Hội Thánh Cape Town, Cộng hòa Nam Phi, Hội Thánh Belleville, Hội Thánh Windhoek, Namibia liên hiệp và đi truyền giáo ngắn hạn tới Cairo, Ai Cập. Mỗi Siôn đều có nhiều người nhà muốn tham gia truyền giáo ngắn hạn Ai Cập nhưng chỉ có ít người có thể đi nên các đoàn viên chứa tấm lòng tha thiết của họ và làm việc Tin Lành bằng tấm lòng và chí ý nóng nhiệt hơn.
Ai Cập là nước hầu như mọi người tin vào Hồi giáo, nhưng cũng khá nhiều Cơ Đốc nhân. Nơi đó khá an toàn và những tiệm bán hàng cũng mở cửa đến khuya nên chúng tôi có thể rao truyền lời đến đêm khuya.
Ban đầu, không có người nghe lời chúng tôi rao truyền bằng tiếng Ả Rập thiếu thốn. Tuy nhiên từ khi chúng tôi đồng lòng cầu nguyện rằng xin hãy cho chúng con vượt qua bức tường của ngôn ngữ và ý niệm, hầu cho những người Ai Cập cảm thấy tấm lòng của Đức Chúa Trời Mẹ – Đấng một mực mong muốn sự cứu rỗi của các con cái, thì dần dần có nhiều người dừng chân và dành thời gian nghe lời.
Vào một ngày kia, khi chúng tôi quên cơn đói và truyền đạo thì gặp một người theo Hồi giáo. Anh ấy nói rằng bản thân mình theo Hồi giáo nên không quan tâm đến Kinh Thánh, nên chúng tôi kết thúc chia sẻ và chuyển đến nơi khác. Một lát sau, anh ấy chạy đến chúng tôi đang chia sẻ cho người khác. Anh ấy nói rằng suy nghĩ của anh đã thay đổi nên muốn nghe tin nhắn mà chúng tôi rao truyền. Cuối cùng, anh ấy nghe lời của Đức Chúa Trời và kể từ đó anh vẫn tiếp tục học Kinh Thánh.
Thông qua việc này, tôi đã đập vỡ quan niệm cố hữu về Hồi giáo. Tôi đã tưởng rằng họ không quan tâm đến lẽ thật nhưng hóa ra họ cũng là những linh hồn khát khao nước sự sống. Hơn nữa, vì sứ mệnh của chúng ta là truyền đạo 7 tỷ nhân loại nên không thể có sự ngoại lệ.
Dù nghe một hai câu Kinh Thánh thôi mà những linh hồn chờ đợi nước sự sống mở cánh cửa tấm lòng và lắng tai nghe. Có một vị quan tâm đến lời hứa của sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời sẽ ban cho trong Êsai chương 25. Vị ấy đã không hài lòng về tình trạng của các Cơ Đốc nhân chỉ cố chấp truyền thống của giáo phái mình không liên quan đến Kinh Thánh. Chúng tôi dạy dỗ về Đức Chúa Trời, là Đấng mang theo lẽ thật mà đến theo lời tiên tri trong sách Êsai và địa chỉ trang Web để vị ấy có thể tìm hiểu về lẽ thật mà Đức Chúa Trời sẽ hồi phục là gì.
Mấy ngày sau, một anh em đã nhận 3 tin nhắn từ vị đó lúc 3 giờ sáng.
“Xin chào.” “Tôi đã tìm kiếm trang Web mà anh đưa cho tôi. Tôi đã suy nghĩ thật nhiều trong suốt một tuần qua.” “Trả lời của tôi là… Tôi tin tất cả mọi lời.”
Bây giờ vị ấy muốn được sanh lại thành con cái của Đức Chúa Trời.
Trong tình huống bất ngờ, chúng tôi vẫn được gặp người nhà trên trời. Tôi xin chia sẻ một câu chuyện bên lề. Đó là lúc chúng tôi đi vào khu vực cấm qua lại và bị nhân viên mắng mỏ. Lúc đó một thanh niên nào đó giúp làm hòa giải vì thấy chúng tôi thật đáng thương vì bị mắng bằng tiếng Ả Rập nhưng chúng tôi lại không hiểu được. Chị ấy nói xin lỗi bằng tiếng Ả Rập thay thế cho chúng tôi và đưa chúng tôi về chỗ trọ nữa. Chúng tôi nghĩ rằng đây không phải là việc ngẫu nhiên nên đã trò chuyện với chị ấy. Trước đây chị ấy đã từng đi Cộng hòa Nam Phi nên thật vui mừng khi biết rằng chúng tôi đến từ nơi đó. Nhà chị ấy cũng ở gần chỗ chúng tôi nên chúng tôi có thể liên tục gặp chị ấy và học Kinh Thánh.
Và một tiền lệ tuyệt vời nữa là lúc chúng tôi rao truyền lẽ thật tại tàu điện ngầm. Một ngày nọ, chúng tôi phát hiện một phụ nữ đang đọc Kinh Thánh trên tàu điện ngầm. Hơn nữa chúng tôi ngạc nhiên vì chị ấy đọc sách Kinh Thánh bằng tiếng Anh. Bởi vì hầu như mọi người ở Ai Cập đều sử dụng tiếng Ả Rập và thường theo Hồi giáo nên đó là cảnh tượng hiếm thấy. Chúng tôi không thể bỏ qua nên một chị em khác đến gần và hỏi rằng:
“Chị có hiểu lời Kinh Thánh mà chị đang đọc chăng?” “Chẳng ai giải thích cho tôi, thể nào tôi hiểu được?”
Cuộc đối thoại của hai người giống như lúc Philíp được Đức Thánh Linh chỉ dẫn, gặp Hoạn quan Êthiôbi của nữ vương Canđác và nói chuyện. Chị em đó trở thành Philíp vào thời đại này và rao truyền tin tức vui mừng về Thánh Linh và Vợ Mới.
Như thế này, người dân của Đức Chúa Trời muốn nghe lời trong bất kỳ tình huống nào. Chúng tôi còn chia sẻ cho một bác sĩ khoa phụ sản ở nhà hàng trong bệnh viện của ông ấy. Cho dù bác sĩ lắng tai nghe nhưng vì lịch trình bận rộn nên phải đi. Ông ấy nghĩ một lát rồi trả lời rằng “Tôi có chút thời gian. Bạn có thể dạy tiếp cho tôi được không?” rồi ngồi lại.
Hội thảo Kinh Thánh đã được tổ chức tại Cairo, là một tin tức rất vui mừng đối với những linh hồn khát khao nước sự sống. Một sinh viên mà chúng tôi gặp thông qua sự giới thiệu của một anh em ở Ethiopia, hóa ra là sinh viên rất nổi tiếng ở trường đại học của sinh viên ấy. Nhờ sự giúp đỡ của sinh viên đó, chúng tôi nhận cơ hội tổ chức Hội thảo Kinh Thánh tại không gian văn phòng cộng đồng ở trường đại học. Dù quy mô nhỏ nhưng những người tham gia hội thảo cho thấy phản ứng tốt nên chúng tôi có được tấm lòng kỳ vọng xây dựng Siôn ở Ai Cập.
Khi những người Ai Cập giúp đỡ người khác và nghe lời cảm ơn thì họ thường nói rằng “Không có gì. Đó là nghĩa vụ của tôi.” Những người Ai Cập coi phụng sự cho người khác là nghĩa vụ của mình. Có lẽ là vì vậy sao? Trong thời gian truyền giáo, chúng tôi quen thuộc từ “Khalas” khi học tiếng Ả Rập. “Khalas” có nghĩa là “Cuối cùng”, “Kết thúc”, thường được sử dụng khi kết thúc nói chuyện. Từ này cũng có nghĩa là “sự cứu rỗi” trong từ điển tiếng Ả Rập Tiêu chuẩn Hiện đại. Chúng tôi giải nghĩa Khalas đặc biệt hơn. Đó là tinh thần cần thiết để hoàn thành Tin Lành Ai Cập.
Bây giờ truyền giáo ngắn hạn ở Cairo đã kết thúc. Một anh em ở lại Cairo và đang chăm sóc các linh hồn đang chờ đợi nhà truyền giáo đến. Chúng tôi sẽ đi lại để gặp những người Ai Cập có tấm lòng đẹp. Ấy là vì tinh thần Khalas mà Đức Chúa Trời đã gieo trồng vẫn còn sống.