Sự bắt đầu của thông hiểu – Hãy công nhận sự vốn có của gia đình

Người được công nhận từ người khác thì hạnh phúc. Người được công nhận từ gia​ đình còn hạnh phúc hơn.

16,612 lượt xem

Một con dâu đã làm nước tương thay cho mẹ chồng già. Con dâu đã làm hết sức từng bước một theo như đã học từ mẹ chồng nhưng nước tương không có hương vị đậm đà như khi mẹ chồng làm. Vì không biết lý do đã sai ở đâu, nên nhờ mẹ chồng giúp đỡ. Mẹ chồng nằm trên giường bệnh, nghe kỹ lời nói của con dâu, dựng dậy cơ thể bất tiện và nói rằng đã biết vấn đề là gì. Mẹ chồng đứng bật dậy khỏi chỗ nằm, ánh mắt lấp lánh hơn bất cứ lúc nào, và khuôn mặt tràn đầy sức sống.

Lý do mẹ chồng không thấy phiền phức khi con dâu hỏi vấn đề về hương vị nước tương và giúp đỡ một cách tích cực là vì con dâu công nhận tay nghề làm nước tương của mẹ chồng. Lý do dù tuổi trẻ đầy sinh lực nhưng khi có tuổi nhiều thì mất hết chí khí là vì xác thịt trở nên yếu, nhưng lý do cuối cùng là vì người già bị coi như sự tồn tại không thể làm gì được cả. Cha mẹ càng nhiều tuổi thì chúng ta không nên bảo cha mẹ rằng đừng làm gì cả mà cứ ngồi yên đi, nhưng phải cung cấp cơ hội cho cha mẹ có thể bày tỏ năng lực dù là một việc nhỏ, và khi vấn đề nào xảy ra thì phải hỏi ý kiến. Loài người ai cũng có nhu cầu muốn được công nhận nên nhu cầu đó được thỏa mãn thì mới cảm thấy hài lòng và hạnh phúc.

Nhu cầu muốn được công nhận là một trong các nhu cầu của nhân loại

Sự mong muốn được công nhận từ người khác được gọi là “nhu cầu muốn được công nhận mang tính xã hội”. Đó thuộc về nhu cầu cơ bản của nhân loại cùng với nhu cầu mang tính sinh lý để bảo tồn và suy trì sự sống. William James, nhà tâm lý học Mỹ đã nói rằng “Trong bản tính mà nhân loại có, điều mạnh nhất là tấm lòng muốn được công nhận từ người khác.”

Trẻ em thì từ cha mẹ, học sinh thì từ giáo viên, và nhân viên thì muốn được công nhận sự tồn tại của bản thân mình từ cấp trên. Nếu được công nhận từ người khác thì lòng tự trọng và tự tin được tăng lên và tâm lý được ổn định. Cho dù no bụng và sung túc về vật chất nhưng nếu không có người nào nói với mình rằng “Vì có bạn nên hạnh phúc.”, “Bạn là người rất tốt.”, thì cuộc sống của người đó sẽ trống rỗng. Nếu nhu cầu muốn được công nhận thế này không được thỏa mãn thì không chỉ buồn rầu hoặc bị mất ý chí, mà điều đó còn sẽ được thể hiện với sự phẫn nộ. Cách đây vài năm, nguyên nhân tai nạn xả súng xảy ra cho một ký giả trong khi truyền hình trực tiếp tại Mỹ, và tai nạn xả súng đã xảy ra tại trạm kiểm tra nào đó là vì lý do đồng nghiệp “coi thường mình”.

Nếu không được công nhận từ gia đình thì bất mãn chỉ chồng chất lên thôi. Đừng coi công việc gai trưởng nuối nấng gia đình, công việc nội trợ gánh vác việc nhà, công việc học sinh học tập như là công việc đương nhiên, nhưng chúng ta hãy công nhận sự vất vả đó bằng lời nói ấm áp mềm mại. Dù cả thế gian công nhận nhưng nếu không được công nhận từ gia đình thì có ích lợi gì đây? Ngược lại, dù chịu việc khó khăn ở bên ngoài nhưng được công nhận từ gia đình thì được an ủi lớn. Sự ngợi khen là tung hô việc rất giỏi, nhưng sự công nhận là chấp nhận sự vốn có của hình ảnh đó dù làm tốt hay làm không tốt. Công nhận là ngợi khen ở phạm vi rộng hơn ngợi khen, và tự bản thân nó trở nên sự khích lệ.

Hãy công nhận sự vốn có của hình ảnh đó!

Trên thế gian không có một người nào giống nhau cả. Giống như bề ngoài khác nhau, tính cách, phương thức tư duy, khuynh hướng và khí chất bẩm sinh đều khác nhau. Giống như người thích bánh đậu đỏ không thể nói rằng đã sai đối với người thích bánh kem, dù suy nghĩ của người khác khác với suy nghĩ của tôi, nhưng đó không phải là sai. Nếu không công nhận sự khác biệt đó thì sẽ nảy sinh bất hòa, và đèn đỏ sẽ bật sáng trong mối quan hệ giữa người với người.

Gia đình cũng vậy. Người vợ và người chồng khác nhau, và con cái và cha mẹ khác nhau. Để duy trì mối quan hệ gia đình hài hòa thì phải công nhận sự thật rằng khác nhau, và gia đình phải trở thành nơi công nhận sự vốn có của hình ảnh thành viên gia đình. Để làm như thế, thì phải bỏ thái độ coi thường đối phương vì tuổi tác hoặc sự phân biệt giới tính. Chẳng hạn như nói con cái rằng “Ít tuổi thì biết cái gì mà nói thế.”, “Hãy vâng lời người lớn vô điều kiện.”, hoặc nói người bạn đời rằng “Phụ nữ chỉ cần giỏi việc nhà thôi.”, “Tuổi phát triển trí tuệ của đàn ông là thấp…” Những lời nói thế này làm cho người nghe mất vui nên tuyệt đối phải hạn chế.

Con người ai cũng có khuyết điểm và ai cũng làm một điều sai lầm. Nơi để những người thiếu thốn ôm ấp và lấp đầy những điều thiếu lẫn nhau chính là gia đình. Cha mẹ muốn cho thấy chỉ hình ảnh hoàn hảo và muốn kể cả con cái cũng trở thành người hoàn hảo, khiến cho cả cha mẹ lẫn con cái đều mệt mỏi. Không có người bạn đời hoàn hảo, và cũng không có gia đình hoàn hảo. Nhưng không phải có nghĩa rằng ăn ở qua loa là được. Khi công nhận sự vốn có như hình ảnh chân thật của gia đình, khuyết điểm của bản thân mình, hoàn cảnh mình đang đối mặt và đi tìm điểm cải thiện, thì tương lai sẽ được mở ra.

Thái độ công nhận đối phương là thế này

Trong điều thể hiện cảm giác công nhận đối phương, thì lời nói chiếm 30%, còn yếu tố gián tiếp như thái độ hoặc khuôn mặt chiếm 70%. Dù nòi lời tốt nhưng tùy theo thái độ của người nói, có thể được nghe như lời nói mang tính phủ định đối với người nghe. Khi nói chuyện, mắt đối mắt, mỉm cười dịu dàng và lắng nghe lời nói của đối phương là rất quan trọng. Nếu không nhìn người nói và lại cứ nhìn nơi khác, nhăn mặt khi nói hoặc đột nhiên thay đổi chủ đề thì đối phương cảm thấy mình đang bị coi thường.

Trong trường hợp không đồng ý với ý kiến của đối phương, thì sau khi công nhận ý kiến đó trước, rồi mới nói ý kiến của bản thân thì tốt. Người lờ ý kiến của người khác hoặc chỉ tìm vấn đề trong ý kiến của đối phương khi không hài lòng ý kiến của người khác, dễ làm cắt đứt dòng chảy của cuộc đối thoại.

Dù nhờ cùng việc, nhưng nếu bao hàm điều mình công nhận đối phương thì có hiệu quả nhiều hơn. Giữa lời nói rằng “Vì con dâu khác bận rộn nên con làm đi.” với lời nói rằng “Chỉ con có thể làm được việc này. Mẹ chỉ tin con thôi.”, lời nói nào là lời nói nghe bùi tai? Công nhận lẫn nhau là cơ bản của cuộc đối thoại. Nếu muốn làm như thế thì mình phải làm cho đối phương cảm thấy đầy đủ rằng không coi thường mà lại công nhận đối phương.

Khổng Tử đã nói rằng “Đừng lo rằng người khác không nhìn nhận mình, mà hãy lo rằng mình không biết người khác.” Trong Kinh Thánh cũng có sự dạy dỗ rằng “Hễ điều chi mà các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì cũng hãy làm điều đó cho họ (Mathiơ 7:12).” Nếu muốn được người khác công nhận cho, thì mình phải biết công nhận người khác trước. Hãy nhìn lại kể từ gia đình ở gần mình nhất. Và nghĩ rằng trong thời gian qua mình đã coi thường và có hành động không lịch sự hay sao, hoặc là đã hắt hủi vì khác với mình hay sao. Hãy nhớ rằng thông hiểu bắt đầu từ khi công nhận sự vốn có của người khác.