Hãy tìm hiểu xem phải chuẩn bị và đón ngày Sabát như thế nào để được nhận lãnh sung mãn phước lành mà Đức Chúa Trời ban cho.
Thứ nhất, phải chuẩn bị ngày Sabát thông qua ngày sắm sửa.
Một hôm trước ngày Sabát được gọi là ngày sắm sửa với ý nghĩa là chuẩn bị cho ngày Sabát. Nếu có thể, nên xử lý hoặc hoàn tất các công việc mang tính cá nhân vào ngày sắm sửa, là một hôm trước. Lý do là vì sự giữ ngày Sabát bằng tâm thần và lẽ thật không nên bị trở ngại bởi công việc thể xác.
Ðức Chúa Trời là Thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy. Giăng 4:24
Thứ hai, phải giữ thờ phượng đúng giờ.
Thời gian thờ phượng ngày Sabát là thời gian gặp gỡ Ðức Chúa Trời – Ðấng cai trị cả vũ trụ. Khi được trao cho cơ hội gặp một tổng thống trên trái đất này thì người ta cũng phải đi đến chỗ đã hẹn trước 1 tiếng, hay ít nhất 20-30 phút, mà chờ đợi. Huống chi, thời gian được gặp Ðức Chúa Trời – Vua của các vua, và được nhận phước lành là thời gian quý báu và tuyệt vời hơn điều ấy dường bao? Cho nên, phải tuân thủ nghiêm túc thời gian thờ phượng bằng cách đến nơi sớm và chuẩn bị.
Thứ ba, phải thờ phượng trong bầu không khí tin kính và nghiêm túc.
Thời gian thờ phượng ngày Sabát là thời gian cầu nguyện và tán dương bằng tâm thần và lẽ thật, và dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời. Theo đó, thờ phượng phải được tiến hành trong bầu không khi tin kính và nghiêm túc. Thế mà, vào thời gian thể ấy, nếu có tiếng khóc của em bé và tiếng chơi đùa của các trẻ em khiến cho không thể tập trung vào thờ phượng thì các thánh đồ khác sẽ cảm thấy bất tiện.
Nói như vậy không phải là để cấm dắt theo em bé đến Hội Thánh. Ðức Chúa Jêsus cũng rất yêu thương các trẻ em (Mác 10:14).
Chỉ là các bậc cha mẹ phải dạy dỗ trước cho con cái về sự thật rằng “Hội Thánh là nơi thờ phượng một cách tin kính.” và sự thật rằng “Trong giờ thờ phượng thì phải im lặng.” Thế thì, dù là trẻ em khờ khạo đến đâu chăng nữa cũng học được tấm lòng tin kính thờ phượng Đức Chúa Trời.
Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Ðấng Christ được rao giảng. Rôma 10:17
Thứ tư, nỗ lực để thực tiễn tình yêu thương anh em.
Ngày Sabát là thời gian gặp gỡ giữa các anh chị em đức tin mà không được gặp trong tuần vừa qua. Được gặp nhau sau một tuần, nên có nhiều lời hỏi thăm và tò mò dường bao? Phải nỗ lực giao thiệp chân chính như: hỏi về điều tò mò trong lời Kinh Thánh, nói chuyện về những việc xảy ra một tuần vừa qua, cầu nguyện bằng tấm lòng muốn giúp đỡ lẫn nhau v.v…
Nhưng có những hạng mục nhất định phải chú ý khi đối xử với các người nhà trong đức tin.
- Ðừng rơi vào lòng kiêu ngạo khoe khoang bản thân mình.
- Dù người nhà khác có ít nhiều điểm thiếu sót chăng nữa thì cũng phải rộng lượng bao dung lỗi lầm của người nhà ấy.
- Không nên nói lời không ân huệ cho người nghe.
- Phải chia sẻ lẫn nhau lời mang lại ân huệ và gây dựng ân đức.
- Phải chào hỏi bằng nụ cười tươi sáng đầy sức sống và đối xử một cách vui vẻ đối với các người nhà thay vì đối xử bằng mặt nhăn nhó, u tối.
- Địa vực trưởng hay khu vực trưởng phải phụng sự bằng lòng tận tình, thân thiện trong mọi việc để bầy chiên mà Ðức Chúa Trời đã giao phó cho mình được vui vẻ và mừng rỡ trong ngày Sabát.
- Sau khi thờ phượng, thỉnh thoảng chúng ta thấy những giấy ghi, sách, túi bị đặt để lộn xộn, và giấy rác hoặc bao bì bánh mà các trẻ em ăn xong bị vứt bừa bãi. Trong trường hợp thể này, dù người dọn dẹp được chỉ định chăng nữa, nhưng người nhìn thấy trước lại dọn dẹp và làm sạch thì Đức Chúa Trời – Đấng xem xét sự kín nhiệm, sẽ chúc phước cho sự hiến thân ấy thoát ra từ đáy sâu tấm lòng ấy.
Ngày Sabát thật là ngày thánh và rất phước lành. Sự giữ ngày Sabát là đặc quyền mà Đức Chúa Trời ban cho duy chỉ người dân của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải trở thành con cái của Đức Chúa Trời hết lòng, hết ý, hết nhiệt tình mà sắm sửa và giữ ngày Sabát.
- Vấn đề phải suy nghĩ
- Để đón ngày Sabát một cách ân huệ, nếu có thể, phải làm như thế nào đối với công việc cá nhân thì tốt?
- Điểm phải chú ý khi giao thiệp với các người nhà vào ngày Sabát là gì?