Nếu yêu mến ai đó thì đương nhiên biểu hiện tình yêu thương ấy với đối phương. Thế mà trong khi biểu hiện tình yêu thương, nếu không nắm bắt được tấm lòng của đối phương, mà lại biểu hiện bằng phương pháp duy chỉ bản thân mình thích trong khi đối phương không vui mừng mà thậm chí còn ghét thì đây không phải là tình yêu thương chân chính.
Thế thì chúng ta phải biểu hiện tình yêu thương hướng tới Đức Chúa Trời bằng phương pháp thể nào? Nếu làm theo suy nghĩ hoặc phương thức của cá nhân thì cũng không phải là thật sự yêu mến Đức Chúa Trời. Ngài đã phán rằng các từng trời cao hơn đất bao nhiêu thì ý tưởng của Đức Chúa Trời cao hơn ý tưởng của chúng ta cũng bấy nhiêu (Êsai 55:9), nên chúng ta phải biểu hiện tình yêu thương hướng tới Đức Chúa Trời theo phương thức của Đức Chúa Trời được ghi chép trong Kinh Thánh.
Đức Chúa Trời đã phán lời rằng “Nếu các ngươi yêu mến Ta, thì giữ gìn các điều răn Ta.” Hãy dò xem sự yêu mến Đức Chúa Trời và điều răn của Đức Chúa Trời có mối quan hệ tương quan thể nào, và hãy tìm hiểu nguyên lý của Đức Chúa Trời được chứa đựng trong điều răn của Đức Chúa Trời.
2000 năm trước, Đức Chúa Trời nhập thể vừa mở ra cho nhân loại con đường của sự sống đời đời và sự cứu rỗi, vừa bảo cho biết kể cả phương pháp yêu mến Đức Chúa Trời.
“Nếu các ngươi yêu mến ta, thì giữ gìn các điều răn ta… Ai có các điều răn của ta và vâng giữ lấy, ấy là kẻ yêu mến ta; người nào yêu mến ta sẽ được Cha ta yêu lại, ta cũng sẽ yêu người, và tỏ cho người biết ta.” Giăng 14:15-21
Xét lời phán này thì có thể biết được rằng sự giữ gìn điều răn của Đức Chúa Trời chính là biểu hiện của tình yêu thương phần linh hồn hướng tới Đức Chúa Trời. Nếu là người tín ngưỡng yêu mến điều răn thì phải quý trọng và giữ gìn điều răn mà Đức Chúa Trời đã quy định và phán rằng hãy giữ gìn.
Sứ đồ Giăng đã nhìn thấy thông qua sự mặc thị hình ảnh các thánh đồ thời đại cuối cùng giữ gìn điều răn của Đức Chúa Trời.
“Ðây tỏ ra sự nhịn nhục của các thánh đồ: Chúng giữ điều răn của Ðức Chúa Trời và giữ lòng tin Ðức Chúa Jêsus.” Khải Huyền 14:12
“Con rồng (ma quỉ) giận người đàn bà, bèn đi tranh chiến cùng con cái khác của người, là những kẻ vẫn giữ các điều răn của Ðức Chúa Trời và lời chứng của Ðức Chúa Jêsus. Con rồng đứng trên bãi cát của biển.” Khải Huyền 12:17-18
Kể cả nhóm người đứng về phía Đức Chúa Trời, là nhóm người mà ma quỉ muốn chống đối, cũng là những người giữ điều răn của Đức Chúa Trời. Những người giữ điều răn của Đức Chúa Trời là các thánh đồ yêu mến Đức Chúa Trời, thì chẳng phải những người không giữ điều răn của Đức Chúa Trời đang làm lộ ra bởi hành động về sự thật rằng họ không yêu mến Đức Chúa Trời hay sao?
Đức Chúa Jêsus đã trách mắng nghiêm khắc những người dù không giữ điều răn của Đức Chúa Trời nhưng lại tự phụ rằng yêu mến Đức Chúa Jêsus.
“… như có chép rằng: Dân nầy lấy môi miếng tôn kính ta, Nhưng lòng chúng nó cách xa ta lắm. Sự chúng nó thờ lạy ta là vô ích, Vì chúng nó dạy theo những điều răn mà chỉ bởi người ta đặt ra. Các ngươi bỏ điều răn của Ðức Chúa Trời, mà giữ lời truyền khẩu của loài người! Ngài cũng phán cùng họ rằng: Các ngươi bỏ hẳn điều răn của Ðức Chúa Trời, đặng giữ theo lời truyền khẩu của mình.” Mác 7:6-9
Giữ điều răn của Đức Chúa Trời là hành động xuất phát từ đức tin tôn trọng lời của Đức Chúa Trời và tình yêu hướng tới Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, rất nhiều người không có đức tin và tình yêu thương thể ấy nên mới dễ dàng bỏ điều răn của Đức Chúa Trời để giữ chặt điều răn của loài người. Dù những người thể ấy kêu lớn tiếng bằng môi miệng rằng yêu mến Đức Chúa Trời đến đâu chăng nữa thì Đức Chúa Trời – Đấng nhìn trọng tâm cũng không công nhận cho.
Đối với họ, Đức Chúa Trời đã che khuất sự khôn ngoan phần linh hồn, là điều vốn hầu cho nhận thức được lẽ thật.
“… Vì dân nầy chỉ lấy miệng tới gần ta, lấy môi miếng tôn ta, mà lòng chúng nó thì cách xa ta lắm; sự chúng nó kính sợ ta chẳng qua là điều răn của loài người, bởi loài người dạy cho; vì cớ đó, ta sẽ cứ làm việc lạ lùng giữa dân nầy, sự lạ rất lạ đến nỗi sự khôn ngoan của người khôn ngoan sẽ ra hư không, sự thông sáng của người thông sáng sẽ bị giấu.” Êsai 29:13-14
Xét về phần xác thịt thì trên thế gian có rất nhiều người khôn ngoan và có học thức. Tuy nhiên, đối với họ là những người nhận sự dạy dỗ bởi điều răn của loài người thì Đức Chúa Trời đã che khuất sự khôn ngoan, là điều vốn làm cho hiểu được lời của Đức Chúa Trời. Bởi vậy đang xảy ra các hiện tượng lạ lùng là rất nhiều nhà thần học được cho là khôn ngoan dù nghiên cứu Kinh Thánh đến đâu chăng nữa nhưng cũng không nhận thức được luật lệ của Đức Chúa Trời.
“Chim hạc giữa khoảng không tự biết các mùa đã định cho nó; chim cu, chim yến, chim nhạn giữ kỳ dời chỗ ở. Nhưng dân ta chẳng biết luật pháp của Ðức Giêhôva! Sao các ngươi nói được rằng: Chúng ta là khôn sáng, có luật pháp Ðức Giêhôva ở với chúng ta?… Những kẻ khôn sáng bị xấu hổ, sợ hãi, và bị bắt. Chúng nó đã bỏ lời của Ðức Giêhôva; thì sự khôn ngoan nó là thể nào?” Giêrêmi 8:7-9
Thậm chí loài chim di cư là sinh vật nhỏ bé cũng đi đi về về theo thời kỳ đã định của nó, thế mà những người được cho là người dân của Đức Chúa Trời lại không biết luật lệ mà Đức Chúa Trời đã quy định.
Những người nhận sự dạy dỗ bởi điều răn của loài người bị che khuất sự khôn ngoan thông sáng, nên không nhìn biết thậm chí nội dung được ghi chép một cách rõ ràng trong Kinh Thánh, và chủ trương trái ngược. Bởi vậy trở nên tình cảnh đáng tiếc nuối dù nhìn xem Kinh Thánh cũng tuyệt đối không nhận thức được sự quan phòng cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
Kinh Thánh tiên tri kể cả kết cục bất hạnh của những người bỏ lời của Đức Chúa Trời.
“… Dân nầy là bội nghịch, là con cái nói dối, con cái không muốn nghe luật pháp Ðức Giêhôva… nói với kẻ tiên tri rằng: Ðừng nói tiên tri về lẽ thật! Hãy nói cho chúng tôi những điều vui thú, hãy lấy những sự huyễn hoặc bảo chúng tôi! Hãy lìa khỏi đường (chánh đạo, Bản dịch 2011), bỏ khỏi lối, cất Ðấng Thánh của Ysơraên khỏi mặt chúng tôi! Vậy nên… Ngài sẽ đập bể nó như cái bình thợ gốm bị bể ra, bể ra từng miếng, chẳng tiếc gì…” Êsai 30:8-14
2700 năm trước, thông qua đấng tiên tri Êsai, Đức Chúa Trời đã cho thấy trước sẵn rằng những người tự xưng rằng tin vào Đức Chúa Trời sẽ làm công việc trái nghịch và chống đối điều răn của Đức Chúa Trời được ghi chép trong Kinh Thánh. Giống như lời ở trên, những người không muốn nghe luật pháp của Đức Chúa Trời thì ngược lại bàn tán về tình yêu thương của Đức Chúa Trời bởi những lời vui thú và cũng kêu gào về hòa bình.
Tuy nhiên, chúng ta có thể xác minh trong sách Giêrêmi về sự thật rằng kết cục của những người thích sự huyễn hoặc, lìa bỏ chánh đạo, tức là bỏ điều răn của Đức Chúa Trời, chỉ là sự hủy diệt mà thôi.
“… Tôi bèn nói: Ðó thật là kẻ nghèo hèn, ngu muội, vì không biết đường lối của Ðức Giêhôva, luật pháp của Ðức Chúa Trời mình… Vậy nên sư tử trong rừng sẽ giết họ đi, muông sói nơi sa mạc diệt họ đi, beo đương rình ngoài thành họ, hễ ai ra khỏi đó, sẽ bị cắn xé! Vì tội lỗi của họ rất nhiều, sự bội nghịch của họ càng thêm.” Giêrêmi 5:2-6
Đức Chúa Trời hầu cho chúng ta giữ điều răn của Đức Chúa Trời là để dẫn dắt vào con đường của sự cứu rỗi, con đường Nước Thiên Đàng vĩnh cửu. Mong các người nhà Siôn nhận thức được tình yêu thương của Đức Chúa Trời được chứa đựng trong lời phán rằng “Hãy giữ!” và đi theo cho đến cuối cùng con đường ấy dù Đức Chúa Trời dẫn dắt đi bất cứ đâu, nhờ đó hết thảy đều được đi vào Nước Thiên Đàng.
Chúng ta yêu mến Đức Chúa Trời nên đang tuân thủ điều răn của Đức Chúa Trời. Giữ điều răn của Đức Chúa Trời là biểu hiện của tình yêu thương chính xác hơn nói trăm lần, nghìn lần rằng yêu mến Đức Chúa Trời.
Điều răn của Đức Chúa Trời đóng vai trò làm kết nối mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời với loài người. Thông qua giao ước mới, Đức Chúa Trời làm Đức Chúa Trời của chúng ta, còn chúng ta làm người dân của Đức Chúa Trời (Giêrêmi 31:33). Trong kể cả ghi chép Kinh Thánh liên quan đến nghi thức rửa chân, có thể xác minh được về sự thật rằng nếu không giữ điều răn của Đức Chúa Trời thì mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời với loài người bị cắt đứt.
“Nên đứng dậy khỏi bàn, cởi áo ra, lấy khăn vấn ngang lưng mình. Kế đó, Ngài đổ nước vào chậu, và rửa chân cho môn đồ, lại lấy khăn mình đã vấn mà lau chân cho. Vậy, Ngài đến cùng Simôn Phierơ… Phierơ thưa rằng: Chúa sẽ chẳng rửa chân tôi bao giờ! Ðức Chúa Jêsus đáp rằng: Nếu ta không rửa cho ngươi, ngươi chẳng có phần chi với ta hết. Simôn Phierơ thưa rằng: Lạy Chúa, chẳng những rửa chân mà thôi, lại cũng rửa tay và đầu nữa!…” Giăng 13:4-10
Đức Chúa Jêsus vừa tiến hành nghi thức rửa chân vào Lễ Vượt Qua vừa phán rằng nếu không làm điều này thì không có phần chi với Đức Chúa Jêsus. Phierơ suy nghĩ rằng việc thầy rửa chân cho môn đồ không phải là đạo lý, nên đã định từ chối điều này, nhưng ý muốn của Đức Chúa Jêsus không là như vậy. Nhìn bề ngoài thì trông như là một nghi thức nhỏ, nhưng ở giữa đó có chứa đựng vấn đề trọng đại quyết định xem có phần chi hay không có phần chi với Đức Chúa Trời.
Chúng ta không thể không thật lòng cảm tạ Đức Chúa Trời – Đấng kêu gọi chúng ta vào trong Siôn giữ các lễ trọng thể và hầu cho nhận thức được mọi điều răn của Đức Chúa Trời. Nếu đã giữ gìn y nguyên điều răn của loài người thì cho đến giờ chúng ta đã là người không có phần chi với Đức Chúa Trời.
Người không có phần chi với Đức Chúa Trời dù kêu gào rằng “Lạy Chúa, lạy Chúa!” chăng nữa thì há được cứu rỗi chăng? Tín ngưỡng không có phần chi với Đức Chúa Trời thì không liên quan đến sự cứu rỗi. Duy chỉ người làm theo ý muốn của Cha thì mới có thể đi vào Nước Thiên Đàng (Mathiơ 7:21).
Dù là những thứ mà người ta coi là nhỏ bé và tầm thường chăng nữa, nhưng những thứ mà Đức Chúa Trời đã sáng tạo và quy định đều có chứa đựng vẻ đẹp và sự thần bí vô hạn ở bên trong đó. Thông qua câu chuyện sau đây, hãy thử suy nghĩ một lần về tầm quan trọng của điều răn mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta.
Một nhà thực vật học nọ đã hái một hoa cỏ nhỏ nở trên núi và quan sát bằng kính hiển vi. Thế rồi thật đáng ngạc nhiên là ở bên trong đó đang trải bày ra quang cảnh tràn ngập bởi sự hài hòa thần bí và sâu nhiệm của Đức Chúa Trời. Rơi vào trạng thái mê ly, nhà thực vật học vừa nhìn vào kính hiển vi suốt cả ngày, vừa liên tiếp cảm thán rằng “Trời ơi, có thể thế này sao?”
Đúng lúc đó, mục đồng dẫn bầy chiên về, trông thấy hình ảnh ấy thì tò mò hỏi rằng đang siêng năng nhìn thứ gì đến thế. Nhà thực vật học gọi mục đồng và cho nhìn vào kính hiển vi.
Trông thấy quang cảnh trải bày ra trước mắt, mục đồng cũng không thể rời mắt được. Đã coi đó chỉ là một hoa cỏ nhỏ bé tồi tàn và bình phàm, thế mà hình dạng tinh tế của lá hoa được lộ ra trong kính hiển vi đã là một kiệt tác trong số các kiệt tác mà không một họa sĩ nào trên thế gian có thể vẽ ra nổi.
Say sưa trước vẻ đẹp ấy, trong đôi mắt của mục đồng liên tiếp nhìn vào kính hiển vi, đã đong đầy nước mắt lúc nào không hay.
“Nếu đã biết rằng đó là hoa đẹp đẽ đến thế này thì tôi đã không đối xử tùy tiện đến như thế… Tôi đã không đối xử nhẫn tâm đến như thế…”
Dù luôn nhìn cho đến giờ mà đã chỉ coi là cỏ dại mọc ở nơi hoang dã và đã vô thức giẫm chân lên, thế mà không ngờ rằng bông hoa ấy lại là sự tồn tại đẹp đẽ đến thế này. Mục đồng vừa thổn thức vừa khóc than cay đắng thật lòng về sự vô trí của bản thân đã giẫm đạp vì không nhận ra sự đẹp đẽ ấy.
Khi thoạt nhìn bông hoa có vẻ ngoài rất đơn thuần, nhưng thông qua máy móc khoa học được gọi là kính hiển vi thì thấy trong đó chứa đựng vẻ đẹp của vũ trụ không thể diễn tả thành lời. Giống như hoa cỏ có sự đẹp đẽ thể ấy bị giẫm đạp bởi những người không nhận biết, kể cả điều răn của Đức Chúa Trời chứa đựng sự quan phòng sâu nhiệm của Đức Chúa Trời cũng bị làm ngơ và chống đối bởi những người không nhận biết.
Điều răn mà Đức Chúa Trời ban cho thì dù trông nhỏ nhặt đến đâu chăng nữa nhưng hết thảy đều có liên quan đến sự cứu rỗi của chúng ta và có chứa đựng tình yêu thương của Đức Chúa Trời – Đấng vì linh hồn của chúng ta. Phải luôn mở đôi mắt phần linh hồn và biết nhìn vào phước lành và tình yêu thương của Đức Chúa Trời được chứa đựng ở trong đó thì mới có thể càng quý trọng và giữ gìn được điều răn của Đức Chúa Trời, và yêu mến được Đức Chúa Trời một cách toàn tâm.
Hãy dò xem về Lễ Vượt Qua giao ước mới, là điều răn tiêu biểu nhất giữa các điều răn của Đức Chúa Trời. Bề ngoài thì là nghi thức ăn bánh và uống rượu nho, nhưng ở trong đó có chứa đựng mầu nhiệm của sự cứu rỗi, nên Đấng Christ đã phán rằng rất muốn ăn Lễ Vượt Qua.
“Đến ngày lễ ăn bánh không men là ngày người ta phải giết con sinh làm lễ Vượt qua, Đức Chúa Jêsus sai Phierơ và Giăng đi, mà phán rằng: Hãy đi dọn lễ Vượt qua cho chúng ta ăn… Hai môn đồ đi, quả gặp những điều như Ngài đã phán, bèn dọn lễ Vượt qua. Đến giờ, Ngài ngồi bàn ăn, các sứ đồ cùng ngồi với Ngài. Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn… Đoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.” Luca 22:7-15, 19-20
Lễ Vượt Qua bắt nguồn từ lịch sử được cứu rỗi và thoát khỏi tai vạ bởi huyết của chiên con vào đương thời Xuất Êdíptô, là điều răn mà Đức Chúa Jêsus Christ tuyên bố là “giao ước mới” vì sự cứu rỗi của nhân loại. Các sứ đồ đã nhấn mạnh rằng vì Đấng Christ đã hy sinh là Chiên Lễ Vượt Qua nên chúng ta cũng hãy giữ Lễ Vượt Qua (I Côrinhtô 5:7-8).
Dù Lễ Vượt Qua giao ước mới là chế độ của lẽ thật mà Đức Chúa Trời lập ra vì sự cứu rỗi của chúng ta như thế này, nhưng các tiên tri giả thì phủ nhận điều này. Chúng ta phải biết rằng ở đằng sau sự khiến cho không giữ Lễ Vượt Qua, là điều răn của Đức Chúa Trời, có tác động của ác thần làm thay đổi thời kỳ và luật pháp của Đức Chúa Trời hòng khiến cho người dân của Đức Chúa Trời không thể yêu mến Đức Chúa Trời (Đaniên 7:25).
Các ác thần dưới quyền của Satan xâm nhập vào tấm lòng người ta, và làm che khuất sự khôn ngoan và thông sáng phần linh hồn. Kết quả đó là lẽ thật của sự sống đã bị rơi xuống đất và bị giẫm nát trong suốt hơn 1600 năm cho tới tận khi Đức Chúa Trời khôi phục cho.
Đức Chúa Trời đã chế định điều răn vì sự an nguy của linh hồn chúng ta chứ không phải để kìm hãm hoặc khống chế chúng ta. Khi giữ điều răn của Đức Chúa Trời thì chúng ta mới có thể cảm nhận được tình yêu thương của Đức Chúa Trời – Đấng chịu đựng đủ loại khổ nạn và hy sinh cho đến chết vì sự cứu rỗi của các con cái. Điều răn của Đức Chúa Trời được lập bởi huyết hy sinh của Đức Chúa Trời là chứng cớ xác thực cho tình yêu thương của Đức Chúa Trời hướng tới chúng ta, và sự giữ điều răn này là biểu hiện xác thực cho tình yêu thương của chúng ta hướng tới Đức Chúa Trời.
Vương quốc trên trời là nơi đẹp đẽ vô hạn. Đức Chúa Trời đã ban điều răn của Đức Chúa Trời để rèn luyện chúng ta thành hình ảnh đẹp đẽ đáng được ngụ đời đời tại nơi ấy. Mong hết thảy các thánh đồ yêu mến Đức Chúa Trời nhận ra tình yêu thương chí cao ấy, giữ gìn và rao truyền điều răn của Đức Chúa Trời, nhờ đó dẫn dắt nhiều linh hồn vào con đường cứu rỗi.