Người Công Bình là gì?

6473 Xem

Trên thế gian này có rất nhiều người đang sống. Tuy rất nhiều người như cát bờ biển tự xưng rằng tin Đức Chúa Trời, nhưng Đức Chúa Trời phán rằng khi Ngài ngó xuống loài người thì chẳng có một người nào công bình hết, chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời, cũng chẳng có một người làm điều lành.

“như có chép rằng: Chẳng có một người nào công bình hết… Chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời… Chẳng có một người làm điều lành, dẫu một người cũng không.” Rôma 3:10-12

Vậy thì, người công bình mà Đức Chúa Trời công nhận là người như thế nào? Theo lời dạy dỗ Kinh Thánh thì nếu không phải người công bình thì chẳng có ai tìm kiếm hoặc đến gần Đức Chúa Trời được.

Trước khi phạm tội thì Ađam, tổ tiên của loài người, luôn tìm kiếm Đức Chúa Trời và gần gũi Ngài. Tuy nhiên sau khi phạm tội hái ăn trái biết điều thiện và điều ác, dù nghe thấy giọng tiếng Đức Chúa Trời gọi rằng “Ađam à! Ađam à!” thì Ađam đã không thưa “Vâng, tôi ở đây!” và ra mắt Ngài ngay, ngược lại Ađam đã tránh mặt Đức Chúa Trời. Ngay từ giây phút trở thành tội nhân, Ađam đã sợ hãi Đức Chúa Trời, muốn né tránh cách xa khỏi Ngài. Vì tội lỗi chính mình gây ra, tâm linh Ađam đã có sự biến hoá như vậy.

Người làm theo y như lời của Đức Chúa Trời là người công bình

Mỗi khi có cảm giác rằng xa lạ và muốn né tránh Đức Chúa Trời, thì chúng ta phải nhận ra rằng “Ôi! Tôi đang dần rời xa sự công bình”, và hãy quay trở lại. Thông qua công việc của Nôê, trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu định nghĩa về “người công bình” để biết rằng phải đứng trên lập trường nào, và phải làm việc gì thì mới có thể trở thành người công bình luôn gần gũi với Đức Chúa Trời.

“Nầy là dòng dõi của Nôê. Nôê trong đời mình là một người công bình và trọn vẹn, đồng đi cùng Đức Chúa Trời.” Sáng Thế Ký 6:9

Vậy, hãy tìm hiểu xem bởi công việc gì mà Nôê đã được Đức Chúa Trời khen ngợi là người công bình và trọn vẹn.

“Bởi đức tin, Nôê được Chúa mách bảo cho về những việc chưa thấy, và người thành tâm kính sợ, đóng một chiếc tàu để cứu nhà mình; bởi đó người định tội thế gian, và trở nên kẻ kế tự của sự công bình đến từ đức tin vậy. Bởi đức tin, Ápraham… ở trong các trại, cũng như Ysác và Giacốp, là kẻ đồng kế tự một lời hứa với người. Vì người chờ đợi một thành có nền vững chắc, mà Đức Chúa Trời đã xây cất và sáng lập.” Hêbơrơ 11:7-10

Công việc mà người công bình Nôê làm là gì? Nôê đã hiểu ra ý muốn của Đức Chúa Trời, Đấng sẽ phán xét thế gian vào thời đại ấy, và đóng một chiếc tàu theo như lời Đức Chúa Trời mách bảo. Vì Nôê đóng tàu theo lời phán dặn của Đức Chúa Trời, nên Kinh Thánh gọi Nôê là người công bình và là kẻ kế tự của sự công bình.

Hơn nữa, những người được gọi một cách vinh hiển là tổ tiên của sự công bình, tổ tiên của đức tin như Ápraham, Ysác và Giacốp, đều có đức tin tuyệt đối vào Đức Chúa Trời. Thế nên, họ có thể vâng phục thi hành tất thảy mọi điều Đức Chúa Trời phán hãy làm, dù đó là bất cứ việc gì.

Với đức tin tuyệt đối vào Đức Chúa Trời, Nôê đã đóng một chiếc tàu và cứu rỗi gia đình mình lẫn thế gian. Công việc của Nôê là việc công bình nhất trong con mắt của Đức Chúa Trời, và khiến Nôê được trở thành kẻ kế tự của sự công bình.

“Về đức tin, cũng một lẽ ấy; nếu đức tin không sanh ra việc làm, thì tự mình nó chết… Nhưng, hỡi người vô tri kia, ngươi muốn biết chắc rằng đức tin không có việc làm là vô ích chăng… Thế thì, ngươi thấy đức tin đồng công với việc làm, và nhờ việc làm mà đức tin được trọn vẹn… Vả, xác chẳng có hồn thì chết, đức tin không có việc làm cũng chết như vậy.” Giacơ 2:17-26

Sách Giacơ đã biểu hiện rõ ý muốn của Đức Chúa Trời về “sự công bình ”. Đức Chúa Trời không coi việc chỉ biết lời Ngài là sự công bình, nhưng coi sự làm theo trọn vẹn lời phán của Ngài là sự công bình.

Chúng ta cũng tin vào Đức Chúa Trời, cũng tin rằng Đức Chúa Trời sẽ nhóm lại mười bốn vạn bốn ngàn, lại cũng tin rằng Đức Chúa Trời sẽ dẫn dắt những người dân ở trong lẽ thật giao ước mới được đi vào Nước Thiên Đàng vĩnh cửu. Hơn nữa, chúng ta đang hết lòng, hết ý, hết linh hồn yêu mến Đức Chúa Trời, sốt sắng làm tròn chức vụ truyền đạo, và đang gắng sức để giữ trọn vẹn tất thảy mọi luật pháp của Đức Chúa Trời, và làm theo ý muốn của Ngài. Việc đưa đức tin vào việc làm được Đức Chúa Trời gọi là “sự công bình” nên người làm theo như lời phán của Đức Chúa Trời là người công bình, là người trọn vẹn.

Giống như Nôê và Ápraham được gọi là người công bình, thì ngày nay mười bốn vạn bốn ngàn được gọi là người công bình là bởi họ không chỉ tin thực sự vào Đức Chúa Trời, mà còn đặt đức tin ấy vào việc làm nữa.

Người chỉ tin rằng “Ồ! Ngày Sabát là đúng!” thì sẽ không thể được nhận phước lành. Phải là người giữ ngày Sabát một cách chí thánh mới có thể được nhận phước lành của Đức Chúa Trời được hứa thông qua ngày Sabát. Giống như vậy, người chỉ tin rằng “Ồ! Lễ Vượt Qua là đúng” thì làm sao có thể được nhận phước lành đây? Phải ăn bánh và uống rượu nho Lễ Vượt Qua theo điều răn của Đức Chúa Jêsus, thì mới được nhận ấn của Đức Chúa Trời và phước lành sự sống đời đời được hứa thông qua Lễ Vượt Qua.

Phước lành của người công bình được thể hiện bằng đức tin có việc làm

Tất thảy những người đặt đức tin vào việc làm đều đã được nhận phước lành. Vào thời đại ngày nay cũng vậy, khi chúng ta hết mình phụng sự Đức Chúa Trời, truyền đạo và làm theo chế độ giao ước mới mà Đức Chúa Trời lập nên bởi 3 kỳ 7 lễ trọng thể v.v… thì chúng ta cũng sẽ được gọi là người công bình của thời đại này, và cũng được nhận phước lành nữa. Điều ấy chính là sự quan phòng và là ý muốn của Đức Chúa Trời. Thế nên, Kinh Thánh đã nói rằng nhờ việc làm mà đức tin được trọn vẹn, và được gọi là công bình, chứ không phải nhờ chỉ riêng đức tin đâu.

Khi nghe thấy lời Đức Chúa Trời phán dặn đóng một chiếc tàu, nếu Nôê chỉ tin rằng việc đóng chiếc tàu là đúng, mà không thực tiễn việc ấy, thì liệu Đức Chúa Trời có gọi Nôê là người công bình, và là người trọn vẹn chăng?

Mặc dù là việc thật khó thực hiện vào thời đại ấy, nhưng Nôê đã đưa việc ấy vào thực tiễn bằng tấm lòng vâng phục. Kinh Thánh không ghi chép chính xác về khoảng thời gian mà Nôê đóng tàu, nhưng các học giả dự tính rằng Nôê phải mất hàng chục năm để đóng chiếc tàu ấy. Hãy nghĩ tới chi phí đầu tư trong suốt khoảng thời gian ấy bao gồm tiền lương của công nhân, tiền mua nguyên vật liệu, phí ăn uống v.v…, có lẽ đó đã là số tiền mang tính thiên văn học. Vào thời đại kỹ thuật chưa phát triển ấy, tất thảy mọi việc đều phải làm thủ công bằng tay, nên có lẽ phải đến 100 người đã tham gia vào việc đóng tàu không kể ngày đêm. Nôê đã dành rất nhiều thời gian và chi phí khổng lồ cho việc đóng tàu, nên có thể thấy rằng Nôê đã dành cả cuộc đời mình cho việc đóng tàu.

Hơn nữa, người đương thời chưa từng một lần trải nghiệm lũ lụt cho tới khi ấy, nên họ đã chê cười, nhạo báng, miệt thị Nôê, và gia đình ông trong suốt mấy chục năm cho tới tận khi hoàn thành việc đóng tàu. Tuy nhiên, Nôê đã chỉ vâng phục theo lời phán của Đức Chúa Trời, và đã đóng chiếc tàu. Nhờ đó mà tên của Nôê được tỏa sáng rạng ngời cho thế hệ sau, và ông được khen ngợi là người công bình, người trọn vẹn.

Ápraham, tổ tiên của đức tin, cũng bày tỏ đức tin có việc làm. Dù Đức Chúa Trời phán rằng hãy dâng đứa con một yêu dấu Ysác làm của lễ, nhưng Ápraham đã vâng phục lời Ngài mà không một lời lằm bằm hoặc bất mãn. Việc dâng con trai Ysác, được sanh ra khi Ápraham tròn 100 tuổi, làm của lễ thiêu, là một việc khó vâng phục nhất đối với Ápraham. Nếu Đức Chúa Trời đã phán rằng hãy dâng tài sản, hoặc hãy từ bỏ quyền thế thì Ápraham đã có thể dễ dàng dâng lên tất thảy. Tuy nhiên thật là khó nghĩ và đau đớn biết bao cho Ápraham khi Đức Chúa Trời phán rằng hãy dâng con một Ysác còn quí hơn mạng sống của bản thân Ápraham, làm của lễ?

Nếu đề cao suy nghĩ của loài người, thì Ápraham đã có thể bất mãn với lời phán của Đức Chúa Trời, tuy nhiên, Ápraham đã không hề lằm bằm hoặc bất mãn với Đức Chúa Trời. Ápraham đã vâng phục lời phán của Đức Chúa Trời, quyết định tự nguyện dâng lên Ysác vì nghĩ rằng Đức Chúa Trời đã ban cho Ysác, nên Ngài cũng có quyền đòi lại Ysác. Đức Chúa Trời đã vui lòng biết bao khi trông thấy đức tin vâng phục của Ápraham. Nên Ápraham không những được gọi là tổ tiên của đức tin mà còn được nhận lãnh phước lành dư dật từ Đức Chúa Trời nữa.

Đối với mỗi người đều có thứ quí trọng nhất trên thế gian này. Thứ quí trọng nhất đối với Ápraham là con cái, đối với Nôê là vật chất. Đôi khi Đức Chúa Trời yêu cầu thứ quan trọng nhất đối với mỗi người. Đức Chúa Trời yêu cầu như vậy không phải là do ghét bỏ người đó, mà ấy là vì Ngài muốn ban phước lành lớn lao cho người đó.

Hãy so sánh đức tin của chúng ta với công việc của người công bình Ápraham, và của Nôê để kiểm điểm xem đức tin của chúng ta chỉ là đức tin nói bằng môi miệng hay là đức tin có việc làm, biết thực tiễn lời của Đức Chúa Trời. Đức tin mà Đức Chúa Trời công nhận là công bình và vui mừng nhất chính là việc hy sinh thứ quí giá nhất đối với bản thân mình để cứu rỗi linh hồn.

Chúng ta là những người trông cậy vào Nước Thiên Đàng và tin vào Thánh Linh và Vợ Mới. Chúng ta đang tin chắc rằng trong tương lai không xa tất thảy những người nhà Nước Thiên Đàng bị thất lạc sẽ được trở về Siôn. Thế nên chúng ta đang cứu những linh hồn đáng thương đang chết dần, bằng cách truyền cho họ lẽ thật, là dây nối sự sống, với đức tin có việc làm mà Đức Chúa Trời công nhận là công bình. Giống như Nôê, chúng ta đang dựng nên Siôn, là chiếc tàu của sự cứu rỗi, tại khắp mọi nơi trên thế giới và đang nhóm lại nhiều linh hồn vào chiếc tàu ấy. Khi thấy các anh chị em Siôn đang đồng tham vào công việc Tin Lành theo lời tiên tri của Đức Chúa Trời, tôi cảm nhận rằng các anh chị em đang trở thành những người công bình của thời đại này, là những người đang làm tấm gương đức tin có việc làm giống Ápraham và Nôê.

Từ giờ chúng ta hãy bỏ đi suy nghĩ tính toán này nọ của bản thân, mà hãy học theo tấm gương của Nôê, người vâng phục bởi đức tin, để trở thành mười bốn vạn bốn ngàn, là những người công bình của thời đại cuối cùng này khiến Đức Chúa Trời vui lòng.

Hãy trở thành người làm việc công bình theo gương của đức tin

Đức Chúa Trời đã phán rằng chẳng có một người nào công bình hết, dẫu một người cũng không. Thông qua các đấng tiên tri của đức tin xuất hiện trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời đã làm thức tỉnh chúng ta về phương pháp để có thể trở thành người công bình vào thời đại này. Không chỉ riêng đức tin, mà việc làm và đức tin phải kết hợp hài hòa, và phải chuyển điều đang tin thành việc làm thì đức tin ấy mới là đức tin đúng đắn, là đức tin sống.

Giống như các tổ tiên của đức tin đã được trở thành người công bình bởi đức tin có việc làm, thì chúng ta phải nỗ lực tin và thực tiễn theo như lời phán của Đức Chúa Trời để có thể được Đức Chúa Trời gọi là người công bình.

Trên thế gian này có tồn tại sự công bình và cái ác. Vậy, chúng ta có thể phân biệt sự công bình và cái ác bởi cái gì? Sự công bình và cái ác được phân biệt bởi hành động của những người thực hiện chúng. Xưa kia, các tổ tiên của đức tin được xưng là người công bình bởi hành động công bình của họ, còn những người thế gian bị gọi là kẻ ác bởi họ chỉ làm những việc ác độc.

“Nếu Ngài chẳng tiếc thế gian xưa, trong khi sai nước lụt phạt đời gian ác nầy, chỉ gìn giữ Nôê là thầy giảng đạo công bình.” II Phierơ 2:5

Từ giờ, trong suốt thời gian còn lại, chúng ta phải trở thành người công bình xứng đáng với Đức Chúa Trời, bằng nỗ lực đóng tàu và nhóm lại hết thảy những người phải lên tàu. Nôê đã đưa lên tàu 8 người nhà bao gồm cả bản thân và các loại thú các dạng các sắc, theo như mệnh lệnh của Đức Chúa Trời. Tất thảy các loài thú đã vâng phục lên tàu, còn những người khác thì sao? Họ đều không vâng phục và không lên tàu.

Trong Kinh Thánh, tất thảy loài người ngoại trừ dân Ysơraên, được gọi là người ngoại bang, và cũng được ví với các loại thú vật. Tuy nhiên, dù là người ngoại bang nhưng nếu vâng phục lời phán của Đức Chúa Trời, trở về Siôn, là con tàu của sự cứu rỗi, và hầu việc Đức Chúa Trời bởi đức tin có việc làm thì sẽ được nhận lời hứa ban sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời vào những ngày sau rốt. Đó là lý do chúng ta, là những người ngoại bang, đang trông mong Nước Thiên Đàng và vâng phục lời phán của Đức Chúa Trời.

“Trong đời Nôê thể nào, khi Con người đến cũng thể ấy. Vì trong những ngày trước nước lụt, người ta ăn, uống, cưới, gả như thường cho đến ngày Nôê vào tàu, – và người ta không ngờ chi hết cho đến khi nước lụt tới mà đùa đem đi hết thảy, – Khi Con người đến cũng như vậy.” Mathiơ 24:37-38

Đức Chúa Jêsus nói rằng những ngày sau rốt sẽ giống với đời Nôê. Tất thảy người dân được cứu rỗi phải trốn vào Siôn, là con tàu phần linh hồn, thì Tin Lành thời đại này mới được hoàn thành. Con tàu đã được đóng sẵn mà những người dân được nhận sự cứu rỗi không lên tàu, thì ý nghĩa của con tàu sẽ bị mất đi. Vậy làm thế nào để dẫn dắt được nhiều linh hồn vào con tàu của sự cứu rỗi? Hãy học về điều này thông qua công việc của các thánh đồ Hội Thánh Sơ Khai.

“… Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện… Phàm những người tin Chúa đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung… Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ; còn ở nhà, thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà, ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh.” Công Vụ Các Sứ Đồ 2:41-47

Tất thảy các thánh đồ được nhận sung mãn Đức Thánh Linh vào ngày Lễ Ngũ Tuần, đã chăm chỉ cầu nguyện, sốt sắng truyền đạo và làm những việc công bình, thiện lành, nên tiếng tán dương Đức Chúa Jêsus tự khắc được thốt ra từ miệng của nhiều người. Giống như vậy, nếu chúng ta cũng nỗ lực hết sức trong việc cứu rỗi linh hồn thì Đức Chúa Trời sẽ cảm động và đẹp lòng đến nỗi mỗi ngày Ngài sẽ lấy những người được cứu thêm vào Hội Thánh.

“Phierơ và Giăng đương nói với dân chúng… Họ bắt hai người giam vào ngục cho đến bữa sau, vì bấy giờ đã tối rồi. Dầu vậy, có nhiều người đã nghe đạo thì tin, số tín đồ lên đến độ năm ngàn.” Công Vụ Các Sứ Đồ 4:1-4

Đương thời Hội Thánh Sơ Khai, các thánh đồ ngày nào cũng nhóm hiệp lại với nhau bằng tấm lòng thuần khiết và vui mừng, cùng dạn dĩ kêu la rằng Đấng Christ cứu rỗi thời đại này chính là Đức Chúa Jêsus, nên Đức Chúa Trời đã mở lòng những người nghe và khiến họ được cảm động. Nhờ đó lịch sử kỳ diệu chỉ trong phút chốc tận năm ngàn người được cứu rỗi, đã được xảy ra.

Chúng ta phải tìm hiểu xem vào lúc nào và bởi hành động nào mà các đấng tiên tri đức tin đã được nhận phước lành, và trong trường hợp nào mà Đức Chúa Trời đã lấy những người được cứu thêm vào Hội Thánh. Và vào thời đại này chúng ta cũng phải học theo gương đức tin của các thánh đồ Hội Thánh Sơ Khai để mỗi ngày đều tăng thêm số người được cứu vào Hội Thánh. Thời đại này, người ta nói rằng tin Đức Chúa Trời mà lại không thực hiện theo ý muốn của Đức Chúa Trời, giống như Đức Chúa Trời nói rằng “Chẳng có một người nào công bình hết, dẫu một người cũng không.” Chúng ta, là những người được tiếp nhận sứ mệnh đấng tiên tri vào thời đại cuối cùng, phải gần gũi với Đức Chúa Trời hơn nữa bằng đức tin đồng công việc làm công bình, đức tin sống.

Khi làm những việc công bình thì niềm vui cứ liên tiếp nảy sinh. Khi dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời bằng niềm vui sung mãn và làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời dù là bất cứ việc gì thì sẽ biết được sự quan phòng và ý muốn của Đức Chúa Trời được ghi chép trong 66 quyển Kinh Thánh. Người không có việc làm dù đọc Kinh Thánh đến một trăm lần, một ngàn lần, cũng không thể hiểu lời sâu sắc của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, người làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời có thể hiểu tất thảy, kể cả những phần khó hiểu trong Kinh Thánh.

Sự trông mong của chúng ta là nhanh chóng tìm kiếm mười bốn vạn bốn ngàn để trở về Nước Thiên Đàng. Vậy thì chúng ta không thể không nghĩ rằng làm thế nào mà trong khoảng thời gian rất ngắn, Hội Thánh Sơ Khai đã có thể dẫn dắt được nhiều thánh đồ vào lẽ thật đến như vậy. Lý do là họ đã làm theo y nguyên lời Kinh Thánh. Kinh Thánh dạy dỗ tất thảy mọi phương pháp để làm việc công bình.

Đức Chúa Trời đang biến đổi chúng ta từ người chưa được trọn vẹn thành người trọn vẹn. Tôi khẩn thiết mong tôi cùng các anh chị em hãy tiếp nhận ý muốn của Đức Chúa Trời, thực hiện việc công bình lớn lao hơn cả Nôê, để được Đức Chúa Trời khen là người công bình, người trọn vẹn.

Hỡi những người công bình luôn làm những việc công bình bởi đức tin có việc làm! Hãy làm thức tỉnh thời đại đang ngủ yên và chết dần này, bằng công việc của Thánh Linh lớn lao và mạnh mẽ gấp bảy lần Hội Thánh Sơ Khai.