Tàu của Giôna và Tàu của Phaolô

15,569 lượt xem

Kết thúc của cuộc đời là sự phán xét (Hêbơrơ 9:27). Sự phán xét có thể được biểu hiện theo cách khác là sự xét xử. Xét xử là trình tự phán quyết sau cùng để xem người nào đó có phải là tội nhân hay không, và nếu người ấy có tội, thì tính chất tội phạm ở mức độ nào. Sự phán xét ở thế giới linh hồn cũng giống như vậy.

Những người không biết nỗi đớn đau địa ngục là lớn lao bao nhiêu thì dễ dàng lãng phí khoảng thời gian được ban cho mình ở trên trái đất này, để rồi đối mặt với tình huống phải hối hận vào giây phút sau cuối. Lý do Đức Chúa Trời mặc áo xác thịt mà đến tận trái đất này cũng là bởi Ngài biết sự kết thúc như thế này của cuộc đời loài người. Đức Chúa Trời đã trở nên Của Lễ Hy Sinh Chuộc Tội thế cho chúng ta, dựng nên giao ước mới trong khi chịu đựng khổ nạn thập tự giá. Bằng cách làm như vậy Ngài đã mở ra con đường trở về Nước Thiên Đàng cho chúng ta, là những người vốn bị định phải đi hướng về nơi hình phạt là địa ngục.

Chúng ta phải chạy đua hướng về Nước Thiên Đàng, và cũng phải hết lòng hết ý trong công việc dẫn dắt thêm hơn dù là một linh hồn chuyển hướng từ địa ngục tới Nước Thiên Đàng. Đức Chúa Trời mong muốn chúng ta được chuộc trọn vẹn tội ác và lỗi lầm đã gây ra trên trời và trở về Nước Thiên Đàng. Công việc Ngài giao phó cho chúng ta với ý nghĩa ấy chính là sứ mệnh truyền đạo. Truyền đạo không đơn thuần là sự rao truyền lời Kinh Thánh trên chữ nghĩa, mà ấy là sự cho người ta biết rằng cuối con đường mà họ đang đi là nơi như thế nào, để rồi làm chuyển hướng bước chân của họ được tiến về Nước Thiên Đàng. Chúng ta hãy có thời gian suy nghĩ xem chúng ta phải kính sợ Đức Chúa Trời với trọng tâm như thế nào, trong khi nghiền ngẫm về ý nghĩa của truyền đạo.

Nguy cơ bởi một người – Tàu của Giôna

Trong Kinh Thánh có ghi chép về sự việc đấng tiên tri Giôna và sứ đồ Phaolô mỗi người lên mỗi tàu khác nhau và rồi gặp phải sóng gió dữ dội. Tuy đều là tàu được làm bằng gỗ như nhau, nhưng đã có sự khác nhau giữa tàu mà Giôna lên với tàu mà sứ đồ Phaolô lên. Tàu của Giôna là tàu mà người làm trái ý muốn của Đức Chúa Trời đã lên, còn tàu của Phaolô là tàu mà người vâng phục ý muốn của Đức Chúa Trời đã lên. Kết quả ấy đã như thế nào. Trước tiên, chúng ta hãy xem tình huống của tàu mà Giôna đã lên.

“Có lời Đức Giêhôva phán cho Giôna con trai Amitai như vầy: Ngươi khá chỗi dậy! Hãy đi đến thành lớn Ninive, và kêu la nghịch cùng nó; vì tội ác chúng nó đã lên thấu trước mặt ta. Nhưng Giôna chỗi dậy đặng trốn qua Tarêsi, để lánh khỏi mặt Đức Giêhôva. Người xuống đến Giaphô, gặp một chiếc tàu đi Tarêsi. Người trả tiền quá giang, và xuống tàu đặng đi Tarêsi với họ, để khỏi mặt Đức Giêhôva. Nhưng Đức Giêhôva khiến gió lớn thổi trên biển; trên biển có trận bão lớn, chiếc tàu hầu vỡ… Kế đó, chúng nói cùng nhau rằng: Hãy đến, chúng ta hãy bắt thăm, để cho biết tai vạ nầy đến cho chúng ta là vì cớ ai. Vậy họ bắt thăm, và thăm trúng nhằm Giôna… Những người ấy cả sợ, và bảo người rằng: Ngươi đã làm việc gì đó? Bấy giờ họ đã biết rằng người trốn khỏi mặt Đức Giêhôva; vì người đã khai ra cho họ. Vậy họ nói rằng: Chúng ta sẽ làm gì về ngươi, hầu cho biển yên lặng cho chúng ta? Vì biển càng động thêm mãi. Người trả lời rằng: Hãy bắt lấy ta; hãy ném ta xuống biển, thì biển yên lặng cho các anh; vì ta biết rằng ấy là vì cớ ta mà các anh đã gặp phải trận bão lớn nầy… Đoạn họ bắt Giôna, quăng xuống biển, thì sự giận dữ của biển yên lặng. Vì vậy mà những người ấy rất kính sợ Đức Giêhôva. Họ dâng của lễ cho Đức Giêhôva, và hứa nguyện cùng Ngài. Đức Giêhôva sắm sửa một con cá lớn đặng nuốt Giôna; Giôna ở trong bụng cá ba ngày ba đêm.” Giôna 1:1-2:1

Thành Ninive là thủ đô của nước Asiri, những người dân ở nơi ấy hầu việc thần ngoại bang và đã đối nghịch Đức Chúa Trời. “Đi đến nơi như thế mà rao truyền lời của Đức Chúa Trời thì ai sẽ nghe cho đây, và liệu ta có bị chết khi rao truyền chăng?” Bởi tấm lòng như vậy, Giôna đã lên tàu để lánh khỏi mặt Đức Chúa Trời.

Thế rồi biển vốn yên lặng lại dấy lên trận bão lớn, và sóng nước cũng nổi lên dữ dội. Khi chiếc tàu hầu vỡ, người ta đoán rằng chắc chắn ấy là bởi ai đó đã làm thần mình nổi giận, nên họ đã bắt thăm. Kết quả ấy đương nhiên là thăm trúng nhằm Giôna. Công nhận sự thật rằng sự việc này xảy ra là bởi mình, Giôna đã bị quăng xuống biển và ở trong bụng cá ba ngày ba đêm.

Tuy tâm linh ấy của Giôna là nhất thời, nhưng ấy không phải là tấm lòng của người công bình. Dù Đức Chúa Trời đã ban cho sứ mệnh lớn lao là cứu rỗi, thế mà ông ấy đã không vâng phục được ý muốn của Đức Chúa Trời. Cuối cùng, bởi một người là Giôna mà kể cả mạng sống của những người cùng đi lên tàu ấy cũng đã gặp nguy hiểm.

Sự cứu rỗi bởi một người – Tàu của Phaolô

Song, tàu mà Phaolô đi lên cũng ở trong tình huống tương tự như thế này, nhưng mang lại kết quả hoàn toàn khác.

“… Phaolô bảo trước cho những người trong tàu, rằng: Tôi thấy sự vượt biển nầy chắc sẽ phải nguy hiểm và hư hại, chẳng những cho hàng hóa và chiếc tàu mà thôi, lại đến thân chúng ta nữa. Nhưng thầy đội tin lời người lái tàu và chủ tàu hơn là lời Phaolô nói… Vừa có gió nam non bắt đầu thổi, họ tưởng rằng có thể tới nơi mình đã định, thì kéo neo mà đi dọc theo gần đảo Cơrết. Nhưng cách ít lâu có trận gió dữ tợn gọi là gió Ơraquilôn thổi lên vật vào đảo. Tàu đã phải bạt đi, chống lại gió chẳng nổi, nên chúng ta để mặc cho theo chiều gió… Đến ngày mai, vì bão cứ thổi cũng mạnh như vậy luôn, họ bèn quăng hàng hóa xuống biển. Ngày thứ ba, chúng ta dùng chính tay mình quăng đồ đạc trong tàu xuống biển. Trong mấy ngày mặt trời chẳng có, ngôi sao cũng không, mà bão thì vẫn thổi ào ào luôn, đến nỗi chúng ta chẳng còn trông cậy được cứu nữa. Vì họ không ăn đã lâu, nên Phaolô đứng dậy giữa đám họ, mà nói rằng: Hỡi bạn hữu ta, chớ chi bữa trước tin lời ta mà chẳng dời khỏi đảo Cơrết, thì chúng ta đã chẳng mắc cơn nguy hiểm và tổn hại nầy. Nhưng bây giờ, ta khuyên các ngươi hãy vững lòng; trong các ngươi chẳng mất ai hết, chỉ mất chiếc tàu mà thôi. Vì đêm nay, một thiên sứ của Đức Chúa Trời, là Đấng ta thuộc về và hầu việc, có hiện đến cùng ta mà phán rằng: Hỡi Phaolô, đừng sợ chi hết; ngươi phải ứng hầu trước mặt Sêsa; và nầy, Đức Chúa Trời đã ban cho ngươi hết thảy những kẻ cùng đi biển với ngươi. Vậy, hỡi các ông, hãy vững lòng… Đoạn, trong khi đợi trời sáng, Phaolô khuyên ai nấy hãy ăn. Người nói: Hôm nay là ngày thứ mười bốn mà các ngươi đang trông đợi, nhịn đói chẳng ăn chút nào. Vậy, ta khuyên các ngươi hãy ăn, vì thật là rất cần cho sự cứu của các ngươi, và chẳng ai trong vòng các ngươi sẽ mất một sợi tóc trên đầu mình. Nói như vậy rồi, người bèn lấy bánh, đứng trước mặt mọi người, tạ ơn Đức Chúa Trời rồi, thì bẻ ra và ăn. Bấy giờ ai nấy đều giục lòng, và ăn. Vả, số chúng ta hết thảy ở trong tàu được hai trăm bảy mươi sáu người. Họ đã ăn vừa no nê, bèn quăng đồ lương thực xuống biển, làm cho nhẹ tàu đi. Đến sáng ngày, họ chẳng nhận biết là đất nào, nhưng thấy có cái vịnh và bờ… Người truyền cho ai biết lội thì nhảy xuống nước trước đi mà lội vào bờ, và truyền cho những kẻ còn lại, người thì cỡi trên ván, kẻ thì cỡi trên miếng vách nát của chiếc tàu. Thế là ai nấy đều được lên bờ vô sự vậy.” Công Vụ Các Sứ Đồ 27:1-44

“Đã được cứu như vậy rồi, chúng ta mới biết cù lao đó tên là Mantơ. Thổ nhân đãi chúng ta một cách nhân từ hiếm có, tiếp rước chúng ta thay thảy gần kề đống lửa lớn đã đốt, vì đang mưa và trời lạnh lẽo. Phaolô lượm được một bó củi khô, quăng vào trong lửa, xảy có con rắn lục từ trong bó củi bị nóng bò ra, quấn trên tay người… Nhưng Phaolô rảy rắn lục vào lửa, chẳng thấy hề chi hết. Họ ngờ người sẽ bị sưng lên, hoặc ngã xuống chết tức thì; nhưng đã đợi lâu rồi, chẳng thấy hại chi cho người, bèn đổi ý mà nói rằng thật là một vì thần. Trong chỗ đó, có mấy đám ruộng thuộc về người tù trưởng của đảo ấy, tên là Búpliu; người nầy đãi đằng chúng ta cách mến khách lắm trong ba ngày…” Công Vụ Các Sứ Đồ 28:1-10

Trên đường Phaolô bị giải tới Rôma bởi cớ rao truyền Tin Lành, ông và những quân lính áp giải ông đã phải gặp nhiều khó khăn bởi biển động dữ dội. Song, bởi cớ có Phaolô ở trên tàu ấy mà Đức Chúa Trời đã hầu cho không một ai trong số họ bị thương cả. Tất thảy đều đã được vô sự, được lên một hòn đảo và được đãi cách mến khách, lại được nhận những vật phẩm cần thiết cho hàng hải, và đã có thể đạt đến tận điểm đích cách vô sự (Công Vụ Các Sứ Đồ 28:11-14).

Tàu mà Giôna lên đã gặp phải khó khăn lớn bởi Giôna, song trên con tàu mà Phaolô lên, những người đi trên đó đều được bình an vô sự bởi Phaolô. Giôna đã có trọng tâm không công bình, là sự tồn tại gây ra khổ sở và đau đớn cho tất thảy những người xung quanh, nhưng Phaolô làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, là sự tồn tại hầu cho toàn bộ những người đi cùng đều được bình an vô sự bởi ông.

Trong trọng tâm hướng về Đức Chúa Trời, cũng có người giống như Giôna, lại cũng có người giống như Phaolô. Chúng ta cũng phải vâng phục ý muốn của Đức Chúa Trời với đức tin giống như Phaolô để dẫn dắt tất thảy những người xung quanh đến với sự cứu rỗi. Trước mặt Đức Chúa Trời xét trọng tâm của loài người, mong tất thảy người nhà Siôn đều luôn giữ gìn đức tin đúng đắn để được nhận phước lành.

Nỗi đau đớn của cả Ysơraên bởi sự phạm tội của Acan

Vào thời đại Giôsuê, cũng đã có lịch sử tất thảy mọi người dân Ysơraên phải chịu khổ sở và đau đớn lớn bởi sự phạm tội của một người.

“Song dân Ysơraên có phạm một tội về vật đáng diệt; vì Acan, con trai của Cạtmi, cháu của Xápđi, chắt của Xêrách về chi phái Giuđa, có lấy vật đáng diệt và cơn giận của Đức Giêhôva nổi phừng lên cùng dân Ysơraên… Vậy, các người ấy đi lên do thám thành Ahi. Đoạn trở về cùng Giôsuê mà rằng: Lấy làm vô ích đem cả dân sự đi lên đó; nhưng hãy cho chừng vài ba ngàn người đi lên đó mà đánh thành Ahi. Chớ làm cho mệt nhọc cả dân chúng đi đó; vì người Ahi ít quá. Vậy, có chừng ba ngàn người đi lên đó; nhưng họ chạy trốn trước mặt người Ahi. Người Ahi giết chừng ba mươi sáu người, rượt theo họ từ cửa thành cho đến Sêbarim, và đánh họ lúc đi xuống dốc. Lòng dân sự bèn tan ra như nước.” Giôsuê 7:1-5

Trong quá trình chinh phục xứ Canaan, những người dân Ysơraên đã chinh phục được thành Giêricô, là ranh giới đầu tiên của Canaan, rồi tiếp theo đó, họ đi công kích thành Ahi. Vào chính lúc ấy đã xảy ra sự phạm tội lên Đức Chúa Trời ở giữa Ysơraên.

Đã có sự khác biệt lớn giữa trận chiến đi ra với đức tin sung mãn và trận chiến nổ ra sau khi phạm tội lên Đức Chúa Trời. Quân đội Ysơraên đã bị bại trận và rút lui bởi người dân thành Ahi, chứ nói gì đến việc xâm chiếm thành Ahi mà đã cho là dễ dàng. Quân lính Ysơraên đã bị mất sĩ khí bởi tin tức bại trận ngỡ ngàng.

Nguyên nhân bị thua là bởi một người là Acan. Ấy đã chẳng phải do thành Ahi kiên cố, cũng đã chẳng phải do những người thành Ahi dũng mãnh. Ấy là bởi Acan đã lấy trộm thánh vật của Đức Chúa Trời, nên tội lỗi của một người đã mang lại kết quả khiến cả dân Ysơraên bị đau đớn.

“Giôsuê bèn xé áo mình, rồi người và các trưởng lão Ysơraên sấp mặt xuống đất trước hòm của Đức Giêhôva cho đến chiều tối, và vãi bụi đất trên đầu mình. Giôsuê nói: Ôi! Chúa Giêhôva… Than ôi! hỡi Chúa! sau khi Ysơraên đã xây lưng trước mặt kẻ thù nghịch mình, tôi còn nói làm sao? Dân Canaan và cả dân ở xứ này sẽ hay điều đó, sẽ vây chúng tôi, và diệt danh chúng tôi khỏi đất; rồi Chúa sẽ làm sao cho danh lớn Chúa? Bấy giờ, Đức Giêhôva phán cùng Giôsuê rằng: Hãy đứng dậy; sao ngươi sấp mặt xuống đất như vậy? Ysơraên có phạm tội; chúng nó bội nghịch giao ước ta đã truyền cho đến nỗi dám lấy vật đáng diệt, ăn cắp vật đó, làm dối trá, và để trong bao mình. Bởi cớ đó, dân Ysơraên không thế chống cự nổi trước mặt kẻ thù nghịch mình, phải xây lưng trước mặt chúng nó, vì Ysơraên đã trở nên kẻ bị rủa sả. Nếu các ngươi không cất khỏi giữa mình vật đáng diệt ấy, thì ta không còn ở cùng các ngươi nữa.” Giôsuê 7:6-12

Đức Chúa Trời đã ban lương thực cho những người dân Ysơraên mỗi ngày trong suốt 40 năm, lại cũng hầu cho họ thắng lợi trong trận chiến với các kẻ thù, và dẫn dắt họ vào tận xứ Canaan. Họ đã có thể chinh phục thành Giêricô cách dễ dàng bởi sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời, mà lại đã không thể chinh phục nổi thành Ahi còn nhỏ hơn thành Giêricô. Ấy là bởi sự phạm tội của một người.

Vai trò của một người

Chúng ta cần phải ghi nhớ sự thật rằng tuy biết được ý muốn của Đức Chúa Trời nhưng lại không thực tiễn và không làm theo ý muốn ấy dù cơ hội phải làm đã đến, thì có thể sẽ khiến mọi người khổ sở giống như Acan đã làm. Làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì có thể cứu rỗi được tất thảy mọi người xung quanh giống như Phaolô. Khi trọng tâm của mình xứng đáng với Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời sẽ làm biến đổi tất thảy mọi tình huống bởi một người là mình.

“Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội…” Rôma 5:12

“Một người” mà khiến cho tội lỗi vào trong thế gian chỉ ra Ađam. Bởi sự không vâng phục của một người là Ađam làm trái ý muốn của Đức Chúa Trời mà nhân loại đã phải rên siết vì bị trói buộc trong xiềng xích của tội lỗi. Điều này giống hệt với sự bởi một người là Giôna mà biển động dữ dội và nổi lên trận bão lớn tạo ra tình huống đáng sợ.

Bởi một người là Ađam mà tội lỗi đã vào thế gian thì bởi một Vị là Đức Chúa Jêsus mà con đường cứu rỗi đã được mở ra cho thế gian.

“Vả, nếu bởi tội một người mà sự chết đã cai trị bởi một người ấy, thì huống chi những kẻ nhận ân điển và sự ban cho của sự công bình cách dư dật, họ sẽ nhờ một mình Đức Chúa Jêsus Christ mà cai trị trong sự sống là dường nào! Vậy, như bởi chỉ một tội mà sự đoán phạt rải khắp hết thảy mọi người thể nào, thì bởi chỉ một việc công bình mà sự xưng công bình, là sự ban sự sống, cũng rải khắp cho mọi người thể ấy. Vì, như bởi sự không vâng phục của một người mà mọi người khác đều thành ra kẻ có tội, thì cũng một lẽ ấy, bởi sự vâng phục của một người mà mọi người khác sẽ đều thành ra công bình.” Rôma 5:17-19

Bởi sự qua đời trên thập tự giá do vâng phục ý muốn của Đức Chúa Trời, Đấng Christ đã mở ra sẵn con đường cứu rỗi, và cũng đã giao phó cho chúng ta sứ mệnh cứu rỗi nhân loại bằng tâm linh chí thánh và hành động công bình giống Đức Chúa Trời. Bởi một hành động công bình Đấng Christ đã làm mà rất nhiều người đã trở nên người công bình và đạt tới sự cứu rỗi. Giống như vậy, từng một hành động công bình của chúng ta đang rao truyền Tin Lành, có thể cứu sống hàng xóm xung quanh và gia đình chúng ta, và có thể dẫn dắt họ hàng cùng bạn bè đến con đường cứu rỗi nữa.

Vai trò của một người thật quan trọng. Chúng ta phải trở thành một người giống như Phaolô, một người giống như Đức Chúa Jêsus mang đến ân huệ và phước lành cho những người xung quanh. Chúng ta không nên trở thành một người giống như Acan, cũng không nên trở thành một người giống như Giôna lúc ngoảnh mặt lại với lời Đức Chúa Trời. Tấm lòng sai lầm của Giôna, hành vi sai trái của Acan đã để lại thiệt hại to lớn cho những người xung quanh. Giống như vậy, khi một người là tôi có tấm lòng sai trái và hành động sai trái thì kể cả những người khác cũng phải chịu đớn đau. Chẳng phải tục ngữ Hàn Quốc có câu rằng đứng cạnh người phạm tội thì cũng bị sét đánh hay sao? Chúng ta không nên trở thành một người phạm tội, mà hãy trở thành một người dẫn dắt mọi người đến con đường cứu rỗi.

Trên thế gian này có vô số loại người như người muốn được lên cao, người muốn được giàu có, người muốn nắm lấy nhiều thứ. Nhưng nghĩ về kết thúc của cuộc đời thì thấy toàn bộ đều là những người đáng thương cả. Tất thảy đều là sự tồn tại có một chốc lát rồi lại biến mất giống như sương sớm và hơi nước, là sự tồn tại mà nếu bỏ mặc thì sẽ không tránh khỏi hình phạt địa ngục đời đời. Đức Chúa Trời đã đến tận trái đất này với tấm lòng nghĩ rằng làm cách nào để cứu rỗi loài người như thế mà dẫn dắt họ đi vào Nước Thiên Đàng vinh hiển, chẳng phải vậy sao? Chúng ta cũng phải ôm ấp tấm lòng thể ấy. Giống như Phaolô đã dẫn dắt bình an những người đã bị đặt trong nguy cơ sự chết, chúng ta cũng phải dẫn dắt từng mỗi một linh hồn xung quanh vào trong lẽ thật, để hầu cho tất thảy đều được hưởng bình an ở ngọn suối nước sự sống mà Đức Chúa Trời ban cho và được nhận lãnh Nước Thiên Đàng vĩnh cửu làm cơ nghiệp.

Chúng ta cứ chỉ đứng yên thì xung quanh không thể tự dưng biến hóa được. Nếu trong trọng tâm chúng ta vẫn còn có tấm lòng không vâng phục Đức Chúa Trời, thì hãy bỏ đi tất thảy tấm lòng ấy mà lấp đầy tâm linh bởi lời chí thánh của Đức Chúa Trời. Mong các gia đình Siôn chiến thắng tất thảy khoảng thời gian khổ nhọc của hôm nay bởi niềm trông mong Nước Thiên Đàng, và rao truyền cho tất thảy những người xung quanh về hòa bình và niềm vui của Nước Thiên Đàng.