ đã cầm bảy bát đựng đầy bảy tai nạn cuối cùng, đến gần tôi, bảo rằng: Hãy đến, ta sẽ chỉ cho ngươi thấy người vợ mới cưới là vợ Chiên Con. Rồi tôi được Thánh Linh cảm động, thiên sứ đó đưa tôi đến trên một hòn núi lớn và cao, và chỉ cho tôi thấy thành thánh, là Giêrusalem, từ trên trời, ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống.” Khải Huyền 21:9-10

“Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta.” Galati 4:26

Thiên sứ hứa cho Giăng thấy “Vợ Mới (Cô Dâu) tức là Vợ Chiên Con”, rồi lại cho thấy Giêrusalem. Tại đây, được bày tỏ rằng Giêrusalem chính là biểu tượng cho Vợ của Chiên Con.

Giêrusalem là Vợ Chiên Con chính là Đức Chúa Trời Mẹ linh hồn ban cho chúng ta sự sống đời đời. Không có Mẹ phần linh hồn không thể có một sự sống nào được sanh ra. Trong sự sắp đặt của công việc sáng tạo muôn vật được nối dõi sự sống thông qua mẹ có ý muốn của Đức Chúa Trời như vậy.

Sự Cứu Rỗi và Sự Phước Lành được cho phép bởi Mẹ

Lời hứa trọng yếu nhất trong công việc cứu chuộc 6000 năm của Đức Chúa Trời chính là sự sống đời đời mà Đức Chúa Trời Mẹ sẽ cho chúng ta. Dù là tổ tiên đức tin hay đấng tiên tri cũng không được nhận lãnh lời hứa này. Lời hứa này là sự phước lành mà khi Đức Chúa Trời Mẹ Giêrusalem xuất hiện vào những ngày sau rốt, thì mới được ban cho loài người chúng ta.

“thế gian không xứng đáng cho họ ở, phải lưu lạc trong đồng vắng, trên núi, trong hang, trong những hầm dưới đất. Hết thảy những người đó dầu nhân đức tin đã được chứng tốt, song chưa hề nhận lãnh điều đã được hứa cho mình. Vì Đức Chúa Trời có sắm sắn điều tốt hơn cho chúng ta, hầu cho ngoài chúng ta ra họ không đạt đến sự trọn vẹn được.” Hêbơrơ 11:38-40

Sự sống đời đời là lời hứa của Đức Chúa Trời, chỉ được hoàn thành khi Mẹ phần linh hồn đến thế gian này. Vậy, chúng ta bây giờ đang sống ở thời đại thật là trọng yếu mà lời hứa này được ban cho chúng ta. Đức Chúa Trời lựa chọn chúng ta, với tư cách là những người đã được rèn luyện nhiều nhất trong 6000 năm công việc cứu chuộc của Ngài, để mà dẫn dắt chúng ta đi đến Nước Thiên Đàng. Bởi vậy, Ngài dạy dỗ chúng ta hạt nhân 66 quyển sách Kinh Thánh, và Ngài cũng nhận định rằng đức tin chúng ta đi theo Đức Chúa Trời Mẹ ở thời đại này là đức tin tối cao.

Nếu Mẹ không xuất hiện thì không ai được đi đến sự sống đời đời. Chúng ta phải nhìn biết sự sắp đặt lý do tại sao Đức Chúa Jêsus vừa phán “Nếu các ngươi không ăn thịt của Con người cùng không uống huyết của Ngài thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu!” mà vừa lập Lễ Vượt Qua (Tham khảo: Giăng 6:53-54). Vào đương thời Sơ Lâm, nếu khi Đức Chúa Jêsus lập Lễ Vượt Qua giao ước mới mà mọi sự cứu rỗi được hoàn thành, thì không cần thiết thời đại Đức Thánh Linh đâu. Khi Đức Chúa Trời Mẹ xuất hiện thì ý nghĩa của bánh và rượu nho của Lễ Vượt Qua mới được trọn vẹn.

Đức Chúa Trời lập kế hoạch 6000 năm công việc cứu rỗi, rồi chia thành 3 thời đại là thời đại Đức Cha, thời đại Đức Con và thời đại Đức Thánh Linh, rồi thông qua các quá trình ấy mà cứu rỗi trọn vẹn. Giống như công việc sáng tạo Êva là công việc cuối cùng trong 6 ngày công việc của Ngài, thì công việc hoàn thành sự cứu rỗi phụ thuộc vào Đức Chúa Trời Mẹ, là Đấng phải xuất hiện vào thời đại cuối cùng, cho nên trong sách Tin Lành Giăng chương 6, Ngài lặp đi lặp lại bốn lần rằng “Ta sẽ khiến cho người ấy sống lại nơi ngày sau rốt” vậy.

Phải có Êva, tức là người nữ, thì sự sống mới được ra đời. Mầu nhiệm sự sống đời đời quý báu này ban cho chúng ta ở thời đại này. Vì sự phước lành tối thượng mà không gì so sánh được với giá trị của nó, được hứa cùng chúng ta cách nhưng không, cho nên chúng ta không nên coi thường sự cứu rỗi này.

Đức Chúa Trời đã tiên tri từ khi sáng thế về Đức Chúa Trời Mẹ, là Đấng sanh lại chúng ta bằng hình ảnh thiêng liêng của Ngài.

“Ađam gọi vợ là Êva, vì là mẹ của cả loài người.” Sáng Thế Ký 3:20

Kinh Thánh dạy bảo chúng ta biết rằng Ađam là nhân vật biểu tượng cho Đấng phải đến, tức là Đức Chúa Jêsus (Tham khảo: Rôma 5:14). Ađam là nhân vật biểu tượng cho Đức Chúa Jêsus, thì chúng ta cũng dễ dàng biết được rằng Êva, vợ của Ađam, đương nhiên là biểu tượng cho Vợ của Chiên Con, Đức Chúa Jêsus. Ađam gọi vợ mình là Êva, mà theo ghi chú thì Êva có nghĩa là sự sống. Đức Chúa Jêsus là Ađam, gọi vợ mình là sự sống; ấy là để mách bảo cho chúng ta ý Ngài là thông qua vợ này mà sanh cho sự sống vậy. Kết quả được hái trong 6000 năm công việc cứu chuộc là sự sống đời đời, còn Đấng cần thiết nhất để sanh sự sống ấy chính là Mẹ, mà được biểu tượng hoặc Vợ Chiên Con hoặc Êva.

Thánh Linh và Vợ Mới ban cho nước sự sống đời đời

Nơi nào không có Mẹ thì không có sự sống đời đời. Nơi nào không có Mẹ cũng không có lẽ thật. Hơn nữa, kẻ nào không tin vào Mẹ không được hứa Nước Thiên Đàng hay sự sống đời đời nữa.

Xem chương cuối cùng Kinh Thánh thì có thể thấy rằng những ai hiểu biết Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ là Chú Rể và Cô Dâu, và dự Tiệc Cưới Nước Thiên Đàng thì được ban cho nước sự sống.

“Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không. Tôi ngỏ cho kẻ nào nghe lời tiên tri trong sách này: Nếu ai thêm vào sách tiên tri nầy điều gì, thì Đức Chúa Trời sẽ thêm cho người ấy tai nạn đã ghi chép trong sách nầy. Và kẻ nào bớt điều gì trong những lời ở sách tiên tri nầy, thì Đức Chúa Trời sẽ cất lấy phần họ về cây sự sống và thành thánh, mà đã chép ra trong sách nầy.” Khải Huyền 22:17-19

Thánh Linh là Cha chúng ta, Vợ Mới là Vợ của Cha chúng ta, cho nên là Mẹ chúng ta. Cha Mẹ tức là hai Đấng đang ban nước sự sống, mà trong Kinh Thánh được chép rằng Đức Chúa Trời là một. Ấy là vì luôn luôn nói về Đức Chúa Trời Cha để đại diện cho Cha Mẹ. Nếu đọc Sáng Thế Ký, thì thấy rằng dù Êva phạm tội, nhưng trong sách Rôma thì nói rằng: Bởi một người là Ađam mà tội lỗi vào thế gian (Rôma 5:12). Ấy là vì nhìn Êva là một bộ phận của Ađam, và nêu ra Ađam đại diện cho cả hai. Vì Êva được dựng nên từ xương sườn của Ađam cho nên cả hai là một thịt (Sáng Thế Ký 2:21-24). Hơn nữa, trong quan niệm của loài người, vợ chồng là một, quan điểm này xuất phát từ sự sắp đặt của Đức Chúa Trời.

Song, đến thời đại Tân Ước thì ghi chép về Mẹ một cách độc lập hoàn toàn. Bởi vì phải có sự xuất hiện của Cha cùng Mẹ nữa, thì sự sống đời đời mới được sanh ra vậy. Dù Thánh Linh và Vợ Mới đang ban nước sự sống được làm chứng rõ ràng như thế này, mà nếu kẻ nào nói không có Vợ Mới, thì Kinh Thánh cho tiên tri rằng họ không hề đi vào Nước Thiên Đàng vĩnh cửu.

Ngày nay trong thế gian có thật nhiều hội thánh và nhà thờ như cát dưới biển, nhưng họ không hề biết, gọi hay tin bao giờ nữa. Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ ban sự sống đời đời không phải là Đức Chúa Trời của họ, sự hiểu biết về tri thức này cũng không phải là quyền lợi của họ nữa.

Chỉ xem câu “Phước thay cho những kẻ được dự tiệc cưới Nước Thiên Đàng!” hay “Phước thay cho những kẻ được mời đến tiệc cưới Chiên Con!” thôi, chúng ta cũng biết được rằng những người tin lẽ thật của Cha, hiểu biết và xác tin lẽ thật của Mẹ chính là những người được gọi mời dự tiệc cưới Nước Thiên Đàng vĩnh cửu, là kẻ nhận được phước lành! Nguyện xin các anh chị em đều trở nên con cái của Đức Chúa Trời giữ gìn lòng đức tin cho đến cuối cùng về Thánh Linh và Vợ Mới, là Đấng đang kêu gọi chúng ta đến để nhận lấy nước sự sống, và được sanh lại mới với hình ảnh thiêng liêng trên trời.