“Người hạnh phúc có thể làm cho người khác được hạnh phúc. Khi làm cho người khác được hạnh phúc, thì hạnh phúc của bản thân cũng tăng lên.” Gleim (Nhà thơ Đức)
Người Bắc Âu thường nhấn mạnh “Luật Jante” khi dạy dỗ con cái của họ. Đây là quy tắc ứng xử hình thành từ tập quán được truyền miệng ở Scandinavia. “Jante” là một trong những tên gọi thông thường giống như tên “Cheolsu” ở Hàn Quốc, trong đó bao hàm ý nghĩa là “người bình thường”. Quy tắc ấy đã châm rễ sâu bền trong đời sống tình cảm của người dân nơi đây và có nội dung như sau.
“Đừng nghĩ mình đặc biệt. Đừng nghĩ mình ở vị trí ngang hàng với người khác. Đừng nghĩ mình thông minh hơn người khác. Đừng nghĩ mình ở vị trí tốt hơn người khác. Đừng nghĩ mình biết nhiều hơn người khác. Bạn không phải là người quan trọng hơn người khác. Đừng nghĩ mình làm giỏi bất cứ điều gì. Đừng cười nhạo người khác. Đừng nghĩ rằng mọi người đều để ý đến bạn. Đừng cho rằng mình có thể dạy bảo người khác.”
Con cái là sự tồn tại đặc biệt đối với bất cứ bậc cha mẹ nào. Dầu vậy, sở dĩ họ cố gắng nuôi dạy con cái mình thành những người “bình thường” thay vì muốn chúng nổi trội hoặc tài giỏi hơn người khác, ấy là vì họ coi việc tôn trọng và quan tâm đến người khác là có giá trị hơn. Người Bắc Âu có chỉ số hạnh phúc rất cao, niềm hạnh phúc của họ không phải nằm ở điều gì đó đặc biệt, mà nằm ở sự giản dị mong muốn sống cách khiêm nhường.