Thánh Đồ Chiến Thắng Cám Dỗ

9,836 lượt xem

Nhìn vào lịch sử đồng vắng thì chúng ta có thể phát hiện ra sự khôn ngoan để chiến thắng cám dỗ ở trong đó. Người dân Ysơraên đã từng sống ở xứ Êdíptô trong suốt khoảng 430 năm, phải chịu rất nhiều gian khổ, rồi nhờ ân điển của Đức Chúa Trời, họ đã được giải phóng, và được bước đi vào xứ Canaan đượm sữa và mật. Với tư cách là người dân được lựa chọn của Đức Chúa Trời, họ đã giữ Lễ Vượt Qua, và đã được nhận mười điều răn, là lời giao ước, cùng rất nhiều luật lệ, điều lệ và phép đạo từ Đức Chúa Trời. Tuy họ là người dân được lựa chọn đã được nhận giao ước của Đức Chúa Trời, nhưng hầu hết họ đã không đạt được đến xứ Canaan và đều bị hủy diệt trên đồng vắng. Lý do ấy là bởi họ đã không chiến thắng được cám dỗ.

Chúng ta ngày nay cũng là người dân của giao ước đã được tiên tri sẵn trong Kinh Thánh và là con cái của lời hứa. Lẽ thật được ban cho chúng ta không có một chút thiếu thốn gì, cũng không có chút gì đáng để nghi ngờ, song vấn đề là sự cám dỗ mà bản thân mình không thể nào khắc phục nổi. Vì bị cám dỗ mà bị phiền muộn, và bị rơi vào con đường mà đáng lẽ ra mình không nên đi. Nghĩ tới điểm này thì hết thảy chúng ta cần phải trở thành thánh đồ chiến thắng cám dỗ.

Đừng sa vào chước cám dỗ

Là người dân của Đức Chúa Trời thì chúng ta phải có sự khôn ngoan có thể chiến thắng được cám dỗ. Kinh Thánh chứa đựng sự khôn ngoan để được cứu, nên chúng ta hãy học hỏi từng một sự khôn ngoan trong Kinh Thánh.

“Hãy thức canh và cầu nguyện, kẻo các ngươi sa vào chước cám dỗ…” Mathiơ 26:41

Vào đêm Lễ Vượt Qua, trên vườn Ghếtsêmanê, Đức Chúa Jêsus đã gắng sức cầu nguyện suốt đêm, bởi khổ nạn mà Ngài sẽ phải chịu vào ngày hôm sau. Khi ấy, hết thảy các môn đồ đều đang ngủ. Vì thế, Đức Chúa Jêsus đã đánh thức các môn đồ và ban cho các môn đồ lời giáo huấn rằng hãy luôn cầu nguyện để không sa vào chước cám dỗ, và Ngài đã đích thân cho thấy tấm gương có thể chiến thắng cám dỗ bởi cầu nguyện.

Kể cả trong lời cầu nguyện mà Đức Chúa Jêsus dạy dỗ cho, cũng có nội dung cầu xin cho không bị cám dỗ.

“Vậy các ngươi hãy cầu như vầy: Lạy Cha chúng tôi ở trên trời… Xin chớ để chúng tôi bị cám dỗ, mà cứu chúng tôi khỏi điều ác!…” Mathiơ 6:9-13

Bởi sự cám dỗ mà có người bị vấp ngã giữa đường đồng vắng đức tin, và cũng có người bị rớt lại dù đã đến ngay trước ngưỡng cửa của vương quốc trên trời. Kể cả trong lịch sử 40 năm đồng vắng của những người dân Ysơraên trong quá khứ cũng đã có rất nhiều sự cám dỗ. Giống như ngày nào cũng ban cho mana, Đức Chúa Trời đã có thể ban cho hết thảy người dân Ysơraên những điều mà họ cần thiết, nhiều bao nhiêu cũng được. Thế nhưng, vì họ đã không tin trọn vẹn và trông cậy vào Đức Chúa Trời toàn năng, nên hết thảy đã lằm bằm Đức Chúa Trời bởi cớ này cớ nọ rằng “Chúng tôi khát nước!”, “Chúng tôi không có đồ ăn!”, “Chúng tôi không có thịt để ăn!” và mắc vào sự cám dỗ. Bởi lòng ham muốn của bản thân không được lấp đầy, mà họ đã rơi vào cám dỗ, thờ lạy hình tượng, gian dâm, lằm bằm và bất bình, thử Đức Chúa Trời, và rồi cuối cùng đã bị hủy diệt trên đồng vắng.

Những sự việc thể này đã được ghi chép như là lời cảnh báo cho chúng ta, là những người ở gần cuối cùng các đời (I Côrinhtô 10:1-11). Chúng ta hãy tìm trong Kinh Thánh nhiều lời dạy dỗ mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta như là giáo huấn thực tế để không bị rơi vào cám dỗ.

Sađơrắc, Mêsác, Abết Nêgô chiến thắng cám dỗ về thờ lạy hình tượng

Trước tiên, chúng ta hãy cùng học hỏi đức tin của các tổ tiên đã thắng lợi giữa sự cám dỗ khiến thờ lạy hình tượng.

“Bấy giờ, vua Nêbucátnếtsa cả giận, biến sắc mặt nghịch cùng Sađơrắc, Mêsác và Abết Nêgô; và cất tiếng truyền đốt lò lửa nóng gấp bảy lần hơn lúc bình thường đã đốt… Còn ba người, Sađơrắc, Mêsác, Abết Nêgô, vẫn bị trói mà rơi vào giữa lò lửa hực. Bấy giờ, vua Nêbucátnếtsa lấy làm lạ… Vua lại nói: Nầy, ta thấy bốn người không có bị trói, bước đi giữa lửa mà chẳng bị thương; và hình dung của người thứ tư giống như một con trai của các thần. Đoạn, vua Nêbucátnếtsa đến gần cửa lò lửa hực, cất tiếng nói rằng: Hỡi Sađơrắc, Mêsác và Abết Nêgô, là tôi tớ của Đức Chúa Trời Rất Cao, hãy ra và lại đây! Sađơrắc, Mêsác và Abết Nêgô bèn từ giữa đám lửa mà ra. Các quan trấn thủ, lãnh binh, các người cai trị và các nghị viên của vua đều nhóm lại, thấy lửa không có quyền làm hại thân thể ba người ấy được, cũng chẳng có một sợi tóc nào trên đầu họ bị sém; áo xống họ chẳng bị si sứt chút nào, và mùi lửa cũng chẳng qua trên họ. Vua Nêbucátnếtsa lại cất tiếng nói rằng: Đáng ngợi khen Đức Chúa Trời của Sađơrắc, Mêsác và Abết Nêgô! Ngài đã sai thiên sứ Ngài và giải cứu các tôi tớ Ngài nhờ cậy Ngài, họ đã trái mạng vua, và liều bỏ thân thể mình, hầu để không hầu việc và không thờ phượng thần nào khác ngoài Đức Chúa Trời mình.” Đaniên 3:19-28

Vua Nêbucátnếtsa đã làm một pho tượng rất lớn, đặt ở đồng bằng Đura, cho nhóm lại hết thảy những người quản lý, rồi ra lệnh cho họ thờ lạy hình tượng. Hết thảy những người khác đều đã quỳ lạy, nhưng Sađơrắc, Mêsác và Abết Nêgô đã lựa chọn vâng theo lời của Đức Chúa Trời, hơn là vâng mệnh vua. Dù có mệnh lệnh của vua đi nữa, nhưng Đức Chúa Trời chí thánh, là Đấng còn cao hơn cả vua, là Đấng chủ quản kể cả sự đầu tiên lẫn sự cuối cùng của sự sống, đã phán lệnh rằng chớ thờ lạy hình tượng, nên họ đã từ chối mà rằng tuyệt đối không thờ lạy pho tượng mà vua đã làm nên.

Thế rồi vua cả giận và biến sắc mặt. Vua đã ban ân huệ đặc biệt cho những người Giuđa đã bị bắt đi làm phu tù sang Babylôn và ban cho họ quan chức, thế mà những người này đã làm trái lệnh vua, nên vua đã nổi giận như lửa đốt, và giáng xuống mệnh lệnh nghiêm khắc rằng quăng họ vào lò lửa đốt nóng gấp bảy lần hơn lúc bình thường đã đốt.

Dù nỗi sợ hãi và nguy cơ sự chết đã ập đến nhưng Sađơrắc, Mêsác và Abết Nêgô đã hoàn toàn không để ý đến điều đó. Họ đã giữ gìn vững chắc đức tin trong khi nói rằng Đức Chúa Trời sẽ cứu vớt họ kể cả trong ngọn lửa, và dù Đức Chúa Trời không làm như vậy đi chăng nữa thì bản thân họ cũng không thể quỳ lạy hình tượng được. Đức Chúa Trời đã gìn giữ những người chiến thắng cám dỗ kể cả trong lò lửa. Ngạc nhiên trước sự này, vua Nêbucátnếtsa đã dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời bởi lời rằng “Hãy ngợi khen Đức Chúa Trời của Sađơrắc, Mêsác và Abết Nêgô.” Và vua cũng đã ban chiếu chỉ khắp nước Babylôn rằng hễ có người nói xấu đến Đức Chúa Trời, thì sẽ bị phân thây, nhà nó sẽ phải thành ra đống phân (Đaniên 3:29-30).

Sau khi chiến thắng cám dỗ thì sẽ được ban cho phước lành của Đức Chúa Trời như thế này. Đức Chúa Trời dạy dỗ chúng ta sự khôn ngoan để đạt tới sự cứu rỗi thông qua công việc của các tổ tiên đức tin.

Họ đã giữ vững đức tin kể cả trong hiện trường sự cám dỗ mà tính mạng bị nguy kịch, thế mà dù mới gặp một chút tình huống khó khăn mà chúng ta lại khuất phục trước sự ấy thì có được chăng? Khi chúng ta bước đi con đường đức tin ngay thẳng, và đang ở trong hiện trường đức tin chiến thắng cám dỗ thì hết thảy mọi người trên thế gian đều sẽ ngợi khen Đức Chúa Trời của chúng ta giống như vua Nêbucátnếtsa.

Giôsép chiến thắng cám dỗ về sự hành dâm

Chủng loại của sự cám dỗ cũng rất đa dạng. Không chỉ việc khiến cho thờ lạy hình tượng, mà còn có rất nhiều loại cám dỗ hòng ngăn chặn con đường đi vào Nước Thiên Đàng bằng cách cản trở đức tin đến gần Đức Chúa Trời và khiến cho chúng ta khuất phục ma quỉ Satan. Chúng ta luôn phải thắng lợi trong các loại cám dỗ thể này.

“Vả, Giôsép bị đem qua xứ Êdíptô, thì Phôtipha, người bản xứ, làm quan thị vệ của Pharaôn, mua chàng nơi tay dân Íchmaên đã dẫn đến. Giôsép ở trong nhà chủ mình, là người Êdíptô, được Đức Giêhôva phù hộ, nên thạnh lợi luôn. Chủ thấy Đức Giêhôva phù hộ chàng và xui cho mọi việc chi chàng lãnh làm nơi tay đều được thạnh vượng… Người giao hết của cải mình cho Giôsép coi sóc, chẳng lo đến việc nào nữa, trừ ra các phần vật thực của mình ăn mà thôi. Vả, Giôsép hình dung đẹp đẽ, mặt mày tốt tươi. Sau các việc nầy, vợ chủ đưa mắt cùng Giôsép, mà nói rằng: Hãy lại nằm cùng ta. Chàng từ chối và đáp rằng:… chủ cũng không cấm chi tôi, trừ ra một mình ngươi, vì là vợ của chủ tôi. Thế nào tôi dám làm điều đại ác dường ấy, mà phạm tội cùng Đức Chúa Trời sao? Thường ngày người dỗ dành mặc dầu, thì Giôsép chẳng khứng nghe lời dụ dỗ nằm cùng hay là ở cùng người chút nào. Một ngày kia, Giôsép vào nhà đặng làm công việc; vả, chẳng có người nhà nào ở đó, thì người bèn nắm áo chàng mà rằng: Hãy nằm cùng ta! Nhưng chàng liền tuột áo để lại trong tay người mà chạy trốn ra ngoài. Khi người thấy áo còn lại nơi tay mình, và chàng đã chạy trốn ra ngoài như vậy, bèn gọi người nhà mà nói rằng: Bay coi! Họ khéo đem vào nhà một thằng Hêbơrơ để chọc ghẹo ta. Nó lại gần toan nằm cùng ta, nhưng ta la lớn lên. Vừa khi nó nghe ta cất tiếng la, thì tuột áo lại bên ta, chạy trốn ra ngoài…” Sáng Thế Ký 39:1-23

Giôsép, con trai thứ mười một của Giacốp, bị bán làm đầy tớ cho nhà Phôtipha. Giôsép đã không dự phần vào sự tà dâm của bà chủ mà đã từ chối sự ấy, nên đã phải chịu hình phạt tù ngục oan ức. Song, Đức Chúa Trời đã nhìn trông tấm lòng công bình của Giôsép, và luôn ở cùng với người, nên sau này Giôsép được lên tới tận chức vị quan cai trị trên cả Êdíptô.

Người chiến thắng cám dỗ được nhận phước lành như thế này. Chúng ta không được quên mất về sự rằng Đức Chúa Trời ban xuống phước lành và cứu vớt những người tin kính và chân thật ra khỏi cơn cám dỗ. Dù trong quá trình ấy dường như phải chịu kể cả sự uất ức, lại cũng có khi ở trong tình huống dường như bị ruồng bỏ bởi Đức Chúa Trời, nhưng cuối cùng lại được ban cho kết quả phước lành.

Yếu tố quan trọng nhất khiến cho chúng ta không thể nhẫn nhịn cho đến cuối cùng trong đức tin chính là sự cám dỗ. Nếu bị sa vào chước cám dỗ, thì cho dù Sađơrắc, Mêsác và Abết Nêgô có là người Giuđa đi chăng nữa thì có làm gì được đây, và dù họ là người dân được lựa chọn của Đức Chúa Trời đi chăng nữa, thì có làm được gì đây? Nếu như họ khuất phục trước hình tượng thì cuối cùng họ đánh mất hết thảy kể cả tư cách người Giuđa, kể cả tư cách người dân của Đức Chúa Trời, chẳng phải vậy sao?

Giả sử Giôsép cũng đã không chiến thắng nổi cám dỗ của bà chủ, mà lại bị sa vào cám dỗ ấy, thì ông đã bị đóng dấu ấn là kẻ độc ác đời đời mãi mãi. Nhưng ông đã sống cuộc đời tin kính luôn làm theo lời dạy dỗ của Đức Chúa Trời nên dù ông bị chịu uất ức một chốc một lát và bị giam vào nhà tù, nhưng Đức Chúa Trời đã chuyển biến ngược lại sự việc, hầu cho Giôsép trở thành người có quyền lực chỉ đứng sau vua Pharaôn của Êdíptô mà cai trị cả Êdíptô. Trong cuộc đời đầy giông tố mà ông đã trải qua, có mưu lược cùng sự quan phòng của Đức Chúa Trời. Bị các anh trai ghét bỏ, bị bán sang Êdíptô, phải chịu nhiều khổ nạn và cám dỗ, nhưng sau khi chiến thắng, Giôsép đã được làm quan cai trị cả Êdíptô, và nhờ đó mà khi năm mất mùa đến trên đất Canaan, gia đình Giacốp đã di cư sang Êdíptô và tránh được những năm mất mùa dài đằng đẵng. Đức Chúa Trời đã sắm sẵn hết thảy như thế này.

Đức Chúa Jêsus chiến thắng cám dỗ về thập tự giá

Khi sự cám dỗ và mê hoặc nào đó đến trước mặt chúng ta, thì chúng ta luôn phải có năng lực phân biệt giống như Giôsép, cũng phải có năng lực phân biệt giống như Sađơrắc, Mêsác và Abết Nêgô, biết phân biệt đúng đắn xem điều nào là chính đáng, và đâu là con đường đúng đắn trong mắt nhìn của Đức Chúa Trời. Dù quá trình ấy có đau đớn và khó khăn đến thế nào đi chăng nữa, thì chúng ta cũng không nên lẩn tránh đau đớn mà thỏa hiệp với con đường không công bình. Dù có một chút đau đớn, nhưng chúng ta phải bước đi trên con đường chính đạo theo y như điều lệ, luật lệ và phép đạo mà Đức Chúa Trời đã định sẵn.

Khi kết thúc cuộc đời Tin Lành, Đức Chúa Jêsus đã chiến thắng và thắng lợi cám dỗ lớn nhất.

“Thế thì, vì chúng ta được nhiều người chứng kiến vây lấy như đám mây rất lớn, chúng ta cũng nên quăng hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương ta, lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta, nhìn xem Đức Chúa Jêsus, là cội rễ và cuối cùng của đức tin, tức là Đấng vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục, và hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời. Vậy, anh em hãy nghĩ đến Đấng đã chịu sự đối nghịch của kẻ tội lỗi dường ấy, hầu cho khỏi bị mỏi mệt sờn lòng.” Hêbơrơ 12:1-3

Thập tự giá cũng là một sự cám dỗ đi đôi với đau đớn tột cùng. Nhìn trông sự việc Đức Chúa Jêsus đã cầu nguyện khẩn thiết rằng “Nếu có thể được thì xin cho chén này lìa khỏi Con” thì chúng ta có thể đoán được một phần nào rằng nỗi đau đớn ấy thật lớn và khủng khiếp đến bao nhiêu.

Đức Chúa Jêsus đã thắng lợi trong sự cám dỗ về thập tự giá, và được nhận vinh hiển được ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời. Dù Ngài đã biết rằng sự sỉ nhục, sự khinh bỉ, sự nhục mạ đang chờ đợi ở ngay phía trước, nhưng Ngài đã không trốn tránh sự ấy, mà đã bước đi trên con đường khổ nạn trở nên của lễ của đại lễ tha tội, hy sinh thay cho tội lỗi của chúng ta, nhờ đó làm hoàn thành lịch sử cứu rỗi vinh hiển.

Kể cả chúng ta cũng trải qua sự cám dỗ trong khi đi quãng đường đồng vắng của đức tin. Gặp phải cám dỗ thì sẽ đau khổ và đớn đau. Sự cám dỗ về thập tự giá mà Đức Chúa Jêsus trải qua cũng đau đớn, sự cám dỗ dành cho Giôsép cũng đau đớn, và lại sự cám dỗ dành cho Sađơrắc, Mêsác và Abết Nêgô cũng đau đớn. Song, khi nhẫn nhịn sự đau đớn và làm theo con đường chính đạo mà Đức Chúa Trời đã dạy dỗ cho thì ở đằng sau ấy, hết thảy đều có sự phước lành lớn lao đang đợi chờ. Chúng ta không nên vì cớ có sự cám dỗ mà gắng sức trốn tránh cám dỗ, nhưng mong rằng chúng ta luôn chiến thắng được sự cám dỗ, trong khi suy nghĩ rằng “Đức Chúa Trời đang có ý muốn nào trong sự này đây?”

Phước cho người bị cám dỗ

Không chỉ riêng lịch sử 40 năm đồng vắng, mà kể cả cho tới tận ngày nay, rất nhiều cám dỗ đã ập đến với các thánh đồ. Thông qua Kinh Thánh, Đức Chúa Trời dạy dỗ chúng ta cách làm thế nào để chiến thắng cám dỗ ấy, và khi chiến thắng rồi thì được nhận phước lành thể nào.

“Phước cho người bị cám dỗ; vì lúc đã chịu nổi sự thử thách rồi, thì sẽ lãnh mão triều thiên của sự sống mà Đức Chúa Trời đã hứa cho kẻ kính mến Ngài.” Giacơ 1:12

Khi nhẫn nhịn và chiến thắng cám dỗ thì có thể được nhận mão triều thiên của sự sống. Phước lành và sự vinh hiển mà Đức Chúa Trời sắm sẵn đều được ban hết thảy cho chúng ta.

Khi gặp phải sự cám dỗ, chúng ta đừng vùi đầu vào duy chỉ sự cám dỗ đang ở trước mặt, mà phải suy nghĩ tới ý muốn của Đức Chúa Trời và phải làm theo lời dạy dỗ và mệnh lệnh của Đức Chúa Trời. Cho nên Kinh Thánh làm thức tỉnh chúng ta rằng phước cho người chịu cám dỗ, và người đã chịu nổi sự thử thách rồi, thì sẽ được ban cho mão triều thiên của sự sống.

“Thì Chúa biết cứu chữa những người tin kính khỏi cơn cám dỗ, và hành phạt kẻ không công bình, cầm chúng nó lại để chờ ngày phán xét, nhất là những kẻ theo lòng tư dục ô uế mình mà ham mê sự sung sướng xác thịt, khinh dể quyền phép rất cao…” II Phierơ 2:9-12

Để có thể nhận được sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời trong sự cám dỗ, thì chúng ta phải sinh hoạt đức tin trong sự tin kính. Đức Chúa Trời cứu chữa những người tin kính khỏi cơn cám dỗ, nhưng Ngài bỏ mặc và hành phạt kẻ không công bình.

Mặc dù người dân Ysơraên là dân được lựa chọn của Đức Chúa Trời, nhưng phần nhiều trong vòng họ đã bị hủy diệt trong sinh hoạt 40 năm đồng vắng, lý do ấy là bởi họ đã không chiến thắng nổi cám dỗ. Dù chúng ta ở trong lẽ thật giao ước mới, tin vào Đức Chúa Trời, và được ở trong vị trí vinh hiển là người dân mà Đức Chúa Trời lựa chọn, con cái sót lại của Người Đàn Bà đi chăng nữa, nhưng nếu chúng ta lại bị sa vào cám dỗ mà bỏ đi hết thảy mọi phước lành của bản thân giống như Êsau, thì có ý nghĩa gì đây? Sự khiến cho có tấm lòng giống như Êsau chính là sự cám dỗ. Bị sa vào cám dỗ thì sẽ coi quyền trưởng nam là thứ chẳng đáng giá gì, coi như vô giá trị đối với phước lành thầy tế lễ nhà vua trên vương quốc trên trời và thậm chí kể cả đối với giao ước của Đức Chúa Trời nữa, dẫn đến làm tan tành như mây khói lời hứa với Đức Chúa Trời trong một sớm một chiều. Đây là phần chúng ta phải cảnh giác. Vì thế, Đức Chúa Jêsus đã luôn nhấn mạnh cho các môn đồ ngụ trong lẽ thật rằng “Hãy thức canh kẻo các ngươi sa vào chước cám dỗ.”, “Hãy cầu nguyện kẻo các ngươi sa vào chước cám dỗ.” và cũng phán rằng người nào bền lòng cho đến cuối cùng sẽ được cứu rỗi.

Mong hết thảy chúng ta đều sinh hoạt sao cho xứng đáng với ý muốn của Đức Chúa Trời bằng việc làm chí thánh và tin kính theo lời dạy dỗ của Đấng Christ. Mong chúng ta không quên mất sự rằng chúng ta đang ngụ trong phước lành của Đức Chúa Trời và hãy dâng nhiều vinh hiển và cảm tạ lên Đức Chúa Trời. Và mong chúng ta tuyệt đối không bị sa vào chước cám dỗ, nhưng chứa đựng lời của Đức Chúa Trời nhiều hơn nữa trong tấm lòng để trở thành các thánh đồ chiến thắng cám dỗ, trở thành các con cái dâng niềm vui lớn lao lên Đức Chúa Trời Cha Mẹ bằng cách giữ vững phước lành Nước Thiên Đàng cho đến cuối cùng.