Superman (Siêu Nhân), là anh hùng của chúng ta trong bộ phim mà chúng ta đã xem khi còn nhỏ! Anh ta có sức mạnh siêu phàm. Anh ta không chỉ có thể bay tự do trên bầu trời, mà còn có sức mạnh to lớn đến nỗi có thể nâng một chiếc xe ô tô bằng một tay, thị lực tuyệt vời có thể nhìn những gì ở xa, và thính lực có thể nghe ngay cả những tiếng nhỏ từ xa v.v… Đây là những sức mạnh mà con người không thể có. Vì lý do này, Siêu Nhân là một đối tượng hâm mộ của trẻ em. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có được năng lực đặc biệt như Siêu Nhân?
Phản ứng thích hợp với các kích thích bên ngoài
Con người tiếp thu nhiều tín hiệu và thông tin đến từ môi trường xung quanh thông qua cơ quan cảm giác. Đại não phán đoán & phân tích toàn diện chúng và đưa ra mệnh lệnh thích hợp cho các cơ là một cơ quan vận động để phản ứng với các kích thích. Điều này được gọi là “kích thích và phản ứng”. Không chỉ con người mà tất cả các sinh vật đều có hệ thống như vậy.
Nếu chúng ta không thể phản ứng thích hợp đối với những nguy hiểm bên ngoài thì chúng ta có thể mất mạng. Nếu không có hệ thống phản ứng đối với kích thích, cả con người lẫn các sinh vật khác cũng không thể sinh tồn. Ví dụ, nếu không cảm thấy đau đớn mặc dù bị thương nặng, chúng ta sẽ phải đối mặt với tình huống nguy hiểm hơn. Đặc biệt, khả năng chấp nhận kích thích của con người được tối ưu hóa để sinh tồn.
Cơ thể con người có năm cơ quan cảm giác. Mắt tiếp nhận ánh sáng (cơ quan thị giác), tai cảm nhận các rung động như âm thanh (cơ quan thính giác), mũi cảm nhận hóa chất ở trạng thái khí (cơ quan khứu giác), lưỡi phân biệt hóa chất ở trạng thái lỏng (cơ quan vị giác) và da cảm nhận áp lực, đau, ấm và lạnh (cơ quan xúc giác).
Các cơ quan cảm giác này có một số đặc điểm. Chúng ta không thể cảm nhận được sức nặng của bụi, nhưng có thể cảm nhận được sức nặng của cuốn sách. Mức độ kích thích tối thiểu mà một cơ quan cảm giác có thể thể hiện phản ứng, được gọi là “Ngưỡng”. Ngưỡng khác nhau tùy theo các cơ quan cảm giác hoặc các tế bào cảm giác. Nếu tiếp tục bị kích thích vượt ngưỡng thì cơ thể không còn có thể chấp nhận kích thích ấy. Điều này được gọi là “thích nghi” cảm giác, đó là lý do tại sao mặc dù chúng ta tiếp xúc với mùi mạnh, không thể ngửi thấy nó nữa sau một khoảng thời gian nhất định. Nếu tiếp tục cung cấp một kích thích đồng nhất cho cơ quan cảm giác thì chúng ta không còn có thể cảm thấy nó cho đến khi một kích thích lớn hơn được cung cấp.
Cơ quan cảm giác thông minh chỉ chấp nhận những gì cần thiết
1. Thị giác, khứu giác và vị giác
Có phải tất cả đều tốt khi có năng lực cảm giác tuyệt vời như Siêu Nhân? Đôi mắt, là bộ phận cơ thể đảm đương thị giác, chỉ chấp nhận ánh sáng khả kiến có bước sóng từ khoảng 380 đến 780 nanômét. Và mắt chúng ta chỉ có thể nhìn thấy kích thước nhất định. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể chấp nhận tia hồng ngoại, tia tử ngoại hoặc sóng điện từ và nhìn được kể cả những vật thể siêu nhỏ mà vốn chỉ có thể nhìn thấy qua kính hiển vi? Nếu chúng ta có thể nhìn thấy ngay cả những sóng điện từ vô hình đó, làm thế nào chúng ta có thể xử lý tín hiệu và thông tin nhiều đến thế vậy? Chúng ta sẽ không thể yên tâm mà ăn cơm đúng cách vì các vi sinh vật, và sẽ có rất nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Chắc chắn sẽ có một sự hỗn loạn lớn mà không thể kiểm soát được.
Mũi đảm đương khứu giác, là cơ quan cảm giác cảm nhận hóa chất ở trạng thái khí, thường được gọi là mùi. Vì các phân tử khí là vô hình đối với mắt, cho nên điều rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta là cảm nhận phân loại ấy. Nếu một loại khí độc hại được hít vào cơ thể, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái nguy hiểm, do đó, nó cần phải nhạy cảm đối với ngay cả những thay đổi nhỏ của khí. Vì vậy, mũi rất nhạy cảm với những thay đổi nhỏ của các phân tử khí.
Như đã giải thích trước, khứu giác, là giác quan nhạy cảm nhất, cũng dễ dàng bị tê liệt khi tiếp xúc với một mùi trong thời gian dài. Kết quả là, bộ não của chúng ta không cần phải căng thẳng do mùi khó chịu. Những đặc điểm của khứu giác này cũng là yếu tố cần thiết cho sự sinh tồn.
Lưỡi đảm đương vị giác, cảm nhận hóa chất ở trạng thái lỏng. Có bốn loại vị mà lưỡi có thể cảm nhận: ngọt, chua, mặn và đắng. Với sự kết hợp của các vị này và sự giúp đỡ của khứu giác, chúng ta có thể cảm nhận được nhiều vị đa dạng và sâu sắc. Trong số đó, đặc biệt là ngưỡng của vị đắng rất thấp đến mức khiến chúng ta rất nhạy cảm với vị đó. Điều này là do các vật liệu gây hại cho cơ thể thường có vị đắng.
2. Xúc giác, thính giác
Da đảm đương cảm giác xúc giác có các điểm cảm giác cảm thấy đau, áp lực, nóng và lạnh. Bởi vì những điểm cảm giác này được phân phối đều trên da, chúng ta có thể nắm bắt chính xác môi trường của chúng ta. Cơ thể chúng ta sẽ rơi vào trạng thái nào nếu chúng ta không cảm thấy đau, nóng hoặc lạnh? Có thể nói rằng đó là hệ thống được tối ưu hóa để đối ứng và thích ứng với hoàn cảnh.
Helen Keller, người đã mất thị lực và thính giác, đã nói rằng “Sự không thấy được khiến chúng ta rời khỏi mọi thứ, sự không nghe được khiến chúng ta rời khỏi mọi người.” Nhiều người nghĩ rằng thị giác quan trọng hơn thính giác, nhưng người ta nói rằng khiếm thính làm giảm chất lượng hạnh phúc hơn là khiếm thị. Điều này có nghĩa là thính giác quan trọng hơn chúng ta tưởng tượng.
Đôi tai đảm đương thính giác chỉ có thể nghe được âm thanh trong phạm vi từ 20 Hz đến 20.000 Hz, được gọi là tần số âm thanh nghe được. Tiếng ồn của việc cào bảng đen bằng móng tay nghe có vẻ rùng rợn vì đây là âm thanh có tần số cao trong số các tần số âm thanh nghe được. Ngược lại, giọng nói của người nằm trong phạm vi âm thanh mà chúng ta có thể nghe được mà chỉ cần sử dụng năng lượng ít nhất. Âm thanh trên 20.000 Hz, không thể nghe được bằng tai người, được gọi là “siêu âm”. Nếu chúng ta có thể nghe được âm thanh này thì chúng ta sẽ phải nghe cả tiếng con dơi hay cá heo nữa. Chẳng phải cứ có thể nghe mọi âm thanh là tốt đâu.
Cảm giác cân bằng, không thuộc về năm giác quan nhưng đảm đương sự cân bằng của cơ thể, nằm trong tai đảm đương thính giác. Nó cho chúng ta biết độ dốc cơ thể, vị trí, tốc độ, xoay v.v… Do đó, chúng ta có thể biết liệu cơ thể của chúng ta đang nằm hay đứng, hoặc chúng ta di chuyển nhanh như thế nào cho dù không nhìn bằng mắt.
Điều hoàn toàn cần thiết cho sự sinh tồn của chúng ta là biết chính xác trạng thái của cơ thể chúng ta cũng như hoàn cảnh xung quanh. Bởi vì phải như vậy thì chúng ta mới có thể phản ứng và xử lý thích hợp nhất. Khả năng cảm giác của con người có nhiều tín hiệu và thông tin nhưng chỉ chấp nhận các tín hiệu trong phạm vi cần thiết nhất cho sự sinh tồn, và các tín hiệu khác không được chấp nhận.
Trong bộ phim “Siêu Nhân”, chúng ta có thể xem cảnh Siêu Nhân ẩn giấu những năng lực đặc biệt của mình để có thể sống với mọi người. Nếu nghĩ về điều ấy thì chúng ta có thể thấy rằng năng lực cảm nhận của con người đã được thiết kế tốt nhất để sinh sống. Nếu chúng ta có thể nhìn thấy những gì vô hình và nghe những gì không thể nghe được, chúng ta sẽ không thể sống bình thường tại vì bị căng thẳng. Con người có năng lực cảm giác thích hợp nhất, không thiếu cũng không quá mức. Làm thế nào chúng ta được nhận năng lực thể này?