Kho báu của sự sống: Biển

10,482 lượt xem

Vào ngày 26 tháng 3 năm 2012, một tin tức được truyền đến rằng James Francis Cameron, đạo diễn phim đã chế tác bộ phim Titanic và Avatar thành công thám hiểm Rãnh đại dương Mariana. Rãnh đại dương Mariana được cho biết là vùng biển sâu nhất trên trái đất và chỗ sâu nhất là 11㎞. Đây là rãnh đại dương sâu hơn rất nhiều so với chiều cao của núi Everest (8.848m so với mực nước biển). Vào thời đại khoa học kỹ thuật tiên tiến để lại dấu vết của nhân loại tới tận vũ trụ, tại sao việc thám hiểm biển rất thân quen với chúng ta đang được chú ý vậy? Biển sâu là hoàn cảnh áp lực nước cao, nhiệt độ nước lạnh và không có một chút sự sáng nên bàn tay của nhân loại khó mà đạt tới. Đạo diễn Cameron lên tầu ngầm “Deepsea Challenger” đã được chế tác có thể chịu đựng áp lực 12㎞ và thám hiểm trong 6 tiếng rồi trở về. Từ sau sự thám hiểm của Jacques Piccard và Don Walsh vào năm 1960, ông đã trở thành người đạt tới nơi sâu nhất trái đất lần thứ ba. Cho đến bây giờ, chỉ 3 người này đã đi nơi sâu trong biển rồi trở về; và sự thật rằng thông tin về địa hình đáy biển được làm sáng tỏ muộn hơn địa hình mặt trước của mặt trăng làm cho chúng ta ngạc nhiên hơn nữa. Không gian có thần bí vô hạn bằng mức vũ trụ, chính là biển.

Nơi sự sống mênh mông

Các học giả hải dương nói rằng biển mà nhân loại thám hiểm cho đến bây giờ chẳng qua chỉ là 5% thôi. Khoảng 71% trái đất được bao phủ bởi biển và diện tích ấy là 361 triệu ㎢. Nếu hợp lại tất cả mọi nước trên trái đất thì là 1,369 tỷ ㎦ nhưng trong đó 97,3% là nước biển. Suy đoán rằng trọng lượng toàn bộ nước biển là 135 triệu tỷ tấn (1.350.000.000.000.000.000 tấn). Biển thật mênh mông và sâu thẳm. Độ sâu bình quân biển là 3.800m, và sâu hơn độ sâu bình quân của lục địa là 840m. Biển là không gian thật sâu thẳm đến mức nếu ném lục địa xuống biển thì toàn bộ mặt đất bị chìm hoàn toàn xuống ở độ sâu 2.440m dưới mặt nước biển. Không quá lời dù nói rằng trái đất là hành tinh của nước, là hành tinh của biển.

Như vậy, rất nhiều sinh vật trong biển rộng rãi, và tính đa dạng của sinh vật trái đất như bây giờ đã khởi đầu từ biển. Loài cá tiêu biểu trong số các sinh vật biển là hơn 30.000 loại và chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong số các động vật xương sống. Và nếu so sánh với động vật có vú thì số lượng của chủng loại ấy lớn gấp 6 lần. Không chỉ như vậy, các sinh vật trong biển rất là đa dạng. Từ các loài giáp xác như tôm, loại ốc, san hô v.v… và sinh vật phù du không dễ nhìn thấy bằng mắt cho đến cá voi xanh là động vật lớn nhất trên trái đất; rất nhiều sinh vật không đếm được đang sống trong biển mênh mông. Và trong biển sâu, các sinh vật biển loại mới vẫn đang được phát hiện và các học giả sinh vật hải dương nói rằng 95% sinh vật trong biển là đối tượng chưa được biết đến, thậm chí còn không có tên.

Thiết bị điều chỉnh nhiệt độ trái đất

Biển không chỉ là nơi ở của các sinh vật rất đa dạng mà còn là sự tồn tại đáng biết ơn vì tạo ra hoàn cảnh cho rất nhiều sinh vật ở lục địa có thể sống. Biển là một thiết bị điều chỉnh nhiệt độ khổng lồ đối với trái đất. Từ 90 độ âm đến 70 độ dương, lục địa có sự biến đổi nhiệt độ rất khắc nghiệt.

Ngược lại, biển có sự biến đổi ít hơn nhiều từ 2 độ âm đến 30 độ dương. Nhiệt độ biển không dễ biến đổi soi với vật chất khác vì đã được cấu thành bằng nước có nhiệt dung riêng1. Nhiệt lượng cần thiết để tăng nước 1 độ lên là 3000 lần nhiệt lượng cần thiết để tăng không khí mà khối lượng như nhau một độ. Cho nên biển có thể duy trì nhiệt độ cố định so với vùng đất và có thể lưu trữ nhiệt năng trong nước biển. Biển phân chia nhiệt vùng xích đạo một cách đều đặn cho các khu vực trái đất thông qua hệ tuần hoàn lớn, là hải lưu. Nhiệt năng đã nhận từ mặt trời được chuyển động theo dòng hải lưu thể như băng chuyền. Vì biển làm cho nhiệt di chuyển thông qua nhiệt dung riêng lớn của nước nên khí hậu của trái đất có thể được ổn định.

1. Nhiệt dung riêng: Nhiệt lượng cần phải cung cấp cho một đơn vị đo lường chất để nhiệt độ của nó tăng lên 1℃.

Chúng ta hãy giả định rằng lượng nước tồn tại trên trái đất là ít nên diện tích của biển là nhỏ. Biển sẽ không nối liền thành một và hải lưu không thể đi qua lại. Nếu như thế này thì sự vận chuyển nhiệt năng sẽ không được thực hiện hoạt bát như hiện tại và chúng ta sẽ khổ sở vì khí hậu khắc nghiệt. Khi dò xem sự thật thế này, thì biển không phải là nước xanh dập dồn đơn thuần mà là điều cơ bản của sự sống làm cho sinh vật có thể sống và hít thở trên trái đất.

Biển đầy chất vô cơ

Nếu nếm nước biển thì thấy mặn và đắng khác với nước ngọt. Nước biển là chất lỏng rất phức tạp mà có rất nhiều chất vô cơ hòa tan như muối. Muối hòa tan trong nước biển toàn thể trái đất là hơn 5 triệu tỷ tấn (50.000.000.000.000.000 tấn), nên biển được gọi là kho chất vô cơ lớn nhất trên trái đất. Từ rất lâu, các sinh vật biển đã sử dụng một cách hiệu quả chất vô cơ trong biển mà nhân loại đã không biết về giá trị đó. Trước khi phát hiện ra Vanadi2 trong huyết của hải sâm và dứa biển, nhân loại thậm chí đã không biết Vanadi được bao gồm trong nước biển. Trong tôm hùm và vẹm xanh, Coban3 được phát hiện; còn động vật nhuyễn thể thì sử dụng Niken4. Các sinh vật biển chiết xuất và sử dụng các chất vô cơ mới mẻ trong nước biển trước cả nhân loại. Ngược lại, nhân loại chỉ thành công một cách giới hạn trong việc chiết xuất một chút chất vô cơ trong nước biển thôi. Kỹ thuật của nhân loại chỉ là mức độ sơ cấp so với các sinh vật trong biển.

  • 2. Vanadi: Số nguyên tử 23, kim loại màu trắng xám, cứng nhưng có tính mềm dẻo. Thép được thêm vào chất Vanadi, được sử dụng để làm nguyên liệu cho công cụ cao tốc và động cơ phản lực v.v… Trong một số động thực vật có Vanadi, nhưng vẫn chưa làm sáng rõ được về vai trò đó.
  • 3. Coban: Số nguyên tử 27, nguyên tố màu trắng bạc, cứng và có từ tính mạnh. Được sử dụng khi chế tạo nam châm hoặc hợp kim cường độ cao.
  • 4. Niken: Số nguyên tử 28, nguyên tố kim loại chuyển tiếp, nhằm trong nhóm sắt từ. Được sử dụng khi làm thép không rỉ và cũng được sử dụng để làm hợp kim, tiền xu và pin v.v…

Biển tiếp nhận làm sạch tất cả mọi sự dơ dáy.

Dù tiếp nhận tất cả mọi thứ ra từ lục địa nhưng không thối rữa. Bởi vì biển cứ chảy không ngừng giống như câu tục ngữ “Nước chảy không thối rữa.” Nước chảy là trạng thái có nhiều ôxy hơn nước tù đọng. Như thế thì các vật chất ô nhiễm trong biển được ôxi hóa bởi ôxy, hoặc các sinh vật trong biển bao gồm các vi sinh vật làm phân giải các vật chất ô nhiễm bằng cách sử dụng ôxy. Và vùng đất ẩm bờ biển – thiết bị làm sạch, đóng vai trò duy trì trạng thái biển. Các phân tử kín mít trong vùng đất ẩm bờ biển giống như là một loại bộ lọc cho nước đi qua và lọc lấy chất bẩn, nên làm sạch biển. Không chỉ như vậy, các vi sinh vật sống ở vùng đất ẩm bờ biển ăn vật hữu cơ đã được lọc lấy. Năng lực phân giải vật chất ô nhiễm của vi sinh vật trong vùng đất ẩm bờ biển 1㎢ bằng mức độ năng lực xử lý của một khu xử lý nước thải. Thật đáng khen ngợi rằng rừng rậm Amazon là “lá phổi của trái đất”, còn vùng đất ẩm là “quả thận của trái đất”.

Sau cuộc Cách mạng Công nghiệp, nhiên liệu hóa thạch được sử dụng nhiều nên nồng độ cacbon điôxít trong bầu khí quyển tăng lên một cách chóng vánh. Cacbon điôxít là khí gas nhà kính làm tăng nhiệt độ của trái đất. Biển đóng vai trò nhận và lưu trữ cacbon điôxít mà được coi là thủ phạm chính của hiệu ứng nhà kính. Cacbon điôxít trong bầu khí quyển tan trong nước biển lạnh và được lưu trữ trong nước biển sâu, hoặc bị hấp thụ bởi tính quang hợp của sinh vật phù du có tính thực vật. Sinh vật phù du có tính thực vật trong biển ăn cacbon điôxít, thải ra ôxy và sản xuất khoảng 70% ôxy trong bầu khí quyển. Đây là số lượng nhiều hơn rất nhiều so với số lượng ôxy được sản xuất bởi rừng rậm Amazon được gọi là lá phổi của trái đất. Bởi tính quang hợp của sinh vật phù du có tính thực vật, nồng độ cacbon điôxít trong biển được giảm đi, còn nồng độ ôxy thì được tăng lên. Từ khoảng năm 1800 cho đến bây giờ, cacbon điôxít đã phát sinh do sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong vòng khoảng 200 năm là 224 tỷ tấn. 118 tỷ tấn, tức là một nửa trong đó, thấm vào nước biển và đảm đương vai trò hạn chế sự gia tăng nồng độ cacbon điôxít trong bầu khí quyển.

Như thế này, biển không chỉ là nơi ở của các sinh vật rất đa dạng mà còn là sự tồn tại đáng biết ơn vì tạo ra hoàn cảnh cho rất nhiều sinh vật trên trái đất có thể sống. Hơn nữa, trái đất có thiết bị độc đáo lọc lấy duy chỉ nước sạch từ trong nước biển mặn và cung cấp cho lục địa. Nước biển nhận năng lượng mặt trời và bốc hơi 425.000 ㎦ trong một năm, mà hơi nước bốc lên trở thành đám mây và rơi xuống trên đất thành mưa. Nước ngọt mà chúng ta đang sử dụng ra từ biển. Biển không ngừng làm ra và cung cấp nước và ôxy quan trọng nhất đối với sinh vật.

Trái đất là hành tinh duy nhất có nước biển trong hệ mặt trời, và là nơi duy nhất đầy sức sống mà sinh vật có thể sinh sống. Rất nhiều nghiên cứu đang được tiến hành nhưng chưa phát hiện ra hành tinh thích hợp để sinh vật có thể sinh sống như trái đất. Bức ảnh trái đất nổi tiếng nhất mà tiếp viên của Apollo 17 đã chụp vào năm 1972, “Blue Marble” là biệt hiệu được gán cho trái đất, vì trái đất trông như thể viên bi xanh nhờ biển ôm ấp mặt ngoài trái đất. Biển ôm ấp trái đất là vận may rất lớn mà nhân loại nắm lấy. Kể cả sự rằng chất dịch của rất nhiều sinh vật bao gồm cả con người giống như sự cấu thành hóa học của nước biển cũng không phải là ngẫu nhiên đâu. Tuy nhiên điều mà chúng ta biết về biển chẳng qua chỉ là một phần của tảng băng mà thôi.

Giải thích ảnh, Bức ảnh trái đất mà tiếp viên của Apollo 17 đã chụp, “Blue Marble” Xuất xứ hình ảnh: NASA / Wikimedia commons

Biển có hoàn cảnh ổn định, là nơi có khả năng cao đóng vai trò tử cung làm ra đời sinh vật đầu tiên trên trái đất. Và trong thời gian dài, trở thành kho báu của sự sống cho trái đất. Biển sẵn lòng ôm lấy tàu chìm là một đống sắt vụn lạnh, và làm thay đổi thành tổ ấm của các sinh vật trong biển. Biển giống như mẹ ôm ấp tất cả mọi thứ và thổi sức sống. Biển luôn ban sự ưu đãi vô hạn cho nhân loại và vui lòng ban cho một góc tấm lòng.

“Hỡi Ðức Giêhôva, công việc Ngài nhiều biết bao! Ngài đã làm hết thảy cách khôn ngoan; Trái đất đầy dẫy tài sản Ngài. Còn biển lớn và rộng mọi bề nầy! Ở đó sanh động vô số loài vật nhỏ và lớn. Tại đó tàu thuyền đi qua lại, Cũng có Lêviathan mà Chúa đã nắn nên đặng giỡn chơi nơi đó.” Thi Thiên 104:24-26

Tài liệu tham khảo
“Biển bao bọc chúng ta” (Rachel Carson)
“Du lịch biển tuyệt vời” (Yoon Gyeong Cheol)
“Xin nhờ trái đất” (Park Dong Gon)