Cầu nguyện là một phần không thể thiếu trong tín ngưỡng của Cơ đốc nhân. Không với cầu nguyện khẩn thiết thì không có việc gì được hoàn thành chỉ bởi sức mạnh của chúng ta. Tuy không nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng cầu nguyện có sức mạnh kỳ diệu biến việc bất khả thi thành việc có thể thực hiện.
Tôi xin kể câu chuyện xảy ra trong một gia đình người Mỹ nọ vào ngày xưa. Ban ngày, máy điện thoại của gia đình đó kết nối rất tốt mà không có bất kỳ một vấn đề nào cả, nhưng cứ đêm đến thì máy điện thoại ấy không thể sử dụng được.
Hàng ngày hiện tượng như vậy cứ liên tục xảy ra nên chủ nhà đành phải gọi thợ sửa chữa điện thoại để nhờ sửa chữa hỏng hóc. Phải một hồi lâu thợ sửa chữa mới tìm ra nguyên nhân hỏng hóc. Đây là sự hỏng hóc bất ngờ đến nỗi thợ sửa chữa không nói được lời nào. Khi thử tách rời máy điện thoại với dây nối, thì thấy rằng trông có vẻ như được kết nối, nhưng đầu nối bị rời ra một khoảng cực nhỏ. Ban ngày, nhiệt độ tăng cao, đầu nối được giãn ra bởi nhiệt, nên khoảng cực nhỏ ấy được nối liền và máy điện thoại có thể dùng được. Tuy nhiên, ban đêm, nhiệt độ giảm xuống, nhiệt nguội dần nên khoảng cực nhỏ ấy lại được tách rời ra khiến máy điện thoại không thể sử dụng được.
Giống như điện thoại có thể dùng được tuỳ theo kết nối cực nhỏ của dây nối, cầu nguyện là dây nối liên kết chúng ta với Đức Chúa Trời. Để ý chí và ước nguyện của chúng ta được truyền đạt lên Đức Chúa Trời thì nhất thiết cần phải cầu nguyện.
George Washington, tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, đã níu bám Đức Chúa Trời suốt ngày đêm vì sự độc lập của nước Mỹ. Êđisơn, thiên tài phát minh người Mỹ đã không ngừng cầu nguyện một trăm lần, một nghìn lần cho một phát minh. Vì đã cầu nguyện khẩn thiết lên Đức Chúa Trời như thế, nên Đức Chúa Trời đã ban cho Êđisơn ý tưởng mà loài người vốn không thể nghĩ ra nổi, khiến Êđisơn phát minh ra cả bóng đèn soi sáng bóng tối, đóng vai trò lớn cho nền văn minh nhân loại cho đến tận ngày nay.
Khi xem xét lịch sử Kinh Thánh thì chúng ta có thể thấy rằng có rất nhiều công việc thật lớn lao được hoàn thành bởi cầu nguyện. Nước Ysơraên được hưởng sự phồn vinh dưới sự trị vì của vua Đavít, người luôn cầu nguyện khẩn thiết lên Đức Chúa Trời (II Samuên 7:18-29), Salômôn, con trai của Đavít, cũng đã dâng một nghìn của lễ và cầu khẩn lên Đức Chúa Trời, nên được nhận rất nhiều phước lành từ Đức Chúa Trời (I Các Vua 3:4-13).
Và Nêhêmi đã sốt sắng cầu nguyện lên Đức Chúa Trời vì tổ quốc đã bị huỷ diệt, nên đã có thể tái dựng lại Giêrusalem vốn bị hoang vu (Nêhêmi 1:1-11). Bởi cầu nguyện khẩn thiết, Đaniên đã giải nghĩa được chiêm bao của vua Nêbucátnếtsa, mà không một ai có thể biết được, khiến không chỉ giữ được mạng sống của bản thân, mà còn khiến cả vua nước Babylôn, vốn hầu việc thần ngoại bang, cũng được ăn năn hối cải và dâng tán dương lên Đức Chúa Trời (Đaniên 2:17-19).
Bàn đến cầu nguyện thì không thể trừ ra Đức Chúa Jêsus. Đức Chúa Jêsus cũng đã cho chúng ta thấy hình ảnh Ngài hoàn thành công việc Tin Lành bằng cầu nguyện suốt ngày đêm. Dù không cần cầu nguyện, Đức Chúa Jêsus cũng có đủ năng lực để cứu rỗi chúng ta, thế nhưng Ngài đã làm tấm gương cầu nguyện và nói rằng “Nếu sốt sắng cầu nguyện thì Cha các ngươi ở trên trời sẽ ứng đáp và ban cho tất thảy mọi thứ.” (Luca 11:9-13).
Dù đọc hết nội dung trong 66 quyển Kinh Thánh, thì cũng thấy rằng không có chỗ nào không chép về cầu nguyện, cũng không có câu chuyện nào không liên quan đến cầu nguyện cả. Thông qua đó, chúng ta có thể thấy rằng cầu nguyện là một nội dung thật quan trọng, không thể thiếu được trong đức tin.
Tuy nhiên, dù cảm nhận thấy tầm quan trọng của cầu nguyện nhưng cũng có trường hợp không cầu nguyện thường xuyên. Tình huống này xảy ra khi chúng ta không lập ra niềm trông mong hướng về Nước Thiên Đàng vĩnh cửu ở mức độ cao cấp hơn, ở tiêu chuẩn cao cấp hơn.
Hãy nghĩ đến môn toán học mà hồi phổ thông chúng ta coi là khó. Chắc chắn một lần các anh chị em đã tự hỏi rằng “Tại sao phải học toán học ở mức độ khó như vi phân, tích phân, hoán vị và kết hợp v.v… trong khi bốn phép tính cơ bản như cộng, trừ, nhân, chia cũng đã là đủ cho cuộc sống hằng ngày.” Tuy nhiên, những người có ý tưởng và lòng nghiên cứu thế giới ở mức độ cao hơn thì nhất thiết phải học môn toán học khó như thế. Đối với những người bình thường thì chỉ cần toán học đơn giản, thế nhưng đối với những người muốn bắn tên lửa lên vũ trụ, xây dựng các trạm trên vũ trụ, bắn vệ tinh nhân tạo để chụp hình của trái đất ngoài không gian, thì nhất thiết cần phải học toán học ở mức độ cao cấp và sâu sắc.
Những người có ý tưởng lớn lao hơn nữa, nhất định cần phải học toán học ở mức độ cao cấp hơn nữa. Giống như vậy, những người có niềm trông mong cao cấp hơn nữa trong khi sống cuộc sống đức tin thì cần phải cầu nguyện ở mức độ cao cấp và đa dạng hơn nữa vì đức tin có bước tiến quan trọng, chứ không nên chỉ dừng lại ở cầu nguyện ở mức độ giản đơn như cảm tạ vì Đức Chúa Trời ban cho đồ ăn hằng ngày.
Ngay cả bản thân tôi cũng vậy, khi mới tiếp nhận lẽ thật, tôi đã cầu nguyện chỉ bởi Kinh Thánh dạy rằng hãy cầu nguyện. Tôi đã cầu nguyện trong tuần lễ cầu nguyện của các kỳ lễ trọng thể, cầu nguyện mang tính hình thức vào mỗi buổi sáng khi ngủ dậy, và cầu nguyện cảm tạ vì đã kết thúc một ngày bình an vô sự trong ân điển của Đức Chúa Trời trước khi đi ngủ. Ban đầu tất thảy mọi người đều cầu nguyện tương tự như vậy. Tuy nhiên, tôi mong rằng chúng ta cũng không ngừng cầu nguyện có mục đích và ý muốn tuỳ theo sự trưởng thành của đức tin, chứ không nên chỉ cầu nguyện mang tính hình thức.
Chỉ bởi bốn phép tính cơ bản thì không thể bắn vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ. Hơn nữa, lại cũng không thể xây dựng cây cầu tuyệt đẹp trên sông Hàn. Giống như vậy, nếu là người hiến thân làm công việc Tin Lành vĩ đại với ý tưởng lớn hơn nữa thì cần phải cầu nguyện tương ứng với ý tưởng ấy. Chúng ta, là những người đang ra khắp thế giới để thực hiện công cuộc cải cách tôn giáo mang tầm cỡ quốc tế, phải không ngừng dâng lên Đức Chúa Trời cầu nguyện ở mức độ cao cấp và đa dạng tương ứng với công việc ấy.
Câu “Quá Lị Bất Cập” (過猶不及) có nghĩa là nếu điều gì trên thế gian quá mức độ thì không tốt. Tuy nhiên, cầu nguyện là trường hợp ngoại lệ. Về cầu nguyện, Kinh Thánh đã làm cho chúng ta hiểu biết về tầm quan trọng của cầu nguyện bằng lời phán rằng “Hãy cầu nguyện mãi mãi”, “Hãy cầu nguyện không thôi”.
“Đức Chúa Jêsus phán cùng môn đồ một thí dụ, để tỏ ra rằng phải cầu nguyện luôn, chớ hề mỏi mệt: Trong thành kia, có một quan án không kính sợ Đức Chúa Trời, không vị nể ai hết. Trong thành đó cũng có một người đàn bà goá, đến thưa quan rằng: Xin xét lẽ công bình cho tôi về kẻ nghịch cùng tôi. Quan ấy từ chối đã lâu. Nhưng kế đó, người tự nghĩ rằng: Dầu ta không kính sợ Đức Chúa Trời, không vị nể ai hết, song vì đàn bà goá này khuấy rầy ta, ta sẽ xét lẽ công bình cho nó, để nó không tới luôn làm nhức đầu ta. Đoạn, Chúa phán thêm rằng: Các ngươi có nghe lời quan án không công bình đó đã nói chăng? Vậy, có lẽ nào Đức Chúa Trời chẳng xét lẽ công bình cho những người đã được chọn, là kẻ đêm ngày kêu xin Ngài…” Luca 18:1-7
Đức Chúa Jêsus đã dạy dỗ rằng đừng thất vọng hoặc từ bỏ dễ dàng dù không được ứng nghiệm khi chỉ cầu nguyện một hoặc hai lần. Đức Chúa Jêsus đã phán rằng “Ngay cả quan án không công bình, kiêu ngạo, coi thường người khác, cũng đã xét lẽ công bình cho người đàn bà goá suốt ngày đến khuấy rầy ông. Vậy, có lẽ nào Đức Chúa Trời, là Đấng Công Bình, chẳng ứng đáp lời cầu nguyện của các con cái đêm ngày kêu xin Ngài sao?” Lời này có nghĩa là “Dù là người có tấm lòng độc ác thì cũng không thắng nổi người cầu xin khẩn thiết, và rốt cục phải ứng đáp lời cầu xin đó, thế mà các con cái của Đức Chúa Trời cầu xin Ngài ban cho sức mạnh trên trời để dùng trong việc công bình thì lẽ nào Đức Chúa Trời chẳng ứng đáp hay sao?”.
Khi siêng năng cầu nguyện, và cầu nguyện cho tới tận khi đạt được thì chắc chắn Đức Chúa Trời Cha sẽ ứng đáp lời cầu nguyện ấy. Nếu có ai cảm nhận rằng lời cầu nguyện và trông mong của bản thân mình chưa được ứng đáp cho tới tận bây giờ, thì ngay bây giờ hãy cầu nguyện lại một lần nữa. Khi cầu nguyện ngày đêm với niềm tin rằng Đức Chúa Trời sẽ ứng đáp cho hơn là suy nghĩ rằng dù cầu nguyện cũng không được ứng đáp, thì chúng ta sẽ được trải nghiệm công việc diệu kỳ đáng ngạc nhiên của Đức Chúa Trời giống như Đaniên, Sađơrắc, Mêsác và Abết Nêgô.
Mỗi khi cầu nguyện, nhất định chúng ta phải ghi nhớ lời rằng “Hãy cầu nguyện mãi mãi, không thôi”. Đức Chúa Trời đang giải toả từng mỗi một lòng oán hận của các con cái, và liên tiếp rao truyền Tin Lành này tới xứ Xamari, cho đến cùng trái đất. Chúng ta hãy luôn cầu nguyện lên Đức Chúa Trời rằng “Cầu xin Đức Chúa Trời hầu cho chúng con kiếm tìm tất thảy các anh chị em bị lạc mất!” cho đến tận khi tìm kiếm được hết thảy gia đình Nước Thiên Đàng bị ly tán.
“Hãy vui mừng mãi mãi, cầu nguyện không thôi, phàm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa; vì ý muốn của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ đối với anh em là như vậy… Hỡi anh em, hãy cầu nguyện cho chúng tôi với.” I Têsalônica 5:16-25
Được chép rằng vui mừng mãi mãi, cầu nguyện không thôi, phàm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa, là ý muốn của Đức Chúa Trời đối với chúng ta. Ý muốn của Đức Chúa Trời là chúng ta cầu nguyện không thôi, không ngừng nghỉ, chứ không phải là ngừng cầu nguyện khi không được ứng đáp dù mới chỉ cầu nguyện một hoặc hai lần. Chúng ta hãy siêng năng cầu nguyện cho tới khi tìm được tất thảy mười bốn vạn bốn ngàn anh chị em.
Cách đối xử tốt nhất dành cho các người nhà trong Siôn là luôn cầu nguyện cho nhau. Nếu có một người nhà có phẩm tánh không ân huệ thì cầu nguyện cho người nhà ấy là phương pháp tốt nhất.
Chủ đề mà tôi liên tiếp cầu nguyện hơn suốt 20 năm là cầu xin Đức Chúa Trời hầu cho tìm kiếm được hết thảy người nhà Nước Thiên Đàng bị lạc mất. Tôi nghĩ rằng tất thảy các gia đình Siôn cũng đều cầu nguyện giống như vậy. Vì thế mà rất nhiều người nhà đang vào trong Siôn, và kể cả các người nhà nước ngoài cũng đang đổ dồn vào Siôn.
Cứ lặp đi lặp lại cùng một chủ đề cầu nguyện hơn suốt 20 năm, tôi thực sự cảm thấy rằng Đức Chúa Trời Cha đang ứng đáp lời cầu nguyện của tôi. Chúng ta đang được nghe rất nhiều tin tức đáng ngạc nhiên rằng: Chỉ cần đặt bước chân đầu tiên trên đất nước xa lạ thì Hội Thánh được xây dựng nên, chỉ cần rao truyền lời của Đức Chúa Trời cho những người vốn không hề biết đến vinh hiển của Siôn, thì tất thảy mọi sinh vật sống vốn phải chịu chết được sống lại, chỉ cần rao truyền giao ước mới của sự sống và Danh Mới thì tất thảy mọi người đều được sống.
Đức Chúa Trời đã hầu cho chúng ta tìm kiếm được nhiều người nhà trong khoảng thời gian ngắn. Đó là kết quả của cầu nguyện của chúng ta. Nếu chúng chỉ cầu nguyện một hoặc hai lần, rồi từ bỏ vì không được ứng đáp, thì không biết chừng Đức Chúa Trời đã không ứng đáp lời cầu nguyện của chúng ta vì Ngài cho rằng ý chí tìm kiếm người nhà của chúng ta vẫn còn non yếu, và chúng ta vẫn còn không xứng đáng để nhận được những gì chúng ta đã yêu cầu. Tuy nhiên, chúng ta đã luôn cầu nguyện liên tục. Cho đến bây giờ, Đức Chúa Trời đã ứng đáp niềm trông mong hiệp nhất của tất thảy các con cái, và liên tục ban cho chúng ta thật nhiều người nhà. Tất thảy các anh chị em Siôn chúng ta phải luôn cầu nguyện và nỗ lực để không bỏ cuộc.
Khi chúng ta cầu nguyện trước khi tiến hành làm bất cứ việc gì, thì cho dù gặp phải điều kiện sẽ trở nên tồi tệ hơn, thì Đức Chúa Trời cũng dẫn dắt để công việc ấy được hoàn thành tốt đẹp, và có ích lợi cho linh hồn của chúng ta. Vì ý muốn của Đức Chúa Trời đối với chúng ta là cầu nguyện mãi mãi, không thôi, nên cho tới tận ngày Cha giáng lâm, chúng ta không ngừng dâng lên Đức Chúa Trời lời cầu nguyện rằng “Cầu xin Đức Chúa Trời hầu cho chúng con nhanh chóng làm chứng Tin Lành này tới tận xứ Samari, cho đến cùng trái đất, để tìm kiếm hết thảy anh chị em bị lạc mất.”
Tất thảy chúng ta hãy cùng cầu nguyện lên Đức Chúa Trời Cha. Chỉ một người đàn bà goá cứ luôn nài xin hằng ngày mà quan án không công bình đã phải xét lẽ công bình cho bà ấy, thế mà thất thảy chúng ta đều nài xin Đức Chúa Trời Cha không kể ngày đêm thì Ngài chẳng sẽ ứng đáp cho sao? Dù phải thay đổi trật tự của vũ trụ một chút, Đức Chúa Trời Cha cũng sẽ ứng đáp tất thảy mọi lời cầu nguyện của các con cái.
Thật là chuyện đáng xấu hổ để kể ra, nhưng hồi nhỏ tôi rất hay nài xin. Vì cứ nài xin thì cha mẹ tôi ứng đáp tất thảy mọi mong ước của tôi. Thế nên, nhiều khi tôi cũng cầu nguyện nài xin lên Đức Chúa Trời Cha rằng “Lạy thưa Cha! Cầu xin Cha nhất định hầu cho việc này hoàn thành trong năm nay!” Tôi cứ cầu nguyện theo cách này, và rất nhiều lần Đức Chúa Trời Cha đã ứng đáp lời cầu nguyện của tôi ngay cả trước kỳ mà Ngài phải làm hoàn thành công việc ấy.
Quan án không công bình xét lẽ công bình cho đàn bà goá không phải vì đàn bà goá nói hay hoặc có nhân phẩm tốt lành đâu. Bởi chỉ vì đàn bà goá này khuấy rầy quan vì cứ nài xin không thôi vậy. Chẳng có lực sĩ nào thắng hơn người nài xin.
“… Vậy nếu các ngươi là người xấu, còn biết cho con cái mình vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban Đức Thánh Linh cho người xin Ngài!” Luca 11:5-13
Tấm lòng của cha mẹ thường trở nên yếu đuối trước con cái nài xin. Huống chi Đức Chúa Trời Cha lại chẳng ban Đức Thánh Linh cho các con cái cầu xin Ngài khẩn thiết sao? Tôi mong tất thảy chúng ta đều siêng năng nài xin, và cầu khẩn thật nhiều để được ứng đáp lời cầu nguyện và nhận được nhiều ân huệ trong tình yêu thương lớn lao của Cha Mẹ.
Chúng ta hãy có thói quen cầu nguyện trước khi tiến hành bất cứ công việc nhỏ bé nào. Những người nhà điều khiển xe hãy cầu nguyện trước khi cầm tay lái, những người nhà truyền đạo hãy cầu nguyện trước khi rao truyền lời của Đức Chúa Trời thì sẽ đạt được kết quả ân huệ hơn nữa.
Người không biết cầu nguyện là người làm việc nhờ sức mạnh của bản thân, còn người cầu nguyện là người luôn làm việc nhờ mượn sức mạnh của Đức Chúa Trời. Trước khi nông nghiệp được cơ giới hoá, loài người đã sử dụng cày để trực tiếp đào đất. Tuy nhiên, dù đã cơ giới hoá nông nghiệp, nhưng nếu không sử dụng máy móc mà cứ sử dụng cày để làm nông thì sẽ vất vả biết bao? Lượng công việc có thể làm được trong vòng một ngày bởi máy móc, có thể mất một tuần hoặc hơn mười ngày nếu làm bằng cày.
Bí quyết để có thể làm công việc Tin Lành một cách dễ dàng chính là cầu nguyện. Bởi vì nhờ cầu nguyện chúng ta được tiếp sức của Cha Mẹ mà làm việc Tin Lành.
Đương thời Hội Thánh Sơ Khai, sở dĩ Tin Lành đã được phát triển hết sức mạnh mẽ thông qua Thánh Linh mưa đầu mùa vào ngày Lễ Ngũ Tuần, cũng là bởi cầu nguyện. Các thánh đồ đương thời đã không tự trông cậy vào sức mạnh của họ, nhưng đã huy động được sức mạnh của Đức Chúa Trời nhờ cầu nguyện. Nếu chúng ta vẫn chưa học tập phương pháp có hiệu quả này, mà 2000 năm trước các thánh đồ đã sử dụng, thì không được.
Nhất định chúng ta phải ghi nhớ lời của Đức Chúa Jêsus trong sách Luca chương 18. Sở dĩ lời cầu nguyện của chúng ta chưa được ứng đáp là bởi chúng ta cầu nguyện chưa đủ. Chúng ta hãy suy nghĩ sâu sắc thêm một lần nữa về sự thật này, và hãy siêng năng tích luỹ sức mạnh phần linh hồn nhờ cầu nguyện. Kể cả quan án không công bình cũng đã ứng đáp tất thảy lời cầu xin của người đàn bà goá, vậy có lẽ nào Đức Chúa Trời, là Đấng làm ra tai, lại không nghe lời cầu nguyện của chúng ta sao, có lẽ nào Đức Chúa Trời, là Đấng làm ra mắt, lại không nhìn xem nỗi khó khăn của chúng ta sao? Đức Chúa Trời đang nghe và đang xem tất thảy.
Chúng ta hãy siêng năng cầu nguyện theo ý muốn của Đức Chúa Trời Cha rằng “Hãy cầu nguyện không thôi.” Đặc biệt, tất thảy chúng ta phải đồng một lòng cầu nguyện vì Tin Lành hoá thế giới để Tin Lành có thể được rao truyền ra khắp thế giới. Khi chúng ta cầu nguyện trước rồi ra khắp thế giới để rao truyền Tin Lành thì nhất định Đức Chúa Trời sẽ nhanh chóng làm hoàn thành công việc Tin Lành cuối cùng. Tôi mong tất thảy các anh chị em Siôn luôn cầu khẩn lên Đức Chúa Trời Cha Mẹ của chúng ta để có thể tìm kiếm tất thảy các anh chị em bị lạc mất.