Tôi muốn biết về bối cảnh xảy ra cuộc tranh luận Lễ Vượt Qua tại Công đồng Nicaea và tình huống sau sự kiện.

11,504 lượt xem

Hội Thánh Đông Phương và Hội Thánh Tây Phương

Công đồng Nicaea là hội nghị tôn giáo có quy mô toàn cầu, đã được tổ chức dưới sự chủ đạo của hoàng đế Constantine của La Mã, và những nhà lãnh đạo của Hội Thánh Đông và Tây Phương đã nhóm lại ở Nicaea tại tiểu Á. Nội dung chủ yếu của nhóm họp này là vấn đề định ngày lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua, và về Arius – người phủ nhận Ba Vị Nhất Thể. Trong đó, vấn đề định ngày lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua đã bị đem ra bàn luận kể từ giữa thế kỷ thứ 2; và đã bị chấm dứt bởi sự Lễ Vượt Qua đã bị hủy bỏ hoàn toàn tại Công đồng Nicaea.

Cuộc tranh luận Lễ Vượt Qua đã được bắt đầu trong lúc Hội Thánh Sơ Khai bị chia ra thành Hội Thánh Đông Phương và Hội Thánh Tây Phương, sau khi các sứ đồ đã qua đời. Hội Thánh Đông Phương có trung tâm tại tiểu Á, và Hội Thánh Tây Phương có trung tâm tại La Mã, đã giữ Lễ Vượt Qua, là ngày kỷ niệm sự chết của Đấng Christ, vào ngày khác nhau.

Hội Thánh Đông Phương đã cử hành lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua vào buổi tối ngày 14 tháng 1 Thánh Lịch, và giữ Lễ Phục Sinh vào Chủ nhật đầu tiên sau Lễ Bánh Không Men (ngày 15) theo sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời, nhưng Hội Thánh Tây Phương lại không giữ Lễ Vượt Qua, mà cử hành lễ tiệc thánh vào Lễ Phục Sinh. Lý do hai Hội Thánh giữ lễ tiệc thánh vào ngày khác nhau, là vì Hội Thánh Tây Phương đã nhấn mạnh sự sống lại của Đức Chúa Jêsus, và thay đổi ngày lễ tiệc thánh tùy theo ý riêng của họ. Sự chênh lệch ngày như trên, đã gây ra sự hỗn loạn lớn cho các Cơ Đốc nhân hay đi lại giữa phương Đông và phương Tây. Những thánh đồ nào giữ Lễ Vượt Qua và Lễ Bánh Không Men tại Hội Thánh Đông Phương, rồi đi du lịch sang khu vực La Mã, thì họ không thể không kinh ngạc khi thấy phải đến Lễ Phục Sinh thì Hội Thánh Đông Phương mới cử hành lễ tiệc thánh.

Lẽ Thật của Hội Thánh Sơ Khai

Vào thời đại Cựu Ước đã có một lễ trọng thể; tên là Lễ Trái Đầu Mùa, là ngày mà thầy tế lễ gặt một bó lúa (trái) đầu mùa và dâng tế lễ lên Đức Chúa Trời vào một ngày sau lễ Sabát (tức Chủ nhật) sau Lễ Bánh Không Men, qua ngày Lễ Vượt Qua. Cho đến khi của lễ Lễ Trái Đầu Mùa này được dâng cho Đức Chúa Trời, thì những người dân Ysơraên đã không được ăn trái đầu mùa (Lêvi Ký chương 23).

Lời tiên tri của lễ trọng thể này đã được ứng nghiệm bởi sự Đức Chúa Jêsus phục sinh vào một ngày sau lễ Sabát, sau khi đã cử hành lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua, và hy sinh trên thập tự giá vào hôm sau là Lễ Bánh Không Men (Mác 16:9). Đức Chúa Jêsus đã từ kẻ chết sống lại với tư cách là trái đầu mùa, và làm ứng nghiệm lời tiên tri về trái đầu mùa, là của lễ Lễ Trái Đầu Mùa vào thời đại Cựu Ước (Mathiơ 27:50-53, I Côrinhtô 15:20).

Theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh như thế này, Hội Thánh Sơ Khai đã giữ Lễ Vượt Qua vào buổi tối ngày 14 tháng 1 Thánh Lịch, và giữ Lễ Bánh Không Men vào ngày 15 bằng cách kiêng ăn, rồi giữ Lễ Phục Sinh (Resurrection Day: Ngày sống lại) để kỷ niệm sự phục sinh của Đấng Christ vào một ngày sau lễ Sabát (tức Chủ nhật) sau Lễ Bánh Không Men.

Lẽ Thật bị Biến Đổi

Tại hội nghị Nicaea, người ta đã đưa ra lý do rằng khó khăn khi định ngày lễ trọng thể vào hàng năm theo sự vận hành của Mặt Trăng, và họ đã quyết định giữ Lễ Phục Sinh vào ngày Chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên vào hoặc sau ngày Xuân phân, và cử hành lễ tiệc thánh vào ngày này.

Dầu Hội Thánh Tây Phương đã không giữ Lễ Vượt Qua, nhưng họ lại giữ Lễ Phục Sinh vào Chủ nhật sau Lễ Vượt Qua, cho nên dầu Hội Thánh Đông và Tây Phương đã giữ lễ tiệc thánh vào ngày khác nhau, nhưng họ đều đã lấy ngày Lễ Vượt Qua làm tiêu chuẩn tính ngày Lễ Phục Sinh. Song, sau khi người ta quyết định sẽ tính ngày Lễ Phục Sinh theo tiêu chuẩn là ngày Xuân phân tại Công đồng Nicaea, thì ý nghĩa của Lễ Vượt Qua đã bị biến mất hoàn toàn. Lịch sử Hội Thánh đã chỉ giải thích đơn giản rằng Công đồng Nicaea là hội nghị đã điều chỉnh ngày Lễ Phục Sinh. Tuy nhiên, ẩn phía sau hội nghị, đã có âm mưu hủy bỏ hoàn toàn Lễ Vượt Qua như thế này.

Sự hủy báng của Satan đã không dừng lại tại đây. Hội thánh La Mã, là hội thánh sớm thừa nhận tư tưởng đa thần giáo, đã du nhập ngày lễ của Easter, là nữ thần của mùa xuân, mà Bắc Âu đã giữ vào thời kỳ tương tự với Lễ Phục Sinh; và đã ghép lễ ấy với Lễ Phục Sinh. Cho nên, Lễ Phục Sinh bằng tiếng Anh là “Easter”. Ngày nay, người ta ăn trứng luộc vào Lễ Phục Sinh, điều này cũng bắt nguồn từ phong tục của những người tin vào thần ngoại bang.

Cuộc Tranh Luận Lễ Vượt Qua

Từ khi hội thánh La Mã không giữ Lễ Vượt Qua và cử hành lễ tiệc thánh vào Lễ Phục Sinh, thì vào khoảng năm 155 SCN, giữa Polycap, là quản đốc Hội Thánh Simiệcnơ (Syurna) và Anicetus, là quản đốc, tức là giáo hoàng của hội thánh La Mã, đã xảy ra cuộc tranh luận về vấn đề Lễ Vượt Qua. Polycap đã nói nhấn mạnh rằng Lễ Vượt Qua là lễ đã được truyền lại từ Đức Chúa Jêsus; và Giăng, là môn đồ của Đức Chúa Jêsus, cùng nhiều sứ đồ khác, đã giữ Lễ Vượt Qua vào hàng năm. Song, trong cuộc tranh luận này, họ đã không thể thuyết phục lẫn nhau.

Sau đó, vào năm 197, Victor, là quản đốc hội thánh La Mã đã chủ trương rằng cử hành lễ tiệc thánh vào Lễ Phục Sinh chứ không phải là Lễ Vượt Qua, là “Dominical Rule (Quy tắc của Chúa)”, và gây áp lực tới nhiều hội thánh, bắt theo quy tắc ấy. Vì vậy, các Hội Thánh Tây Phương đã quyết định theo Dominical Rule, song các Hội Thánh Đông Phương, là nền tảng ban đầu của Cơ Đốc giáo từ sớm, đã chống đối lại chủ trương của người ấy thật mạnh mẽ. Đặc biệt, Polycrates, quản đốc hội thánh Êphêsô, đã gửi thư cho Victor, và giải thích bằng luận điệu mạnh mẽ rằng phải giữ Lễ Vượt Qua. Thông qua bức thư mà Polycrates gửi cho Victor vào đương thời ấy, chúng ta có thể dự đoán được tình huống lẽ thật đã bị biến chất dần sau Hội Thánh Sơ Khai.

“Chúng tôi đang giữ lễ trọng thể một cách đúng đắn chân chính. Chúng tôi không thêm hoặc bớt bất cứ điều gì vào đó cả… Tại xứ Asi, thì những nhân vật vĩ đại đang ngủ. Họ sẽ phục sinh vào ngày ấy, là ngày Đức Chúa Jêsus làm cho mọi thánh đồ thức dậy, khi Ngài từ trên trời đến trong sự vinh hiển. Philíp, là một người trong mười hai sứ đồ, và hai con gái đồng trinh của người đang ngủ tại Hierapolis. Một người con gái khác, người cũng đã sống dưới sự cảm hóa của Đức Thánh Linh, đang ngủ ở Êphêsô. Hơn nữa, là người đã dựa vào ngực của Chúa chúng ta, kể cả Giăng – người đeo biển tên thầy tế lễ với tư cách là linh mục, lại là giáo sư và người tử vì đạo, cũng đã được chôn tại Êphêsô. Thraseus cũng là quản đốc và là người tử vì đạo của Eumenia. Những người này đã không làm trái ngược một chút nào, nhưng theo quy tắc của tín ngưỡng, và theo Tin Lành mà giữ Lễ Vượt Qua vào ngày 14. Và dầu tôi, Polycrates chẳng qua chỉ là người không quan trọng nhất giữa các quý vị, nhưng tôi đang theo sự kế thừa của các quản đốc tiền nhiệm của tôi. Đối với tôi, có 7 quản đốc tiền nhiệm, và tôi là quản đốc thứ 8. Các quản đốc tiền nhiệm đã luôn giữ ngày không men của các người dân (người Giuđa). Chính vì thế, tôi là người đã được 65 tuổi trong Chúa, thảo luận với các anh em trên khắp thế giới, và nghiên cứu các sách Kinh Thánh, không bao giờ ngạc nhiên về mọi việc mà các quý vị đang làm nên để đe dọa tôi. Tại vì những người vĩ đại nhiều hơn tôi đã nói rằng “Chúng ta nên vâng phục Đức Chúa Trời hơn là vâng phục loài người.” Sử Hội Thánh của Eusebius, trang 294-295, Tác giả: Eusebius Pamphilus, Dịch: Eom Seong Ok

Khi nhận thư tín này, Victor đã cho rằng mọi Hội Tthánh tại châu Á và các hội thánh lân cận, là những Hội Thánh giữ Lễ Vượt Qua, đều là “phi truyền thống”, và cố đuổi họ. Tuy nhiên, ông đã không đạt được ý định của ông do sự phản đối của nhiều Hội Thánh xung quanh.

Sự thật rằng Hội Thánh Đông Phương đã giữ lấy Lễ Vượt Qua theo sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus và như các sứ đồ đã truyền lại, là chứng cớ cho thấy rằng Lễ Vượt Qua đã không bị xóa bỏ vào thời đại Tân Ước. Lễ Vượt Qua là lễ trọng thể của sự sống mà Đức Chúa Jêsus đã lập ra bởi bánh và rượu nho, để làm ứng nghiệm lời mà Ngài đã phán rằng “Nếu không ăn thịt của Con người, cùng không uống huyết Ngài, thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu.” (Giăng 6:53). Vì thế nên sứ đồ Phaolô đã dặn dò rằng chúng ta phải rao truyền Lễ Vượt Qua giao ước mới cho tới lúc Đấng Christ đến (I Côrinhtô 11:23-25).

Rao truyền lẽ thật của sự sống ra khắp thế giới

Công đồng Nicaea gợi ý cho chúng ta về nhiều mặt. Nhờ sự can thiệp của hoàng đế Constantine, quyền của hội thánh La Mã đã được mạnh mẽ hơn, còn hoàng đế có thể thực hiện quyền hành của ông trong hội thánh. Dầu là bất cứ hội thánh nào, nếu không phục tùng hội thánh La Mã đang được hậu thuẫn bởi quyền lực của hoàng đế, thì sẽ bị định là tà đạo và bị ngược đãi. Do đó, những thánh đồ muốn sống theo lời của Đức Chúa Trời đã phải chạy trốn lên núi, hang động hay sa mạc để giữ Lễ Vượt Qua. Tuy nhiên, như lời được chép rằng “cho tới khi Ðấng Thượng Cổ đã đến, sự xét đoán đã ban cho các thánh của Ðấng Rất Cao và thì giờ đã đến, là khi các thánh được nước làm của mình.” (Đaniên 7:22), lẽ thật của sự sống mà đã từng bị cướp đoạt bởi Satan, đã được hồi phục nhờ sự đến của Đấng Christ Tái Lâm, là Đấng Thượng Cổ.

Chúng ta đã nhận lời hứa của sự sống đời đời thông qua Lễ Vượt Qua giao ước mới mà Đức Chúa Trời đã lập ra. Đức Chúa Trời đã hy sinh thậm chí cho tới khi chết để hồi phục Lễ Vượt Qua, là vì nếu không bởi Lễ Vượt Qua thì không ai có thể nhận lấy sự tha tội và sự cứu rỗi. Chúng ta phải dâng cảm tạ lên ân huệ của Đức Chúa Trời, là Đấng đã tìm lại Lễ Vượt Qua để cứu sống các con cái, là tội nhân; và chúng ta hãy rao truyền về tin tức của sự sống quý báu này một cách mạnh dạn hơn nữa.