Sự thiên biến của rừng

252 Xem

Một khu rừng được duy trì ổn định trong thời gian lâu dài vì có hệ sinh thái núi rừng thích hợp với điều kiện khí hậu mà trong đó các loại cây cỏ, chim chóc và côn trùng được hình thành một cách trật tự và hài hòa thì được gọi là “Rừng đặc dụng”. Bắt đầu từ một vùng đất trống không, phải mất hàng trăm năm và trải qua nhiều giai đoạn thay đổi cho đến khi trở thành rừng đặc dụng có giá trị bảo tồn cao. Đây được gọi là “quá trình thiên biến1”.

1. Sự thay đổi của quần thể thực vật được diễn ra tùy theo dòng chảy thời gian ở cùng một địa điểm.

Quá trình thiên biến của rừng như sau. Nếu để nguyên một vùng đất trống không thì các tầng thực vật như rêu, nấm mốc sẽ xuất hiện một cách tự nhiên, trải qua một khoảng thời gian nhất định thì cây cỏ ngắn ngày, rồi đến cây lâu năm cứ thế mọc lên. Sau đó, những cây thấp như cây đỗ quyên hoặc cây cỏ ba lá bám rễ, kế đến là những cây cao lớn hơn bắt đầu sinh sôi nảy nở. Trước tiên là các loại cây ưa ánh sáng như cây tùng, sau đó là các loại thực vật ưa bóng râm, tức là loại cây phát triển tốt trong bóng mát như cây sồi, cây phong lần lượt xuất hiện, thế thì những cây ưa sáng đã mọc lên trước đó sẽ không thể nhận được ánh nắng nữa nên dần héo khô đi. Thời gian trôi qua, cuối cùng, nơi đó trở thành rừng đặc dụng, có những cây khỏe và cao lớn hơn trong số các loại cây ưa bóng râm như cây sồi Quercus bao phủ cả khu rừng.

Rừng mang lại lợi ích cho con người về nhiều mặt và thậm chí đóng vai trò cứu sống trái đất. Đó là kết quả của sự biến hóa lặng lẽ mà không ngừng nghỉ, dù có vẻ như đang đứng im.