Xây nhà vững mạnh ngay cả trước cơn bão

Mọi thành viên gia đình phải trở thành kiến trúc sư. Tại vì dầu thiếu một người thì cũng không thể xây nhà vững mạnh.

14,475 lượt xem

Ngôi nhà vững mạnh là nhà như thế nào?

Nhà móng bê tông cốt thép? Hay là nhà có hàng rào cao? Hay là nhà được xây dựng bằng nguyên liệu cao cấp? Điều kiện của nhà vững mạnh nằm ở bên trong nhà, chứ không phải là yếu tố vật chất. Nhà có gia đình liên kết chặt chẽ với nhau bởi tình yêu thương và tin cậy, nhà được hoàn thành bởi mối quan hệ bền chặt. Nhà thể ấy chính là nhà vững mạnh nhất, dù có gió mạnh thổi vào thì cũng không lay chuyển.

Dù thu gom nhiều tài vật và hưởng tận vinh hoa, nếu không có gia đình yêu dấu thì có ý nghĩa gì đây? Dầu là người thành công ở xã hội đến đâu chăng nữa, nếu không chăm lo cho gia đình, không được công nhận ở nhà thì không thể cảm thấy hạnh phúc chân chính. Ngược lại, trong tình huống mọi người thế gian đều chỉ trích, nếu có gia đình tin cậy và động viên bản thân thì người ấy có thể gượng dậy lại. Vì gia đình là trung tâm giữ vững bản thân một cách mạnh mẽ.

“Gia hòa vạn sự thành (家和萬事成)”. Cả ngày xưa lẫn bây giờ, khi gia đình hòa thuận thì mọi việc trở nên tốt đẹp trước sau như một. Nhiều gia đình chọn tục ngữ này làm gia huấn nhưng hầu như không biết phải làm thế nào để duy trì gia đình vững mạnh và hòa thuận. Vì thế dầu có gia đình nhưng vẫn cảm thấy cô đơn, và xảy ra bất hạnh trong gia đình đáng lẽ phải yêu quý và bao bọc lẫn nhau.

Hai khuôn mặt của gia đình

Một doanh nghiệp nọ đã tổ chức sự kiện với câu hỏi “Gia đình là gì?” Lúc đó hơn 100 nghìn câu trả lời được tiếp nhận. Trong đó có các câu trả lời độc đáo như “Gia đình là cái kẹp quần áo giữ tôi khi lung lay do cơn gió.”, “Gia đình là bốn phép toán cơ bản: cộng hạnh phúc, trừ nỗi buồn, nhân tương lai, chia khó khăn.”, “Gia đình là bàn là ủi vết thương cho bằng phẳng.”, “Gia đình là cái tay cầm trên xe buýt mà tôi có thể nắm trên con đường đời sống cọc cạch.” và hầu như mọi câu trả lời đều tích cực, nói về ý nghĩa của gia đình là hy vọng, tình yêu thương, hạnh phúc, sức mạnh. Trong số những người ở tù đã phạm tội hung ác, có rất nhiều trường hợp không được nhận tình yêu thương của gia đình vào thời kỳ trưởng thành, nhưng nếu nói đến “gia đình” thì họ cũng nhớ đến “nơi an nghỉ” trước nhất.

Tuy nhiên, cho dù là gia đình thì không phải luôn trao tặng hy vọng hoặc đầy dẫy tình yêu thương và hạnh phúc đâu. Người chồng đùn đẩy việc nuôi dạy trẻ và việc nhà cho người vợ hết thảy và không giúp đỡ chút nào, người vợ làm tổn thương lòng tự trọng của chồng thất nghiệp, cha mẹ coi con cái là vật sở hữu và muốn điều khiển theo ý mình, con cái xa gia đình và coi thường cha mẹ… Đôi khi gia đình gây tổn thương không thể xóa, gây tuyệt vọng, và đùn đẩy gánh nặng to lớn. Cũng có người nói rằng “Thà không có gia đình còn tốt hơn.” Càng ngày, gia đình càng bị sụp đổ do việc nhỏ, và gia đình hạt nhân cũng bị chia tách. Người già neo đơn, gia đình 1~2 người tăng lên mang tính bùng phát, và gây ra nhiều tác dụng phụ.

Lý do gia đình bắt đầu trong phước lành kết thúc u ám là gì? Ấy là vì đầu mong ước gia đình lý tưởng nhưng thiếu nỗ lực để thực hiện. Không có bất cứ điều gì tự dưng được hoàn thành cả. Điều cần chú ý là sự việc ấy tuyệt đối không được hoàn thành chỉ bởi sự hy sinh và vất vả của một người.

Nguyên liệu xây dựng ngôi nhà vững mạnh

1. Xây dựng nền móng – Tình yêu thương

Khi xây nhà, phần cơ bản và quan trọng nhất là xây dựng nền móng. Nếu nền móng không vững chắc thì ngôi nhà được xây dựng bằng lòng thành cũng dễ bị sụp. Yếu tố cơ bản nhất để tạo nên gia đình ổn định là tình yêu thương, và gia đình được làm vững chắc bằng tình yêu thương sẽ không dễ bị sụp.

Trong tình yêu thương ấy không được có điều kiện hoặc giá cả. Nếu yêu thương đối phương vì hành động hoặc sự nghiệp đặc biệt thì hai bên không thể thành thật mà biểu hiện bản thân lẫn nhau, và cảm thấy bất an vì sợ không thỏa mãn được điều kiện ấy. Hãy chấp nhận sự tồn tại của mỗi thành viên gia đình vô điều kiện, thừa nhận hình ảnh nguyên vẹn của họ, và giúp đỡ để họ có thể phát huy năng lực tiềm ẩn.

2. Trụ cột – Tin cậy

Giống như trụ cột đóng vai trò chống đỡ ngôi nhà, thì điều nâng đỡ cho gia đình được duy trì trọn vẹn, là niềm tin. Tình yêu thương không thể tồn tại ở nơi vợ chồng không tin cậy mà lại nghi ngờ đối phương, ở nơi cha mẹ con cái không tin tưởng lẫn nhau. Và họ cũng không thể trông mong bất cứ thứ gì nữa. Con người hành động theo cách người ta tin cậy vào mình. Khi công việc không được trôi chảy, khi rơi vào nghịch cảnh, điều gì động viên mình hơn điều có tồn tại gia đình những người tin cậy vào mình cho đến cuối cùng chăng?

Việc tin cậy cũng quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là làm cho tin cậy vào mình. Niềm tin được hình thành trong khi những thái độ về các việc nhỏ thường nhật được tích lũy, mà phương pháp chắc chắn để làm cho tin cậy vào mình là “lời nói và hành động phải đồng nhất với nhau”. Nếu lời nói và hành động không đồng nhất với nhau thì dầu là gia đình, nhưng cũng khó tin cậy lẫn nhau.

3. Cánh cửa – Tôn trọng

Nếu ví tôn trọng với nhà, thì nó giống như cửa. Giống như người ta đi ra vào nhà thông qua cửa, nếu muốn tạo nên gia đình thông hiểu lẫn nhau thì phải có tấm lòng tôn trọng. Nếu không tôn trọng đối phương mà nghĩ rằng đối phương phải hành động theo ý muốn của mình thì sanh ra sự cai trị và phục tùng, và khi đối phương không đáp ứng thì sẽ rơi vào cơn giận và thất vọng. Cha mẹ sẽ nói với con cái rằng “Cha mẹ đã nuôi con vất vả thể nào mà làm sao con có thể làm như vậy được?” hoặc hai vợ chồng cãi nhau để chiếm quyền chủ đạo, nói rằng “Tôi nhất định sẽ nắm quyền.”, “Tôi bị điều khiển.”

Lắng nghe ý kiến của đối phương, quan tâm đến những gì đối phương coi trọng, thì chúng ta có thể biểu hiện một cách rõ ràng tin nhắn rằng “Tôi tôn trọng bạn!”

4. Cửa sổ – Đối thoại

Hảy tưởng tượng ngôi nhà không có cửa sổ mà xem. Chẳng phải chỉ tưởng tượng đến thôi cũng rất ngột ngạt hay sao? Gia đình không có đối thoại, chẳng khác nào với ngôi nhà bị ngăn lại, không có cửa sổ. Giống như cửa sổ đóng vai trò tiếp xúc với bên ngoài, thì nhất định phải có đối thoại để gia đình thông hiểu lẫn nhau. Dầu nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại tầm quan trọng của đối thoại thì cũng không quá lời, và không có vấn đề nào không được giải quyết thông qua đối thoại. Ai đó đã nói rằng “Đối thoại giữa gia đình là việc đi giày của người ấy và trông thấy thế gian.” Tức là không có bí quyết nào khác ngoài cách trở thành lập trường của người ấy.

Ti vi và máy điện thoại thông minh là kẻ thù cắt đứt đối thoại giữa gia đình. Suy nghĩ rằng có thể cảm nhận được cảm giác nhất thể bằng cách xem ti vi cùng gia đình, là sự nhầm lẫn lớn. Trừ lúc cần thiết, thì chúng ta nên giảm thời gian xem ti vi và sử dụng máy điện thoại thông minh, mà hãy mở mắt và tai hướng về gia đình.

5. Mái nhà – Cảm tạ

Mái nhà nằm ở đỉnh nhà, ngăn chặn tuyết, mưa, ánh nắng, cơn gió, và làm cho không gian trở nên đầm ấm. Dầu là ngôi nhà đẹp đẽ đến đâu chăng nữa, nhưng nếu không có mái nhà thì không thể sinh hoạt hoàn hảo hẳn hoi. Cảm tạ là mái nhà che đậy mọi lỗi lầm giữa gia đình, và làm cho hòa thuận. Càng là gia đình hạnh phúc thì tấm lòng cảm tạ và biểu hiện càng phong phú. Ngược lại, gia đình luôn đầy dẫy phàn nàn sẽ sớm bị hoang tàn vì không ngăn chặn được thử thách đến từ bên ngoài, giống như ngôi nhà có mái nhà yếu, mưa bị rơi và gió thổi vào.

Shakespeare đã nói rằng “Cơn gió mãnh liệt mùa đông cũng không tàn bạo hơn tấm lòng của người không cảm tạ.” Gia đình ấm áp, cảm tạ liên tục, mới là gia đình lành mạnh và vững chắc.

Lúc phát huy giá trị thật của nhà vững mạnh

Trên thế gian không có gia đình nào không có vấn đề. Cũng không phải là ít thành viên thì kể cả sự lo lắng mâu thuẫn cũng ít đâu. Điều quan trọng là vượt qua sự ấy. Khi bất hạnh xảy đến thì có gia đình bị lung lay rơi vào tình huống có chút khó khăn, ngược lại, cũng có gia đình dễ dàng vượt qua tình huống mệt nhọc và khó khăn đến đâu chăng nữa. Nếu nhận biết rằng chúng ta có thể hạnh phúc chỉ bởi sự tồn tại của gia đình, và cùng nhau nỗ lực thì có thể khôn ngoan khắc phục nguy cơ, hơn nữa có thể lấy sự ấy làm bước ngoặt để tạo nên gia đình hạnh phúc trào dâng.

Giống như ngôi nhà vững mạnh phát huy giá trị thật khi cơn bão thổi đến, thì giá trị thật của gia đình vững mạnh cũng sẽ được phát huy khi thử thách tìm đến. Đừng bất an hoặc tuyệt vọng trước sự đối mặt với mâu thuẫn và vấn đề giữa gia đình. Đây là cơ hội yêu thương và quý trọng gia đình hơn nữa.

Đã có một người cha đem con trai mình đi tham gia cuộc thi ba môn phối hợp vì người con không thể cử động một mình, cũng không biết nói nhưng lại có mong ước “muốn chạy”. Người cha đã đặt con trai trên thuyền cao su mà bơi 3,9km, đua xe đạp 180km, và chạy hết quãng đường marathon 42,195㎞ những 6 lần. Con trai thể hiện rằng nếu không có người cha thì mình không thể làm được.

Người cha nói với con trai. “Con ơi, nếu không có con thì cha đã không làm.”

Một lời nói này cho chúng ta hiểu biết được rằng sức mạnh của gia đình vĩ đại đến chừng nào. Goethe đã nói rằng “Kể cả nhà vua, kể cả người dân, người tìm kiếm niềm vui và hòa bình ở nơi gia đình là người hạnh phúc nhất.” Không phải chỉ mỗi tháng 5 là tháng của gia đình đâu, chúng ta hãy chăm sóc gia đình vững mạnh bằng cách mọi thành viên nỗ lực cùng nhau và làm nên 365 ngày đều là ngày của gia đình. Nếu vậy thì chắc chắn sẽ hưởng được hạnh phúc không kém người khác.