Những Người Làm Việc Vì Vinh Hiển của Đức Chúa Trời

9,248 lượt xem

Suốt thời gian vừa qua, các thánh đồ Siôn chúng ta đã siêng năng chạy trên con đường đức tin. Tôi nghĩ rằng năm mới 2009 đầy hy vọng này là thời điểm chúng ta phải có được sự thấu hiểu và quyết tâm mới. Chúng ta đang giữ tốt các điều răn của Đức Chúa Trời như ngày Sabát, Lễ Vượt Qua, 3 kỳ 7 lễ trọng thể của giao ước mới v.v… Song, tôi tin rằng giờ chúng ta cũng cần phải để tâm hơn nữa tới kể cả tư thế và thái độ kính sợ Đức Chúa Trời, với tư cách là Cơ đốc nhân.

Hãy nhanh chóng thấu hiểu ý muốn mà Đức Chúa Trời mong từ chúng ta, và chuyển thành thực tiễn. Khi Đức Chúa Trời phán “Hãy hoà thuận với nhau!” thì hãy hoà thuận. Khi Ngài phán “Hãy quý anh em chị em như bản thân mình!” thì cũng hãy biết vì nhau. Khi Ngài phán rằng “Hãy chia sẻ thứ tốt cho các anh em giống như Ápraham được nhận phước lành tốt hơn khi nhường cho người cháu là Lót cái tốt đẹp!” thì chúng ta cũng phải biết nhường nhịn và quan tâm lẫn nhau. Khi chúng ta thấu hiểu lời phán của Đức Chúa Trời như thế này, và thực tiễn trọn vẹn theo như lời ấy, thì Tin Lành sẽ có thể được truyền bá ra khắp thế gian.

Chúng ta hãy cùng học lời dạy dỗ Kinh Thánh về tư thế đức tin dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời trong tất thảy mọi sự.

Bất cứ sự chi, hãy làm vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời

Đức mục đầu tiên của các người dân tin vào Đức Chúa Trời là sự dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời. Trong các công việc làm vì vinh hiển của Đức Chúa Trời khi nghĩ tới vương quốc của Đức Chúa Trời, dù là việc nhỏ, hay dù là việc lớn, thì đều chứa niềm vui và sự hài lòng.

“Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm.” I Côrinhtô 10:31

Ở trong Siôn, đô thành của lẽ thật, dù chúng ta ăn, dù uống, dù đối thoại, dù truyền đạo, dù dâng thờ phượng, thì cũng phải làm tất thảy những điều này vì vinh hiển của Đức Chúa Trời. Và không chỉ vì vinh hiển của Đức Chúa Trời mà “làm bất cứ sự chi”, mà chúng ta cũng phải biết dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời “trong bất cứ hoàn cảnh nào”.

Thật là dễ dàng để dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời vào giây phút hạnh phúc và vui sướng. Song, dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời kể cả phàm sự gì trong đời sống thường nhật cũng là điều đương nhiên. Hơn nữa, có thể nói rằng dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời dù gặp phải bất cứ nỗi buồn và nghịch cảnh nào, thật sự chính là tư thế vốn có của thánh đồ tin vào Đức Chúa Trời.

Một lần, siêu động đất xảy ra ở Pakistan khiến rất nhiều người chết, bị thương và nhiều người đi tị nạn. Khi nhà báo phỏng vấn những người đang đập đất mà khóc lóc thống thiết vì bị mất người nhà, thì phát hiện ra một điều kỳ lạ là tất thảy họ đều đồng thanh mà rằng đó là ý muốn của thần, chứ họ không hề lằm bằm oán trách thần mà mình tin vào cả.

Kể cả những người tôn giáo khác còn kêu la rằng tất thảy mọi sự đều là ý muốn của thần, thế thì chúng ta, những người hầu việc Đức Chúa Trời Chân Thật, là Đấng dựng nên trời đất muôn vật và chủ quản vũ trụ, càng phải nghĩ tới ý muốn của Đức Chúa Trời hơn nữa trong tất thảy mọi sự, và dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời. Dù trong khi sống đời này, chúng ta gặp phải đau đớn hoặc buồn rầu lớn nhỏ, buồn phiền hoặc khốn khổ chăng nữa, nhưng lại luôn dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời, thì nhất định Đức Chúa Trời sẽ ban tương lai phước lành cho chúng ta.

Ngay kể cả việc ở trong hoàn cảnh khó khăn và nhọc nhằn hơn những người khác cũng là phước lành, chẳng phải vậy sao? Vì không làm được, lại thiếu thốn và yếu đuối nên cần thiết Đức Chúa Trời hơn nữa, và có thể sốt sắng cầu khẩn hơn nữa sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời trong mỗi sự việc. Hãy tin vào sự thật rằng tất thảy mọi việc đều sẽ được hoàn thành trong ý muốn của Đức Chúa Trời và dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời.

Lịch sử đã qua là bài học cho chúng ta

Có một lần Đức Chúa Jêsus đã chữa lành cho mười người bị bệnh phung, nhưng chỉ duy nhất một người trở lại, dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời. Lúc đó Đức Chúa Jêsus đã rất lấy làm tiếc bởi những người không dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời (Luca 17:11-19).

Như vậy, dù được nhận cùng một ân điển như nhau, song có người dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời, lại có người trầm lặng một cách hà tiện. Tôi mong rằng tất thảy chúng ta đều trở thành con cái Siôn biết dâng vinh hiển và cảm tạ lên Đức Chúa Trời, biết thỏa mãn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào dù là trong việc lớn hay việc nhỏ, giống như người tìm đến và dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời dù trong khi tất thảy đều quên mất ân điển của Ngài.

Dù là đấng tiên tri Môise chăng nữa, nhưng khi Môise không bày tỏ trọn vẹn vinh hiển của Đức Chúa Trời mà lại thể hiện ra vinh hiển của mình dù chỉ là một chút, thì Đức Chúa Trời đã không hài lòng với điều đó. Xem lịch sử thời đại đồng vắng, chúng ta có thể thấy cảnh Môise làm nước văng ra từ tảng đá dựa vào năng lực của Đức Chúa Trời, song ông lại biểu hiện như thể chính bản thân mình đã làm điều đó. Dù đó là lời Môise buột ra khỏi miệng do khó chịu bởi các người dân cứ gây khó dễ và lằm bằm với ông, nhưng bởi lời ấy, rốt cục, Môise đã không được đi vào Canaan mà đã bị chết ngay trước xứ Canaan (So sánh: Dân Số Ký 20:2-13, 27:14, Phục Truyền Luật Lệ Ký 32:48-52, 34:1-8).

“Vả, mọi sự đã chép từ xưa đều để dạy dỗ chúng ta, hầu cho bởi sự nhịn nhục và sự yên ủi của Kinh thánh dạy mà chúng ta được sự trông cậy. Xin Đức Chúa Trời hay nhịn nhục và yên ủi ban cho anh em được đồng lòng ở với nhau theo Đức Chúa Jêsus Christ; để anh em lấy một lòng một miệng mà ngợi khen Đức Chúa Trời, là Cha của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta. Vậy thì, anh em hãy tiếp lấy nhau, cũng như Đấng Christ đã tiếp anh em, để Đức Chúa Trời được vinh hiển.” Rôma 15:4-7

Khi nhìn xem những lịch sử như thế này, chúng ta phải ghi khắc sâu sắc trong lòng bài học sống của lịch sử rằng “Phải luôn dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời!”, để có thể được đi vào Nước Thiên Đàng, là xứ Canaan trên trời mà Đức Chúa Trời hứa ban cho chúng ta, một cách đầy đủ dư dật.

Xưa kia, vua Nêbucátnếtsa cũng đã kiêu ngạo mà rằng chính mình đã dựng nên Babylôn lớn bởi quyền thế và năng lực của mình, nên Đức Chúa Trời đã ban cho ông ta lòng của thú đồng thay vì lòng của loài người. Bị mất ngôi vua, phải ở với thú đồng và sinh hoạt giống như thú đồng trong vòng 7 năm, rồi ông mới thấu hiểu muộn mằn sự thật rằng tất thảy công việc đều phụ thuộc vào Đức Chúa Trời, và dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời. Phải đến lúc ấy ông mới hồi phục lại được ngôi vua và trí khôn của mình (Tham khảo: Đaniên chương 4).

Nếu nghĩ rằng công việc cứu rỗi quảng đại của Đức Chúa Trời được trải bày ra dựa vào sức lực của loài người thì sẽ không thể dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời được, đôi khi lại dễ rơi vào cảm giác xấu hổ, cũng dễ trở nên kiêu căng và ngạo mạn. Vua Saulơ cũng đã tưởng rằng mình thống trị Ysơraên bởi năng lực của mình, song Đức Chúa Trời đã dẫn dắt lịch sử bằng bất cứ cách nào khác thông qua Đavít, hoặc thông qua Salômôn, là hậu thế của Đavít, thay thế cho Saulơ.

Không phải do ai đó làm giỏi giang mà con đường vinh hiển của Tin Lành được mở ra đâu. Tất thảy công việc này đều được hoàn thành bởi năng lực của Đức Chúa Trời, và trong những thứ mà chúng ta có, không có bất cứ một thứ nào là không được nhận từ Đức Chúa Trời cả.

Lấy thân thể mình, là đền thờ, mà làm sáng danh Đức Chúa Trời

Đức Chúa Trời điều hành thế giới và điều hành vũ trụ. Đức Chúa Trời có thể một mình hoàn thành tất thảy mọi việc, cũng có thể sử dụng bất cứ ai tùy theo ý muốn của Ngài. Song ý muốn của Đức Chúa Trời lựa chọn chúng ta trong số 6 tỉ dân số là gì. Hãy tìm hiểu lời đáp này thông qua Kinh Thánh.

“Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ngự trong anh em, là Đấng mà anh em đã nhận bởi Đức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao? Vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời.” I Côrinhtô 6:19-20

Sở dĩ Đức Chúa Trời đã mua chúng ta bởi huyết báu của Ngài là để dưỡng dục chúng ta thành tồn tại dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời đặng dẫn dắt chúng ta đi vào vương quốc của Đức Chúa Trời. trên trái đất này có thật nhiều những lời lằm bằm, bất bình, bất mãn, song trên vương quốc của Đức Chúa Trời, không có ai nói những lời như vậy cả. Dù gặp phải hoàn cảnh trái ngược với ý muốn của mình thì cũng tạ ơn Đức Chúa Trời và duy chỉ cẩu khẩn cho ý muốn của Đức Chúa Trời được hoàn thành, nơi người như vậy đi vào chính là Nước Thiên Đàng.

Vì đã trở thành tồn tại được trả giá cao rồi, nên tôi mong tất thảy các con cái Siôn đều luôn dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời. Sở dĩ lịch sử Thánh Linh ngày Lễ Ngũ Tuần được triển khai mạnh mẽ bởi Hội Thánh Sơ Khai cũng là vì các thánh đồ đã vâng phục lời dạy dỗ rằng “Hãy luôn dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời!”.

“… Bởi chưng mọi điều đó xảy đến vì cớ anh em, hầu cho ân điển rải ra cách dư dật, khiến sự tạ ơn nơi nhiều người hơn cũng dư dật, mà thêm vinh hiển cho Đức Chúa Trời… Vì sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng ta sanh cho chúng ta sự vinh hiển cao trọng đời đời, vô lượng vô biên, bởi chúng ta chẳng chăm sự thấy được, nhưng chăm sự không thấy được; vì những sự thấy được chỉ là tạm thời, mà sự không thấy được là đời đời không cùng vậy.” II Côrinhtô 4:14-18

Hoạn nạn hiện tại trở thành hột giống, trở thành phân bón để đạt được sự vinh hiển cao trọng đời đời mà chúng ta sắp được nhận. Khi đối mặt với khó khăn, người ta thường quên hẳn ân điển mà Đức Chúa Trời đã ban cho suốt thời gian qua, và không dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời. Song, các con cái Siôn phải biết học cách kính sợ Đức Chúa Trời một cách đúng đắn, giống như Gióp là người đã dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời dù ở trong bất cứ hoạn nạn nào, mà rằng “Đức Giêhôva đã ban cho, Đức Giêhôva lại cất đi; đáng ngợi khen danh Đức Giêhôva!” (Gióp 1:21). Hoạn nạn và khổ nạn mà chúng ta gặp phải chẳng qua chỉ là một quá trình tạm thời để chúng ta đi vào vinh hiển vương quốc của Đức Chúa Trời thôi. Đức Chúa Trời đang mong chúng ta, là các con cái của Ngài, chịu đựng tốt khổ nạn ngắn ngủi trong quãng thời gian nhân sinh một chốc một lát này, để được hưởng vinh hiển đời đời.

Sự khác biệt của những người chịu tai nạn và những người được cứu rỗi

Chúng ta là đền thờ của Đức Thánh Linh, là nơi Đức Chúa Trời ngụ. Chúng ta phải trở thành đền thờ luôn tiếp rước Đức Chúa Trời và dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời, chứ không nên trở thành đền thờ từ chối và đối nghịch với Đức Chúa Trời, là Đấng Chủ Nhân. Khi rời xa Đức Chúa Trời thì sẽ sinh ra lòng lằm bằm và bất bình, cũng sinh lòng kiêu ngạo tưởng rằng tất thảy mọi công việc được hoàn thành bởi bản thân mình, chứ không phải bởi Đức Chúa Trời.

“Hãy nghe và lắng tai, đừng kiêu ngạo, vì Đức Giêhôva đã phán. Hãy dâng vinh quang cho Giêhôva Đức Chúa Trời các ngươi, trước khi Ngài chưa khiến sự tối tăm đến, trước khi chân các ngươi chưa vấp trên những hòn núi mù mịt. Bấy giờ các ngươi đợi ánh sáng, nhưng Ngài sẽ đổi nó ra bóng sự chết, hoá nên bóng tối mờ. Nếu các ngươi chẳng nghe, linh hồn ta sẽ khóc thầm về sự kiêu ngạo các ngươi. Thật, mắt ta sẽ khóc nhiều, giọt lụy tuôn rơi, vì bầy của Đức Giêhôva bị bắt đi.” Giêrêmi 13:15-17

Luôn dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời phải trở thành thói quen của chúng ta, và phải trở thành cuộc sống thường nhật của chúng ta. Khi ấp ủ tấm lòng dại dột rằng “Nếu không có ta thì chẳng việc gì được thành cả.”, “Ta đã làm.” thì Thần Linh của Đức Chúa Trời tuyệt đối không thể ở cùng trong chúng ta được.

Không dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời thì sẽ phát sinh tất thảy những việc gian ác, những việc mà chúng ta không hề mong muốn. Đức Chúa Trời đang làm hoàn thành tất thảy mọi lời hứa trong Kinh Thánh mà không hề chậm trễ, song nếu giờ phát sinh kết quả thiếu sót gì đó, thì đừng kiếm tìm nguyên nhân ấy từ Đức Chúa Trời, mà phải soi kỹ lại bản thân chính mình.

“Vị thiên sứ thứ tư trút bát mình trên mặt trời, thì mặt trời được quyền lấy lửa làm sém loài người. Loài người bị lửa rất nóng làm sém, chúng nó nói phạm đến danh Đức Chúa Trời, là Đấng có quyền trên các tai nạn ấy, và chúng nó cũng không ăn năn để dâng vinh hiển cho Ngài.” Khải Huyền 16:8-9

Những người không dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời bị đặt trong vị trí không thể tránh khỏi tai nạn. Kể cả trong giây phút bị chịu tai nạn cũng phải ăn năn hối cải tội lỗi bản thân và dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời, thế mà chúng cứ nói phạm đến vinh hiển của Đức Chúa Trời cho đến tận giây phút cuối cùng, nên phải bị hủy diệt. Ngược lại, chúng ta hãy cùng xác minh hình ảnh các con cái được nhận phước lành từ Đức Chúa Trời, thông qua sự mặc thị của cùng một người, là Giăng.

“Sự đó đoạn, tôi nghe ở trên trời như có tiếng lớn của lũ đông lắm rằng: Alêlugia! Sự cứu chuộc, vinh hiển, quyền phép đều thuộc về Đức Chúa Trời chúng ta… Hai mươi bốn trưởng lão cùng bốn con sinh vật bèn mọp xuống thờ lạy Đức Chúa Trời, là Đấng ngồi trên ngôi, mà rằng: Amen, Alêlugia!… Đoạn, tôi lại nghe có tiếng như một đám đông vô số người, khác nào tiếng nước lớn hoặc như tiếng sấm dữ, mà rằng: Alêlugia! Vì Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta, là Đấng Toàn năng, đã cầm quyền cai trị. Chúng ta hãy hớn hở vui mừng, tôn vinh Ngài; vì lễ cưới Chiên Con đã tới, và vợ Ngài đã sửa soạn, đã cho người được mặc áo sáng láng tinh sạch bằng vải gai mịn… Thiên sứ phán cùng tôi rằng: Hãy chép: Phước thay cho những kẻ được mời đến dự tiệc cưới Chiên Con!… Tôi bèn gieo mình xuống dưới chân người mà thờ lạy; song người phán rằng: Hãy giữ lấy, đừng làm vậy; ta là bạn tôi tớ với ngươi và với anh em ngươi là người cùng giữ lời chứng của Đức Chúa Jêsus. Ngươi hãy thờ lạy Đức Chúa Trời. Vì sự làm chứng cho Đức Chúa Jêsus là đại ý của lời tiên tri.” Khải Huyền 19:1-10

Thông qua đoạn này, chúng ta có thể đủ hiểu rằng những người được ở trong thế giới trên trời đời đời mà chúng ta sắp đi vào có tinh thần đức tin như thế nào. Các linh vật trên trời và những người đến dự tiệc cưới của Chiên Con, thảy đều đang dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời. Hơn nữa, thiên sứ cho Giăng trông thấy sự mặc thị, cũng đã dạy dỗ rằng “Hãy thờ lạy Đức Chúa Trời!”. Đây chính là lời dạy dỗ ở thế giới trên trời.

Các thiên sứ đã nắm bắt trước những điều này, thế thì liệu quyền thế của “thầy tế lễ nhà vua” (I Phierơ 2:9) có thể cai quản các thiên sứ ấy, có thể được ban cho người coi nhẹ lời của Đức Chúa Trời, và không biết dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời không? Hãy nghĩ xem hình ảnh của mình hôm nay sắp mang lại kết quả như thế nào, và phàm sự gì cũng luôn cảm tạ, phải dâng vinh hiển cùng tán dương lên Đức Chúa Trời mãi mãi đời đời.

Chúng ta là người bày tỏ ra vinh hiển của Đức Chúa Trời

Chúng ta đang mở ra cuộc vận động cứu rỗi toàn thế giới. Chúng ta đừng yên lặng ngồi nhìn cho đến khi Đức Chúa Trời hoàn thành tất thảy, mà hãy suy nghĩ xem giờ mình phải làm thế nào để hòa nhịp với ý muốn của Đức Chúa Trời, và phải nỗ lực hơn nữa trong việc bày tỏ ra vinh hiển của Đức Chúa Trời. Có người thông qua truyền đạo, có người thông qua việc làm thiện lành, lại có người thực tiễn lời dạy dỗ của Đức Chúa Trời trong cuộc sống, dù là nội dung nhỏ, đặng bày tỏ ra vinh hiển của Đức Chúa Trời. Khi sốt sắng bày tỏ ra vinh hiển của Đức Chúa Trời như vậy thì tất thảy mọi công việc của Tin Lành sẽ được hoàn thành.

Kể cả trong lời tiên tri của các đấng tiên tri, chúng ta cũng được miêu tả là nhóm người dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời.

“Còn dân ngươi, hết thảy sẽ là công bình. Họ sẽ hưởng được xứ nầy đời đời; ấy là nhánh ta đã trồng, việc tay ta làm, để ta được vinh hiển. Kẻ rất nhỏ trong vòng họ sẽ nên một ngàn, còn kẻ rất hèn yếu sẽ trở nên một dân mạnh. Ta, Đức Giêhôva, sẽ nôn nả làm điều ấy trong kỳ nó!” Êsai 60:21-22

Siôn vốn nhỏ và hèn yếu được trở nên một dân mạnh khi chúng ta bày tỏ ra vinh hiển của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy tiếp nhận ý muốn của Đức Chúa Trời, là Đấng không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn hối cải. Và để cứu rỗi thế giới thì chúng ta, những người được gọi trước, phải luôn bày tỏ ra vinh hiển của Đức Chúa Trời.

Trong giáo huấn của Mẹ cũng có lời dạy rằng “Khi dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời thì sự vinh hiển ấy được trở lại và thuộc về mình.” Mỗi khi dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời thì phước lành không trông thấy được tích lũy trong kho phần linh hồn của chúng ta. Tuy nhiên, nếu lằm bằm thì phước lành ấy sẽ trở thành bọt nước trong một sớm một chiều, nên tôi mong các con cái Siôn đều tích lũy phước lành bằng cách ngày ngày dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời.

Khi muôn dân thế giới đổ dồn đến Siôn theo lời tiên tri, thì họ sẽ học hỏi chính hình ảnh của những người nhà đi trước, là những người đang thực hiện phép đạo của giao ước mới. Toàn bộ lời ăn tiếng nói và hành động của chúng ta sẽ trở thành tấm gương đức tin của các người nhà sắp trở về. Tuy nhiên, nếu chỉ toàn những người lằm bằm dù gặp phải chuyện nhỏ, chứ nói gì đến việc dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời tuyệt đối sẽ không ban trái cho nơi ấy. Giống như cha mẹ muốn cho con cái mình tránh xa bạn bè hư hỏng, và cho kết bạn với người có điểm để học hỏi, Đức Chúa Trời cũng giao phó những linh hồn quý hơn thiên hạ cho những nơi ân huệ có nhiều điểm để học hỏi.

“Thần của Chúa Giêhôva ngự trên ta; vì Đức Giêhôva đã xức dầu cho ta, đặng giảng tin lành cho kẻ khiêm nhường. Ngài đã sai ta đến… đặng rao năm ban ơn của Đức Giêhôva, và ngày báo thù của Đức Chúa Trời chúng ta; đặng yên ủi mọi kẻ buồn rầu; đặng ban mão hoa cho kẻ buồn rầu ở Siôn thay vì tro bụi, ban dầu vui mừng thay vì tang chế, ban áo ngợi khen thay vì lòng nặng nề; hầu cho những kẻ ấy được xưng là cây của sự công bình, là cây Đức Giêhôva đã trồng để được vinh hiển.” Êsai 61:1-3

Chúng ta là những nhân vật của lời tiên tri mà sẽ bày tỏ ra vinh hiển của Đức Chúa Trời. Tư thế dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời phải trở thành nền tảng đức tin của chúng ta. Khi có được tư thế đức tin như vậy thì Đức Chúa Trời sẽ giúp chúng ta mau chóng tìm kiếm được các anh em chị em bị lạc mất, và Siôn sẽ càng ngày càng được đầy dẫy dư dật bởi trái tốt phần linh hồn. Mong tất thảy chúng ta đều trở thành những người đứng đầu hoàn thành công cuộc cứu rỗi thế giới một cách nhanh chóng bằng việc dâng cảm tạ lên Đức Chúa Trời trong mọi sự, và trở thành ‘các thầy tế lễ nhà vua’ dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời đời đời mãi mãi trên Nước Thiên Đàng vĩnh cửu.