Nhìn vào dấu chân của các tổ phụ đức tin trong Kinh Thánh mà Đức Chúa Trời đã kêu gọi và lựa chọn vào mỗi thời đại, thì thấy rằng mỗi người được sanh ra đều có ý nghĩa và sứ mệnh. Môise xuất hiện trong Cựu Ước cũng vậy, Phierơ và Phaolô trong Tân Ước cũng như thế.
Hết thảy chúng ta, những người đang sống trong thời đại Đức Thánh Linh cũng đều có ý nghĩa và sứ mệnh khi Đức Chúa Trời hầu cho chúng ta được sanh ra trên đất này. Chúng ta, những người được kêu gọi và lựa chọn vào thời đại này, hãy thử suy nghĩ về sứ mệnh tiên tri mà mình phải hoàn thành là gì.
3500 năm trước, dân Ysơraên đã phải làm tôi mọi ở xứ Êdíptô suốt khoảng 400 năm. Họ đã kêu cầu lên Đức Chúa Trời mỗi ngày vì phải chịu đủ mọi sự nô dịch (Xuất Êdíptô Ký chương 1-2). Đức Chúa Trời đã nghe lời cầu nguyện khẩn thiết của họ, nên Ngài đã sai đấng tiên tri Môise đến giải phóng cho người dân Ysơraên.
“vậy bây giờ, hãy lại đây, đặng ta sai ngươi đi đến Pharaôn, để dắt dân ta, là dân Ysơraên, ra khỏi xứ Êdíptô.” Xuất Êdíptô Ký 3:10
Đức Chúa Trời đã kêu gọi Môise và giao phó cho ông sứ mệnh giải cứu người dân Ysơraên khỏi Êdíptô là xứ khổ sở và tội ác, mà dẫn họ đến Canaan là xứ đượm sữa và mật. Vì có sứ mệnh của thời đại phải được thực hiện thông qua Môise, nên Ngài đã khiến Môise xuất hiện trên đất này.
Như vậy, Đức Chúa Trời đã ban sứ mệnh cho các đấng tiên tri vào mỗi một thời đại. Vào thời đại Tân Ước cũng vậy.
“Khi Ngài đang đi dọc theo mé biển Galilê, thấy hai anh em kia, là Simôn, cũng gọi là Phierơ, với em là Anhrê, đương thả lưới dưới biển, vì hai anh em vốn là người đánh cá. Ngài phán cùng hai người rằng: Các ngươi hãy theo ta, ta sẽ cho các ngươi nên tay đánh lưới người. Hai anh em liền bỏ lưới mà theo Ngài.” Mathiơ 4:18-20
Đức Chúa Jêsus đã kêu gọi Phierơ và Anhrê là em người, để khiến họ nên tay đánh lưới người. Ngài cũng kêu gọi Giacơ và Giăng mà giao phó công việc như vậy (Mathiơ 4:21-22). Ngài ban cho họ sứ mệnh cứu rỗi các linh hồn, và khiến họ đi theo con đường của Ngài, là Đấng đã đến để tìm kiếm và khiến cho những tội nhân bị lạc mất trên Nước Thiên Đàng được ăn năn (Luca 19:10, Mathiơ 9:13).
Chúng ta cũng hãy dò xem ý nghĩa của việc sứ đồ Phaolô được sanh ra trên đất này.
“Nhưng Chúa phán rằng: Hãy đi, vì ta đã chọn người nầy làm một đồ dùng ta, để đem danh ta đồn ra trước mặt các dân ngoại, các vua, và con cái Ysơraên; ta lại sẽ tỏ ra cho người biết phải chịu đau đớn vì danh ta là bao nả.” Công Vụ Các Sứ Đồ 9:15-16
Khi Phaolô bắt bớ Hội Thánh của Đức Chúa Trời trước lúc hối cải, ông đã bị mất thị lực trong ba ngày vì nhìn thấy vinh quang của Đức Chúa Trời khi đang trên đường đến Đamách. Do đó, Đức Chúa Trời phán lệnh cho một môn đồ tên là Anania đi đến chỗ Phaolô và đặt tay trên ông để ông được nhìn thấy lại. Anania đã hỏi rằng vì sao Ngài phải ban ân huệ cho Phaolô, là người đã gây hại lớn cho người dân của Đức Chúa Trời cho đến giờ, nhưng ý muốn của Đức Chúa Trời thì khác. Đức Chúa Trời phán rằng Ngài đã chọn Phaolô để rao truyền danh Đức Chúa Trời trước mặt dân ngoại, trước mặt các vua và con cái Ysơraên.
Môise, Phierơ và sứ đồ Phaolô, đều là những nhân vật được Đức Chúa Trời lựa chọn vì sứ mệnh. Hết thảy họ đều đã nhận biết và thực hiện một cách trung thành sứ mệnh của mình và để lại những công việc vĩ đại trong Kinh Thánh. Vậy, chúng ta ngày nay thì thế nào? Các thánh đồ đang sinh sống vào thời đại Đức Thánh Linh cũng là những người được lựa chọn để thực hiện sứ mệnh của thời đại này, là công việc mà Đức Chúa Trời giao phó cho.
“Đức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn đồ như vầy: Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báptêm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.” Mathiơ 28:18-20
Như Đức Chúa Trời đã kêu gọi Môise vào thời đại Đức Cha, kêu gọi Phierơ vào thời đại Đức Con, cũng kêu gọi sứ đồ Phaolô và ban sứ mệnh cho mỗi người, Đức Chúa Trời cũng kêu gọi chúng ta vào thời đại này. Và Ngài sẽ luôn ở cùng cho đến ngày tận thế, vì vậy hãy đi và dạy dỗ mọi dân tộc, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh mà làm phép Báptêm cho họ, và dạy họ giữ mọi điều mà Ngài đã truyền cho. Ngài đã phán dặn như thế. Nói cách khác, Đức Chúa Trời đã giao phó cho chúng ta sứ mệnh cứu rỗi cả thế gian.
Một số người nói rằng lời này của Đức Chúa Jêsus là lời Ngài dặn dò các thánh đồ vào thời Sơ Lâm, chứ không phải là lời phán dặn cho chúng ta ngày nay. Tuy nhiên, Đức Chúa Jêsus đã phán rằng hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh mà làm phép Báptêm. Ai là những người được chịu phép Báptêm nhân danh của Đức Cha là Giêhôva, Đức Con là Jêsus và Đức Thánh Linh An Xang Hồng là danh mới của Đức Chúa Jêsus? Đó chính là chúng ta, những người đang sống trong thời đại Đức Thánh Linh ngày nay. Vì vậy, dù lời trong Mathiơ chương 28 là lời được ban cho các thánh đồ của Hội Thánh sơ khai đương thời đó, nhưng ý nghĩa trọn vẹn của lời ấy chính là sứ mệnh Ngài ban cho chúng ta, những người được sanh ra vào thời đại Đức Thánh Linh ngày nay.
Việc sống trong thời đại Đức Thánh Linh, thời đại mà mọi lời tiên tri trong Kinh thánh đều hướng tới, là phước lành của các phước lành. Chúng ta đang sống trong thời đại mà ân huệ dư dật được hứa ban hầu cho chúng ta có thể tiếp nhận Đức Chúa Trời Cha là Thánh Linh và Đức Chúa Trời Mẹ, là Vợ Mới, đồng thời được đi vào Siôn là nơi Đức Chúa Trời ngự, nhờ đó được đảm bảo sự sống đời đời thông qua lẽ thật giao ước mới và còn được nhận lãnh cả chức vụ thầy tế lễ nhà vua trên Nước Thiên Đàng.
Đức Chúa Trời đã giao phó sứ mệnh rao truyền Tin Lành cho những người mà Ngài xét là xứng đáng (I Têsalônica 2:4). Chúng ta phải tin rằng Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta phước lành dư dật để chúng ta có thể đảm đương sứ mệnh chí thánh đã được ban cho mình.
Khi Môise dẫn dắt người dân Ysơraên ra khỏi Êdíptô, có 60 vạn nam đinh từ 20 tuổi trở lên. Các học giả Kinh Thánh ước tính rằng tổng dân số Ysơraên có thể lên tới 3 triệu người nếu bao gồm cả phụ nữ và trẻ em mà chưa được tính trong cuộc điều tra dân số vào thời điểm đó. Trong thời đại mà dân số là sức mạnh của quốc gia, mà Môise nói rằng sẽ dẫn dân sự đông đúc vốn là nguồn lực để xây dựng các công trình kiến trúc, thì liệu Pharaôn là vua Êdíptô, có vui mừng được chăng? Pharaôn cứng lòng đã không muốn để họ ra đi một cách dễ dàng, nhưng cuối cùng Pharaôn cũng phải để dân Ysơraên đi sau khi gánh chịu mười tai vạ bởi quyền năng của Đức Chúa Trời.
Ngay từ đầu, Môise đã không phải là người có năng lực lãnh đạo tuyệt vời đến nỗi có thể đối mặt với Pharaôn để dẫn dắt dân Ysơraên ra đi. Khi lần đầu tiên được kêu gọi và nghe nói về sứ mệnh của mình, Môise cũng rất bối rối. Đối với Môise đang do dự rằng làm sao có thể bước đến trước Pharaôn mà đàm phán được trong khi bản thân mình không có năng lực gì, Đức Chúa Trời lại đã phán cùng ông rằng “Ta sẽ ở với ngươi” (Xuất Êdíptô Ký 3:11-12).
Vì vậy, Môise đã chọn lựa bước đi con đường khổ nạn cùng với người dân Ysơraên trong khi nhìn trông phần thưởng vĩnh cửu trên trời hơn là tạm hưởng sự vui sướng của tội lỗi ở dưới đất này (Hêbơrơ 11:24-26). Đức Chúa Trời đã luôn ở cùng ông đến tận khi ông hoàn thành sứ mệnh, Ngài nói chuyện với Môise và truyền đạt ý muốn của Ngài cho dân sự thông qua Môise, nhờ đó Môise đã lãnh đạo người dân Ysơraên một cách tốt đẹp và dẫn dắt để cuối cùng họ có thể tiến bước đến ngay trước xứ Canaan.
Giống như vậy, khi Đức Chúa Trời ban sứ mệnh cho những người Ngài đã chọn, thì Ngài cũng ban cho họ kể cả năng lực. Nhờ sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời, Môise đã có thể hoàn thành sứ mệnh của mình. Phierơ cũng như vậy. Một ngư dân chỉ biết làm công việc đánh cá ở Galilê thì có bao nhiêu năng lực để truyền bá Tin Lành đây? Đối với Phierơ như thế, Đức Chúa Trời cũng ban cho năng lực Thánh Linh để ông có thể thực hiện tốt vai trò của mình với tư cách là sứ đồ. Sứ đồ Phaolô cũng đã hoàn thành sứ mệnh của mình nhờ sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Ông đã làm chứng rằng không phải vì mình có năng lực hay tài năng gì đặc biệt, ông chỉ gieo lời và tưới nước theo sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời, duy chỉ Đức Chúa Trời là Đấng làm cho lớn lên (I Côrinhtô 3:6-7).
Khi các tổ phụ đức tin như Môise, Ghêđêôn, v.v… lưỡng lự và sợ hãi trước sứ mệnh của mình với suy nghĩ rằng “Liệu tôi thực sự có thể làm được việc này chăng?”, thì câu trả lời mà Đức Chúa Trời ban cho một cách đồng nhất là “Ta sẽ ở cùng ngươi”. Trong lời phán ấy có chứa đựng ý nghĩa rằng khi Đức Chúa Trời giao phó cho sứ mệnh, thì Ngài cũng sẽ ban cho kể cả năng lực có thể làm được công việc ấy.
Lời phán dặn “Hãy truyền bá Tin Lành cho muôn dân thế gian tới xứ Samari cho đến cùng trái đất, không phải là sứ mệnh được ban riêng cho Phierơ hay Phaolô. Ngài đã ban sứ mệnh ấy cho hết thảy các thánh đồ đang sống vào thời đại này. Giờ đây, chúng ta phải truyền bá toàn bộ Tin Lành cho khắp cả thế giới theo lời tiên tri còn lại của Kinh Thánh. Thay vì nghĩ rằng “Người khác sẽ làm việc đó” hoặc “Ai đó không phải tôi sẽ làm thôi”, chúng ta hãy có ý chí vững chắc rằng sẽ xây dựng vương quốc của Đức Chúa Trời tại tất cả các đô thị Tin Lành trên khắp thế giới và hãy suy nghĩ rằng “Tôi phải nhận phước lành này chứ!”. Xin các quý vị hãy cùng cầu nguyện và gắng hết sức vì Tin Lành. Chúng ta đừng trở nên kẻ dại dột bỏ lỡ phước lành như Êsau, mà hãy trở thành các con trưởng trên trời biết nắm chắc phước lành được nhận lãnh từ Đức Chúa Trời.
“Kìa, nay bị Đức Thánh Linh ràng buộc, tôi đi đến thành Giêrusalem, chẳng biết điều chi sẽ xảy đến cho tôi ở đó; duy Đức Thánh Linh đã bảo trước cho tôi rằng từ thành nầy sang thành khác dây xích và hoạn nạn đang đợi tôi đó. Nhưng tôi chẳng kể sự sống mình là quí, miễn chạy cho xong việc đua tôi và chức vụ tôi đã lãnh nơi Đức Chúa Jêsus, để mà làm chứng về Tin Lành của ơn Đức Chúa Trời.” Công Vụ Các Sứ Đồ 20:22-24
Sứ đồ Phaolô đã không hề coi mạng sống mình là quý chút nào trong khi làm tròn sứ mệnh được nhận lãnh từ Đấng Christ, tức là việc làm chứng cho Tin Lành. Ông ấy đã coi sứ mệnh của mình là có giá trị đến mức ấy. Bởi vì Phaolô có trọng tâm đức tin thể này nên Đức Chúa Trời đã ban thêm cho ông năng lực lớn lao của Đức Thánh Linh, bởi đó ông đã có thể thành lập các Hội Thánh và dấy lên người giúp việc của Đức Chúa Trời ở bất cứ nơi nào mình đi đến như ở thành Côrinhtô, thành Philíp, v.v…
Nếu chúng ta có tinh thần như Phaolô, Đức Chúa Trời sẽ ban thêm cho năng lực và hoàn thành những công việc lớn lao. Nếu thiếu tài ăn nói, Ngài sẽ ban cho tài ăn nói; nếu thiếu tri thức, Ngài sẽ ban cho tri thức; nếu thiếu sự khôn ngoan, Ngài sẽ ban cho sự khôn ngoan; và Ngài sẽ hầu cho kết quả đẹp đẽ của Tin Lành được tiếp nối. Chúng ta chỉ cần thực hiện sứ mệnh được giao phó bằng đức tin.
“Đừng sợ, vì ta ở với ngươi; chớ kinh khiếp, vì ta là Đức Chúa Trời ngươi! Ta sẽ bổ sức cho ngươi; phải, ta sẽ giúp đỡ ngươi, lấy tay hữu công bình ta mà nâng đỡ ngươi. Nầy, những kẻ nổi giận cùng ngươi sẽ hổ thẹn nhuốc nhơ. Những kẻ dấy lên nghịch cùng ngươi sẽ ra hư không và chết mất. Những kẻ công kích ngươi, ngươi sẽ tìm nó mà chẳng thấy; những kẻ giao chiến cùng ngươi sẽ bị diệt và thành không. Vì ta, là Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi, sẽ nắm tay hữu ngươi, và phán cùng ngươi rằng: Đừng sợ, ta sẽ giúp đỡ ngươi; hỡi sâu bọ Giacốp, và các người của dân Ysơraên, đừng sợ chi hết, ta sẽ giúp ngươi, Đức Giêhôva phán vậy, tức là Đấng Thánh của Ysơraên, và là Đấng chuộc ngươi.” Êsai 41:10-14
Như lời phán “Đừng sợ, chớ kinh khiếp”, khi thực hiện sứ mệnh theo ý muốn của Đức Chúa Trời, đôi khi chúng ta cũng sợ hãi và hoảng hốt trước những việc không ngờ tới. Cũng có khi bị vất vả vì không dễ để có được sự giải đáp cho một vấn đề nào đó. Thế nhưng, cuối cùng Đức Chúa Trời luôn khiến chúng ta giành thắng lợi, Ngài chắc chắn sẽ ban cho giải pháp và mang lại sự phát triển lớn hơn cho Tin Lành. Do đó, cho dù tình huống nào xảy ra chăng nữa, chúng ta không cần thiết phải sợ hãi hay nghi ngờ. Vì Đức Chúa Trời đã hứa sẽ giúp đỡ chúng ta.
Sẽ không có trở ngại nào trước mặt một người biết sứ mệnh mình đã nhận, và tin chắc rằng sứ mệnh đó đến từ Đức Chúa Trời. Duy chỉ có con đường tiến tới thôi.
Mỗi khi dõi theo quá trình Tin Lành được truyền bá trên khắp thế giới, tôi thực sự cảm nhận rằng công việc này không phải được thực hiện bởi năng lực của chúng ta mà là chính Đức Chúa Trời làm hoàn thành. Cũng không phải vì các đấng tiên tri được cử đi nước ngoài có thể nói thành thạo ngôn ngữ của đất nước đó 100%, mà vì họ đang tiến bước bởi sự quyết tâm rằng phải nhanh chóng rao truyền dù chỉ một chút về lời sự sống của Đức Chúa Trời và bởi đức tin về lời hứa mà Đức Chúa Trời đã ban cho. Vì họ đi ra với sự nhận thức rằng mình được lựa chọn làm người giúp việc được giao phó quốc gia và con người ở đó nên nhất định phải rao truyền Tin Lành cho họ. Vì thế, Đức Chúa Trời đã mở tấm lòng của những người ở quốc gia đó và hầu cho họ tiếp nhận lẽ thật, cũng có rất nhiều trường hợp Tin Lành được truyền bá trên toàn lãnh thổ của đất nước đó trong khi những người nhà ấy lớn lên thành người giúp việc tuyệt vời và rao truyền lời cho mọi người xung quanh.
Đức Chúa Trời, Đấng kêu gọi Phierơ và khiến ông trở nên tay đánh lưới người, đã kêu gọi chúng ta và hầu cho chúng ta sẵn lòng trở thành người giúp việc giao ước mới (II Côrinhtô 3:6). Đức Chúa Trời vui lòng mà xét chúng ta là xứng đáng. Có điều gì giá trị hơn điều này chăng?
Như lời nói rằng “ở đâu có ý chí, ở đó có con đường”, nếu chúng ta có ý chí thực hiện sứ mệnh của mình ở vị trí được ban cho mỗi người, thì đôi mắt đức tin nhất định sẽ được mở ra và con đường Tin Lành sẽ được tạo thành. Sự mong muốn truyền bá Tin Lành tới xứ Samari cho đến cùng trái đất đã tạo ra con đường đưa Tin Lành vào cuộc sống hàng ngày của các người nhà. Nhân viên văn phòng tại nơi làm việc, học sinh tại trường học, quân nhân trong quân đội, nội trợ trong gia đình, v.v… vì mỗi người đều chia sẻ tình yêu thương của Đức Chúa Trời ở vị trí của mình nên những trái ân huệ đang được kết một cách dư dật.
Lý do sứ đồ Phaolô đã không hề coi mạng sống mình là quý chút nào trong khi làm tròn sứ mệnh được nhận từ Đức Chúa Jêsus là vì ông biết rằng giá trị của sứ mệnh mà ông nhận được là cao cả và lớn lao hơn hết. Những người hiểu biết được nguyên lý phần linh hồn sẽ biết điều gì có giá trị nhất theo tiêu chuẩn của Nước Thiên Đàng chứ không phải theo tiêu chuẩn của thế gian này. Đức Chúa Trời cũng ban cho chúng ta sứ mệnh rao truyền lời cho cả thế giới với ý muốn rằng các con cái của Ngài hãy nhận lãnh phước lành lớn lao thể ấy.
Đức Chúa Trời toàn năng có năng lực hoàn thành Tin Lành thế giới trong tích tắc, nhưng Ngài đã mở ra cho chúng ta cơ hội được nhận lãnh phước lành. Vì Tin Lành đã được định trước rằng nhất định sẽ hoàn thành, nên các quý vị đừng kiệt sức. Tôi mong rằng các quý vị đều trở thành các con cái trên trời, người giúp việc đảm đương được sứ mệnh Tin Lành mà Đức Chúa Trời đã giao phó để được trở về quê hương trên trời đời đời.