Sumbisori

9,088 lượt xem

Còn hít thở là còn sống, không hít thở nữa nghĩa là chết. Sự sống và cái chết phụ thuộc vào “hơi thở”. Song, cũng có những người phải nín thở để sống. Đó chính là các hải nữ.

Các hải nữ không có bất kỳ thiết bị dưỡng khí đặc biệt nào, họ nhảy xuống biển chỉ với những viên chì nặng được buộc quanh eo để giúp họ ngụp lặn trong nước, mang theo tewak (phao nổi)1 và lưới. Họ lặp đi lặp lại việc xuống nước hàng chục lần trong một ngày vì chỉ được hít thở một lần trong suốt quá trình lặn. Giữa các hải nữ cũng có nhiều cấp bậc. Hạ quân đánh bắt ở vùng biển nông từ 5 đến 7m. Trung quân thì lui tới độ sâu từ 8 đến 10m. Thượng quân lại lặn xuống tận biển sâu hơn 15m. Tiêu chí để phân loại các cấp bậc này phụ thuộc vào việc người đó nín thở được bao lâu. Những hải nữ ở cấp thượng quân với kỹ năng vượt trội cũng có thể chịu đựng hơn 2 phút dưới biển, mực nước càng sâu thì càng có thể khai thác được các loại hải sản ngon, nhưng họ phải nín thở lâu bằng mức ấy.

1. Vật dụng làm từ quả bí ngô, được loại bỏ phần ruột và hạt rồi bịt lỗ lại, để hải nữ mang theo xuống biển mỗi khi tác nghiệp

Khi hải nữ trồi lên mặt nước, thở ra hết một hơi mình đã nín trong lúc đánh bắt, họ phát ra âm thanh giống như tiếng huýt sáo “Ho-oi”, được gọi là “Sumbisori”. Vì sinh kế của gia đình, các hải nữ đã đánh bắt hải sản trong khi mạo hiểm mạng sống của mình cho đến tận cùng hơi thở. Sumbisori là âm thanh từ cuộc sống vất vả của các hải nữ.