Một nửa ký ức của mẹ

Park Su Bin từ Seoul, Hàn Quốc

6,049 lượt xem

Tôi có một ký ức khó quên.

Vào một đêm, khi còn học tiểu học, tôi bị một cơn đau dữ dội ở bụng dưới. Tôi chỉ nghĩ đó là do khó tiêu nhưng mẹ tôi nhận thấy rằng có điều gì đó không ổn với tôi và mẹ đưa tôi đến phòng cấp cứu. Đúng như mẹ dự đoán, kết quả không tốt. Họ nói rằng ruột thừa của tôi đã phình ra đến nỗi gần vỡ, mà có thể dẫn tới viêm màng bụng nếu như tôi đến trễ vài ngày. Tôi thay trang phục bệnh nhân và nằm xuống bàn phẫu thuật. Mọi thứ diễn ra quá bất ngờ.

Sau phẫu thuật, tôi bắt đầu rên rỉ vì thuốc mê đã hết. Sự rên rỉ đã chuyển thành tiếng hét. Bác sĩ yêu cầu tôi im lặng vì có nhiều bệnh nhân khác trong phòng nhưng vô dụng. Tôi hét to đến nỗi cha và em trai tôi nghe tiếng hét từ bên ngoài và sợ không dám đi vào. Mẹ cố gắng trấn an tôi đang khóc nhè nhưng tôi tiếp tục bướng bỉnh. Tôi thậm chí trách mẹ đã đem tôi đến bệnh viện và khiến tôi chịu đựng đau đớn.

Dĩ nhiên việc tôi đau đớn không phải lỗi của mẹ. Ngược lại, mẹ là người trước tiên nhận thấy tình trạng nghiêm trọng của tôi và đem tôi đến bệnh viện, lại lo lắng chờ đợi buổi phẫu thuật kết thúc, thậm chí là cho đến đêm khuya. Nhưng tôi chỉ cứ phàn nàn mẹ vô cớ thay vì nói lời cám ơn mẹ. Tôi vẫn còn xấu hổ về bản thân khi nghĩ đến việc tôi đã làm khi đó.

Tôi đã hét lên và gây ồn ào cho đến khi tôi được cho một liều thuốc giảm đau để bình tĩnh lại. Sự chống chọi với cơn đau đã kết thúc nhưng trong vài ngày tôi không thể tự ngồi dậy, chứ nói gì đến việc di chuyển. Mẹ luôn ở bên cạnh tôi để kiểm tra tốc độ truyền dịch và tắm rửa cho tôi. Mẹ đã chăm sóc tôi thật chu đáo. Mẹ hẳn phải rất mệt mỏi về thể xác và tinh thần trong khi chăm sóc con gái và cũng làm việc nhà nữa nhưng mẹ không bao giờ cho thấy bất cứ dấu hiệu mệt mỏi, dù chỉ là một lần, cho đến khi tôi xuất viện.

Một ngày kia, tôi tò mò hỏi mẹ.

“Mẹ ơi, mẹ có nhớ khi con la hét rất nhiều sau khi mổ ruột thừa không ạ?”

Mẹ tôi nói không nhớ.

“Vậy điều gì là khó khăn nhất cho mẹ lúc đó?”

“Dĩ nhiên, đó là khi con ở trong phòng phẫu thuật. Nó mất khoảng 40 phút đến 1 tiếng…”

“Lúc chờ đợi, mẹ không thấy nhàm chán hay sao ạ?”

“Làm gì có thì giờ nhàm chán? Mẹ đã cầu nguyện Đức Chúa Trời giữ con bình an suốt thời gian phẫu thuật.”

Mẹ tôi hẳn đã giả vờ không nhớ. Tuy nhiên, nếu mẹ thật sự quên thì đó là điều kỳ diệu. Tôi đã gây phiền toái, la hét và khóc lóc, khiến đánh thức mọi người trong phòng, nhưng mẹ không nhớ chút nào.

Việc này làm tôi nhớ đến Mẹ trên trời. Ngài đến đất này để cứu rỗi tôi vốn bị định phải chết vì tội lỗi tôi đã gây ra trên Nước Thiên Đàng. Tuy nhiên, tôi chỉ nghĩ về nỗi đau đớn của mình và phàn nàn mỗi khi đối mặt với khó khăn thay vì dâng cảm tạ lên Mẹ. Dù Ngài nghe những lời tổn thương từ chúng ta, các con cái chưa trưởng thành, nhưng Ngài không bao giờ bày tỏ tấm lòng đau đớn của Ngài mà chỉ an ủi và ôm ấp chúng ta với tình yêu thương ấm áp của Ngài và cho chúng ta sự chăm sóc và quan tâm lớn lao.

Trong khi nhớ bài học từ hành vi chưa trưởng thành thời thơ ấu, tôi sẽ bỏ đi tất cả sự phàn nàn và luôn dâng cảm tạ lên Mẹ từ bây giờ. Dù những khổ nạn bất ngờ đến với tôi trên con đường tôi đi, nhưng tôi sẽ xem đó là điều tôi phải trải qua để giữ cho linh hồn tôi tồn tại.

Mẹ mong ước sự bình an cho con cái hơn là sự thoải mái của Ngài. Tôi thật lòng hạnh phúc vì tôi luôn nhận tình yêu thương vĩ đại của Mẹ.