Tri Âm

9,331 lượt xem

Có một từ gọi là “Tri Âm”. “Tri” là biết, còn “Âm” là tiếng, nên “Tri Âm” có nghĩa là “biết tiếng”, từ này được dùng để chỉ về người bạn thông hiểu và thấu suốt tấm lòng của nhau.

Nhân vật chính đã cho ra đời từ “Tri Âm” này là Bá Nha và Chung Tử Kỳ, sống trong thời đại Xuân Thu ở Trung Quốc.

Tài đánh cổ cầm của Bá Nha xuất sắc đến nỗi người ta nói rằng “Nếu Bá Nha gảy cổ cầm thì sáu con ngựa cũng ngửa đầu nhìn trời mà nghe và quên cả ăn cỏ”. Chung Tử Kỳ là người bạn có thể cảm biết ý nghĩa sâu thẳm của tiếng đàn cầm ấy đến nỗi chỉ cần nghe tiếng đàn thôi cũng đọc hiểu sự trong lòng Bá Nha.

Sau này, khi Chung Tử Kỳ qua đời vì bệnh thì Bá Nha đã cắt đứt dây cổ cầm và không bao giờ đánh đàn nữa. Bởi vì người thật sự hiểu được tiếng cổ cầm của mình đã không còn nữa. Không có sự tồn tại nào quý báu bằng một người hiểu biết được tấm lòng mình.

“thì xin Chúa từ trên trời, là nơi ngự của Chúa, hãy dủ nghe, tha thứ cho, và báo lại cho mỗi người tùy theo công việc họ, vì Chúa thông biết lòng của họ (thật chỉ một mình Chúa biết được lòng của con cái loài người)” II Sử Ký 6:30

Đức Chúa Trời là Đấng thông biết và thấu suốt tấm lòng của chúng ta hơn ai hết. Dầu thế gian chẳng hiểu biết, nhưng Đức Chúa Trời – Đấng tạo ra vũ trụ, vạn vật và nhân sinh, đang ở cùng chúng ta với tư cách là “Tri Âm” của chúng ta, nên không có người nào trên thế gian này hạnh phúc hơn chúng ta. Hãy ghi khắc sự tồn tại quý báu này trong lòng và mạnh mẽ thổi lên khúc quân hành của Tin Lành. Đức Chúa Trời đang lặng lẽ lắng nghe và sẽ làm cho công việc ấy được hanh thông.