Chiếc nôi hoàn hảo

8,216 lượt xem

Aristotle đã nghĩ rằng “Trứng khi còn ở trong bụng chim mẹ thì mềm, nhưng chúng sẽ cứng hơn khi ra ngoài và tiếp xúc với không khí. Nhờ vậy, sẽ làm giảm bớt sự đau đớn đối với chim mẹ.” Tuy nhiên sự thật là trứng đã được bao bọc bởi lớp vỏ cứng cáp ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ rồi.

Vỏ trứng đủ cứng cáp để có thể chịu được sức nặng của chim mẹ, nhưng cũng đủ mềm mại để có thể giúp chim non phá vỡ lớp vỏ và chui ra ngoài. Vỏ trứng có thành phần chính là canxi carbonat. Đến thời điểm hình thành vỏ trứng, chim mẹ sẽ tìm kiếm đồ ăn làm từ canxi carbonat theo bản năng của chúng. Để phôi có thể hô hấp, các lỗ nhỏ (lỗ khí) được trải rộng trên bề mặt vỏ trứng giúp cho khí oxy đi vào, khí carbonic thải ra và đồng thời làm ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào bên trong. Nước được hình thành khi phôi phát triển. Sau đó, hơi nước sẽ thoát ra thông qua các lỗ nhỏ để bảo vệ phôi khỏi bị ngạt thở.

Như vậy, dù trông thì có vẻ đơn giản nhưng thực ra lớp vỏ trứng hết sức tinh xảo. Chúng có chức năng tuyệt vời để bảo vệ phôi trước các môi trường sống đa dạng như vùng lạnh, nóng, ẩm hay khô, khi nằm trong tổ ấm áp hay nằm chơi vơi trên vách đá. Vỏ trứng là chiếc nôi hoàn hảo được tạo ra trong chim mẹ.