[Phỏng vấn Go&Come] Phước lành của việc tiếp nhận Đấng Cứu Chúa, đặc quyền rao truyền về Đấng Cứu Chúa
Truyền đạo sư Paul Santos / San Martin de Pangoa, Peru và 15 người chăn khác
Năm 2024 là năm kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Năm 1964, Hội Thánh của Đức Chúa Trời do Đấng Christ An Xang Hồng thành lập, vốn bắt đầu từ một nơi thờ phượng nhỏ ở tư gia, hiện đã phát triển thành 7500 Hội Thánh ở 175 quốc gia và đang rao truyền lẽ thật giao ước mới cho 8 tỷ nhân loại. Đây là sự ứng nghiệm của lời tiên tri rằng “Dẫu ban sơ ông vốn nhỏ mọn, thì sau rốt sẽ nên trọng đại.” (Gióp 8:7).
Không quá lời khi nói rằng Đoàn thăm viếng của các thánh đồ nước ngoài lần thứ 78 đến Hàn Quốc vào đầu tháng 11 vừa qua chính là các nhân vật chính đang làm ứng nghiệm lời tiên tri ấy. Sau khi tiếp nhận Đức Chúa Trời Êlôhim – Đấng đã đến xứ đầu cùng đất phương Đông, rồi nhận lãnh sứ mệnh của đấng tiên tri, họ đã truyền bá Tin Lành với đức tin và tinh thần trách nhiệm như thế nào? Thông qua cuộc phỏng vấn ngắn được tiến hành trong lịch trình của đoàn thăm viếng, chúng ta có thể thấy được tình yêu thương và lòng tin cậy của họ vào Đức Chúa Trời cũng như niềm tự hào và tinh thần trách nhiệm của họ với tư cách là người chăn tiên phong trong Tin Lành.
Nghe nói rằng lần này có rất nhiều vị lần đầu tiên thăm viếng Hàn Quốc. Tôi thật tò mò về cảm tưởng của quý vị ạ.
Truyền đạo sư Paul Santos / San Martin de Pangoa, Peru
Thăm viếng Hàn Quốc là mong muốn lớn nhất của tôi sau khi tiếp nhận lẽ thật. Vì đây là xứ của lời tiên tri, nơi Đức Chúa Trời Cha đã đến và Đức Chúa Trời Mẹ đang ngự. Mặc dù tôi đã rất mong mỏi giây phút này, nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ thực sự nó sẽ đến. Làm sao tôi có thể diễn tả niềm cảm tạ và hạnh phúc mà tôi cảm thấy ngay lúc này đây?
Truyền đạo sư Shivansh Gupta / Surat, GJ, Ấn Độ
Quang cảnh Hàn Quốc nhìn từ máy bay trước khi hạ cánh xuống sân bay Incheon thực sự rất đẹp. Đây là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy quang cảnh cảm động thể này. Có rất nhiều nơi tuyệt vời trên thế gian, nhưng khi nghĩ về lý do tôi cảm thấy Hàn Quốc là nơi tuyệt vời nhất, tôi nhận ra đó là vì có Mẹ ở đây.
Ở Ấn Độ, nhiều người ngạc nhiên khi nghe nói rằng Đức Chúa Cha và Đức Chúa Trời Mẹ đã đến Hàn Quốc trong hình dáng loài người giống như chúng ta. Tôi là người có được phước lành lớn lao quá đỗi khi không chỉ được tiếp nhận Đức Chúa Trời, mà còn được tận mắt trông thấy Đức Chúa Trời Mẹ nữa.
Giữa muôn vàn con đường phước lành, truyền đạo sư đã chọn con đường trở thành người chăn. Truyền đạo sư đã quyết định như vậy khi nào, và tại sao ạ?
Truyền đạo sư Niklaas Möhle / Vienna, Áo
Lần đầu tiên nghe lời tiên tri rằng Đức Chúa Trời Cha Mẹ đến trái đất này để cứu rỗi tôi, con đường của tôi đã được quyết định rồi. Ấy là tuyên bố cho mọi người biết về Đấng Cứu Chúa và dẫn dắt nhiều linh hồn đến sự cứu rỗi. Trong đời người, có điều gì quan trọng hơn sự này được sao? Tôi muốn hiến thân cho sứ mệnh Tin Lành, và tôi thật cảm tạ vì mỗi ngày tôi được sống như mình đã mong ước.
Truyền đạo sư Vijay Hu / Manhattan, NY, Mỹ
Đức Chúa Trời Cha là Cha của chúng ta, Đức Chúa Trời Mẹ là Mẹ của chúng ta, giao ước mới là giao ước mới. Đây là lẽ thật không thể nhầm lẫn và rất rõ ràng. Tương lai của tôi cũng giống như vậy. Mẹ đã mở đường cho tôi trở thành đấng tiên tri, và tôi đang xông pha vào con đường ấy. Với con đường phước lành nhất ở trước mắt, trong tâm trí tôi không có sự lựa chọn thứ hai nào hết.
Truyền đạo sư Enos Mutazu / Harare, Zimbabwe
Tôi đã tiếp nhận lẽ thật ở Cape Town, Cộng hòa Nam Phi. Ngay sau khi tốt nghiệp đại học, tôi trở về quê hương ở Zimbabwe với quyết tâm mạnh mẽ rằng “sẽ cứu sống nhiều linh hồn nhất có thể”. Sau khi Hội Thánh tại gia được thành lập ở nơi chưa có Siôn, số lượng người nhà đã tăng lên nhanh chóng nên tôi đoán rằng người chăn sẽ sớm được sai đến. Thế nhưng suy nghĩ của Đức Chúa Trời và suy nghĩ của loài người thì khác biệt. Đức Chúa Trời đã lập tôi là kẻ còn thiếu thốn làm đấng tiên tri, đồng thời giao phó sứ mệnh chăn bầy chiên. Đó là điều mà tôi không bao giờ có thể tưởng tượng được. Tôi đã tiếp nhận sứ mệnh trọng đại này với phước lành tràn ngập trong lòng và trông cậy hơn nữa vào Đức Chúa Trời. Dù còn thiếu sót, nhưng tôi tin rằng nếu tôi cầu nguyện khẩn thiết và nỗ lực siêng năng, Đức Chúa Trời sẽ cho phép tôi hoàn thành hết thảy ý muốn của Ngài.
Có điều gì thay đổi trong giá trị quan và cách suy nghĩ trong cuộc sống kể từ khi quý vị trở thành người chăn không?
Chấp sự Robert Brumnic / Zagreb, Croatia
Khi tôi mới tiếp nhận lẽ thật, đã chỉ có hai người nhà Hàn Quốc ở Hội Thánh Zagreb. Gần như đã không thể thông tỏ được. Tuy nhiên, khi tôi lắng nghe những lời được chia sẻ, dù còn vụng về, nhưng tôi có thể cảm nhận được họ tôn trọng tôi biết bao và tha thiết mong tôi hiểu ra lẽ thật đến dường nào.
Tôi đã trưởng thành đức tin trong Siôn nhỏ bé nhưng ấm áp, đồng thời học được tình yêu thương của Cha Mẹ, Đấng luôn tôn trọng và hầu việc ngay cả với ấu nhi. Và rồi cuộc đời tôi đã thay đổi 180 độ về mọi mặt, từ lời nói, hành động, lối suy nghĩ, tính cách cho đến thái độ đối với cuộc sống, v.v… Trong tiếng Croatia, có sự khác biệt giữa lời nói trang trọng và thân mật. Sau lời chào hỏi trang trọng đầu tiên, họ có thể thoải mái giao tiếp với nhau bằng lời nói thân mật bất kể tuổi tác. Nếu tôi tiếp tục sử dụng kính ngữ, ban đầu mọi người sẽ thấy lạ, nhưng sau đó họ cảm thấy mình được tôn trọng. Tôi cũng nhận được lời khen như “Bạn là người có cách cư xử tốt”.
Các người nhà cũng có môi trường sinh hoạt và tính cách khác nhau, nhưng chúng tôi vẫn tôn trọng và quan tâm lẫn nhau trong khi thực tiễn “tình yêu thương hầu việc”. Trông thấy lời nói và hành động ấy, các người nhà mới dường như cũng nhận ra rằng “Thì ra đây là cách Mẹ đối đãi với tôi, và ấy là tình yêu thương”.
Truyền đạo sư Alexander Post / Ridgewood, NJ, Mỹ
Khi mới bắt đầu sinh hoạt đức tin, tôi cũng có ấn tượng sâu sắc trước bầu không khí ở Siôn, nơi các anh em và chị em đối đãi với nhau bằng sự quan tâm, tình yêu thương, tôn trọng và hầu việc lẫn nhau. Điều này rất đẹp, nhưng đáng tiếc thay, sự ấm áp thể ấy đang dần biến mất trong xã hội hiện đại.
Văn hóa yêu thương và lịch sự ấy có thể được chia sẻ đồng nhất ở tất cả các Siôn trên toàn thế giới bất kể thời thế, hoàn toàn nhờ vào sự dạy dỗ của Cha Mẹ. Điều tôi khẩn thiết mong muốn là nhận biết và thực tiễn tình yêu thương của Cha Mẹ bằng tấm lòng chứ không phải bằng trí óc. Tôi tha thiết cầu nguyện và sẽ nỗ lực để trở nên như vậy.
Quý vị nghĩ mục vụ là gì?
Truyền đạo sư Diego Vera / Tigre, Argentina
Theo tôi nghĩ, mục vụ là thực tiễn tình yêu thương mà chúng ta đã nhận được từ Cha Mẹ, và gieo cho anh chị em niềm trông mong về Nước Thiên Đàng. Mặc dù mọi người không biểu hiện ra, nhưng dạo này có không ít người nhà đang phải trải qua nhiều sự khó khăn. Đức Chúa Trời chắc hẳn đã đau lòng biết bao khi trông thấy những linh hồn mệt mỏi sắp gục ngã, là các con cái đang bị tổn thương bởi cuộc sống thế gian. Chính niềm trông mong vào Nước Thiên Đàng đã nâng đỡ các người nhà, và nguồn sức mạnh có thể gieo niềm trông mong Nước Thiên Đàng chính là tình yêu thương.
Truyền đạo sư Adolfo Ochoa / Naucalpan, Mexico
Thật ra mới đầu, tôi đã trải qua một số thử nghiệm và sai sót. Những ngày đầu làm người chăn, nhiều lúc tôi đã chỉ giáo dục các người nhà bằng lời thôi. Việc này đã không có hiệu quả nhiều. Trong khi suy nghĩ xem sai sót ở đâu và tìm kiếm lời đáp từ Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng mục vụ không chỉ là dạy dỗ và chỉ dẫn ý muốn của Đức Chúa Trời bằng lời nói, mà còn phải thực tiễn và làm gương bằng hành động nữa. Nếu chỉ bằng lời là đủ thì Cha Mẹ đã không phải trải qua những sự khó khăn để cho chúng ta thấy tấm gương về tình yêu thương và sự hy sinh.
Truyền đạo sư Jonathan Lim / George Town, Malaysia
Đúng vậy ạ. Chẳng phải Cha An Xang Hồng cũng đã dạy chúng ta rõ ràng rằng “Thực tiễn là cẩm nang dẫn dắt cả thân thể mình” hay sao. Nếu muốn thực tiễn tốt những điều đã học thì quan trọng nhất là phải suy ngẫm lời dạy của Cha Mẹ. Nếu không có lời ở trong chúng ta thì đương nhiên không thể thực tiễn được, và tinh thần đức tin của chúng ta sẽ dễ bị phân tán. Vì vậy, tôi thường có thói quen đọc Kinh Thánh, sách lẽ thật và tập giảng đạo mỗi sáng khi thức dậy. Theo nghĩa đó, có thể nói mục vụ là quá trình để cứu rỗi những linh hồn khác, đồng thời cũng để cứu rỗi linh hồn của chính tôi. Điều này quả thật là phước lành.
Truyền tình yêu thương và cứu sống sinh mệnh chắc chắn là công việc đầy ý nghĩa. Tuy nhiên, có lẽ không phải là không có khó khăn trong quá trình ấy.
Truyền đạo sư Collen Nkuna / Cape Town, Cộng hòa Nam Phi
Bởi vậy nên tình yêu thương của Mẹ là tuyệt đối cần thiết. Tình yêu thương của Mẹ không biết mệt mỏi và không bao giờ ngừng lại. Mẹ không bao giờ bỏ rơi dù chỉ một con cái của Ngài. Khi tôi gặp khó khăn trong quá trình rao truyền lời và chăm sóc cho các người nhà, tôi đã nghĩ đến Mẹ. Nghĩ đến việc Mẹ yêu thương tôi nhiều đến nhường nào thì không có khó khăn nào mà tôi không thể vượt qua được. Những giây phút lắng nghe lời của Mẹ và cầu nguyện lên Mẹ tiếp thêm sức mạnh và sự yên ủi cho tôi.
Truyền đạo sư Enos Mutazu / Harare, Zimbabwe
Tôi tin rằng đây là mối quan tâm đối với không chỉ tôi mà còn với nhiều người chăn khác nữa. Khi các người nhà đối mặt với khó khăn và thử thách, tôi muốn giúp họ vượt qua một cách vững vàng; nhưng tôi chưa từng trải qua cuộc sống như thế nên rất khó để sẵn sàng tư vấn hay đưa ra câu trả lời. Chỉ có một cách duy nhất. Đơn giản và rõ ràng. Đó là nhờ cậy vào Đức Chúa Trời. Mặc dù việc tôi có thể làm thì rất ít, nhưng sau này khi nhìn lại, tôi thường cảm nhận được rằng Đức Chúa Trời đã giúp đỡ các người nhà và giải quyết hết thảy những lo lắng của của tôi.
Truyền đạo sư Michael Almeda / Manila, Philippines
Không dễ để tôi có thể nhóm lại tấm lòng của các người nhà với cá tính và lối sống khác nhau. Tôi biết tầm quan trọng của sự liên hiệp, nhưng tôi không biết làm thế nào để thực hiện điều đó. Lần này khi đến Hàn Quốc và tham quan Triển lãm “Đọc chân tình của Cha”, nhiều suy nghĩ đã hiện lên trong tâm trí tôi, và hơn hết, tôi nhận ra rằng mình phải nhìn các người nhà bằng đôi mắt của Đức Chúa Trời Cha. Cha ôm ấp bất cứ con cái nào. Nếu bắt đầu từ tôi là người chăn noi theo tấm gương này, thì chẳng phải sẽ đạt được sự liên hiệp trọn vẹn giữa các người nhà hay sao.
Như truyền đạo sư Michael Almeda đã nói, lịch trình của đoàn thăm viếng lần này có thể sẽ giúp ích trong việc lấp đầy những đức mục cần thiết với tư cách là người chăn. Giữa rất nhiều giáo dục và chương trình, điều gì chạm đến tấm lòng của quý vị nhất?
Truyền đạo sư Reinaldo Yucra / El Alto, Bolivia
Tôi không nghĩ mình có thể chọn duy chỉ một điều. Tôi cảm thấy mọi sự mơ hồ cho đến bây giờ đã trở nên rõ ràng hơn, kể từ khi tôi đến Hàn Quốc. Tôi đặc biệt lo lắng về vấn đề phải hầu việc các người nhà như thế nào, nhưng Mẹ cho tôi thấy tấm gương tốt nhất. Mẹ đã lo liệu mọi việc một cách tỉ mỉ, từ chỗ ở, đồ ăn cho chúng tôi và lắng nghe những gì chúng tôi nói. Các người nhà Hàn Quốc tràn đầy tình yêu thương của Mẹ cũng liên tục quan tâm, hỏi thăm tôi lạnh hay nóng, có đói bụng hay không. Tôi đã khắc ghi trong tấm lòng sự nhận thức rằng tôi cần đối đãi với các người nhà giống như Mẹ.
Truyền đạo sư Diego Villablanca / Maipu, Chile
Trước đây, tôi đã sống theo tâm trạng của bản thân. Sau khi trở thành người chăn, tôi nghĩ mình đã thay đổi rất nhiều. Song khi Tin Lành không diễn ra như mong đợi, tôi cảm thấy rất bức bối, và sự hiểu biết về các người nhà đã giảm sút. Lần này, khi đến Hàn Quốc, một lần nữa tôi nhận ra rằng Mẹ thực sự coi các con cái là toàn bộ cuộc sống Ngài, là toàn bộ sự quan tâm của Ngài. Kể từ giờ, tôi thực sự sẽ nỗ lực thay đổi. Tôi sẽ biểu hiện điều này bằng tấm lòng trong suốt 100%. Nghĩa là tôi muốn các người nhà nhìn thấy màu sắc của Mẹ, chứ không phải màu sắc của cá nhân tôi.
Truyền đạo sư Jeffrey Vela / Termecula, CA, Mỹ
Trong quá khứ, khi tham gia đoàn thăm viếng với tư cách là thánh đồ, tôi đã rất vui và hồi hộp khi nghĩ đến việc được gặp Mẹ. Lần này đến Hàn Quốc với tư cách là người chăn, mọi thứ tôi có thể thấy duy chỉ là sự hy sinh của Mẹ. Tôi chỉ muốn nhanh chóng hoàn thành công việc Tin Lành thôi. Trong bài giảng đặc biệt, Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol đã nhấn mạnh nguyên tắc cơ bản của mục vụ là “Luôn luôn tập trung vào lời của Đức Chúa Trời và chỉ truyền đạt sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời”. Mọi điều cần thiết để hoàn thành Tin Lành đều đã được ghi chép trong Kinh Thánh, nên tôi sẽ nỗ lực hết sức để vâng phục một cách trọn vẹn.
Giờ đây, khi lịch trình của đoàn thăm viếng kết thúc, quý vị sẽ trở lại hiện trường Tin Lành. Quý vị có mục tiêu hay mong muốn nào không?
Truyền đạo sư Jonathan Lim / George Town, Malaysia
Cho đến thời điểm này, Đức Chúa Trời đã ban cho mọi điều tôi hằng mong ước vì Tin Lành. Tuy nhiên, đã có một điều kiện tiên quyết cho việc này. Ấy là hết thảy các người nhà đều hiệp một lòng vì một mục tiêu duy nhất và cùng hướng về phía trước. Sức mạnh của sự liên hiệp lớn hơn chúng ta có thể tưởng tượng. Trong tương lai sắp tới, chúng tôi sẽ tiến hành một đoàn truyền giáo ngắn hạn cùng với Siôn Singapore, và tôi mong rằng chúng tôi sẽ hoàn thành mục tiêu Tin Lành ở Malaysia và Singapore thông qua sự liên hiệp trọn vẹn.
Trưởng lão Hilarion Calumba / Thành phố Quezon, Philippines
Vào đầu những năm 2000, khi tôi được sinh lại với tư cách là con cái của Đức Chúa Trời, đã chỉ có một Hội Thánh duy nhất ở Philippines. Ấy là Hội Thánh tại gia ở thành phố Quezon. Tôi thậm chí còn không thể đoán được khi nào Tin Lành sẽ được truyền đến mọi ngõ ngách ở Philippines, nơi có đến hơn 7000 hòn đảo. Song hiện giờ, chúng tôi có hàng trăm Siôn, và mỗi nơi đều được lấp đầy bởi các anh chị em. Các người nhà đều sẵn lòng hiến thân hết mình cho Tin Lành và rao truyền lẽ thật của giao ước mới trong sự vui mừng, dù là đi bằng thuyền hay băng qua rừng rậm, nếu như cần thiết. Mong ước của tôi là hoàn thành Tin Lành ở Philippines và truyền đạo cho 8 tỷ nhân loại, và giấc mơ đó dường như không còn mơ hồ hay quá lớn để kiểm soát như trước nữa. Vì Đức Chúa Trời Êlôhim đang dẫn dắt chúng ta, và các người nhà yêu dấu của chúng ta đang cùng liên hiệp ở khắp nơi trên thế giới, nên mục tiêu ấy chắc chắn sẽ đạt được.