Người muốn làm vua, hãy chịu sức nặng của vương miện

조회 16,100

Nước Thiên Đàng mà Đức Chúa Trời sắm sẵn cho các con cái là nơi mà mắt người chưa từng thấy, tai chưa từng nghe và lòng chưa từng nghĩ đến. Nhưng, con đường đi vào Nước Thiên Đàng không bằng phẳng gì. Nếu có thể đi vào Nước Thiên Đàng một cách bình an không vấn đề gì thì tốt biết mấy, nhưng ở trên con đường này có bức tường hiểm hóc chặn ngăn trước mặt chúng ta và cũng có chướng ngại vật khó vượt qua nữa.

Các sứ đồ và các thánh đồ Hội Thánh sơ khai tiếp nhận mệnh lệnh của Đấng Christ và truyền bá Tin Lành, cũng đã bước đi trên con đường đức tin không bằng phẳng gì trong khổ nạn và bắt bớ. Tại sao Đức Chúa Trời hầu cho các con cái yêu dấu bước đi trên con đường hiểm hóc thay vì con đường dễ dàng và thoải mái vậy? Trong khi cùng nghĩ đến lý do ấy, chúng ta ngày nay cũng hãy trở thành các thánh đồ Siôn nắm chặt mão triều thiên sự sống và chạy xong con đường đức tin cho đến cuối cùng trong khi nhìn trông vinh hiển sẽ hưởng đời đời mãi mãi trên Nước Thiên Đàng vĩnh cửu.

Hãy vác thập tự giá mình mà theo Ta

Có câu nói rằng “Người muốn làm vua, hãy chịu sức nặng của vương miện.” Là người muốn làm vua thì tối thiểu phải chịu được sức nặng của vương miện thì mới có tư cách làm vua. Giống như vậy, là người muốn đi vào Nước Thiên Đàng vĩnh cửu thì phải chịu được sức nặng của thập tự giá. Đức Chúa Jêsus đã phán rằng nếu ai muốn theo Ngài thì phải vác thập tự giá mình mà theo Ngài.

“Ðoạn, Ngài phán cùng mọi người rằng: Nếu ai muốn theo ta, phải tự bỏ mình đi, mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo ta.” Luca 9:23

Hàng ngày chúng ta đang đi theo con đường của Đấng Christ trong khi nhìn trông Nước Thiên Đàng vĩnh cửu. Trên lộ trình đức tin này không ai không có thập tự giá của mình. Các thánh đồ Siôn trên khắp thế giới đều trông có vẻ bình an và hạnh phúc, nhưng tôi biết rằng trên thực tế họ cũng đều giấu kín khó khăn của từng người đằng sau nụ cười và đang nhẫn nhịn bằng niềm trông mong về Nước Thiên Đàng sắp đi vào. Chắc cũng có lúc muốn đặt xuống thập tự giá đè nặng trên vai. Nhưng con đường không có thập tự giá không phải là con đường của Đấng Christ.

2000 năm trước, Đức Chúa Trời đã đến đất này với danh Jêsus và đích thân gánh vác gánh nặng thập tự giá. Dù Ngài chỉ cho thấy năng lực toàn tri toàn năng của Đức Chúa Trời một lát thôi thì hết thảy nhân sinh cũng đều ngạc nhiên mà tin và đi theo Đấng Christ rồi. Nhưng Đức Chúa Jêsus đã đến trong hình ảnh người giống hệt với chúng ta, truyền bá Tin Lành trong khi vừa chịu đựng vất vả và khổ nạn, vừa chịu đủ loại chế giễu và hủy báng từ vật thọ tạo suốt 3 năm rưỡi cuộc đời công. Để chuộc tội lỗi của chúng ta, Ngài đã chịu bị đòn roi, bị đóng đinh trên thập tự giá, và bị đâm giáo vào sườn. Ngài đã mở rộng cánh cửa cứu rỗi cho nhân loại nhờ tình yêu thương hy sinh thể ấy, rồi đi trở về trời.

Đức Chúa Jêsus – Đấng làm gương trước chúng ta phán rằng “Các ngươi muốn theo Ta thì hãy đi theo con đường thập tự giá mà Ta bước đi.” Lời phán này có nghĩa rằng duy chỉ người đồng tham vào khổ nạn của Đấng Christ mới có thể đi theo ngay thẳng con đường của Đấng Christ.

“Vả lại, hết thảy mọi người muốn sống cách nhân đức trong Ðức Chúa Jêsus Christ, thì sẽ bị bắt bớ.” II Timôthê 3:12

Ngài đã phán rằng những người muốn sống cách nhân đức trong Đức Chúa Trời sẽ bị bắt bớ. Hệ thống thế gian này không để yên cho những người bước đi con đường đức tin đâu. Bởi vậy, kể cả trong cuộc đời đức tin của chúng ta, sẽ có nhiều lúc khó khăn thể như thập tự giá đứng chặn trước mặt chúng ta.

Mỗi lúc thể ấy, chúng ta đừng chỉ làm ngơ gánh nặng thập tự giá được ban cho bản thân mình, nhưng mong hãy nhận thức ý muốn của Đức Chúa Trời được chứa đựng trong đó. Đừng quên mất sự thật rằng ở cuối khổ nạn có Nước Thiên Đàng. Khi đang đi trên đường rồi tiến vào đường hầm thì ban đầu cảm thấy rất tối, nhưng ở cuối con đường ấy có ánh sáng, giống như vậy, ở cuối con đường này có Nước Thiên Đàng sáng láng và vinh hoa đang chờ đợi. Là người dân trên trời muốn được cứu rỗi thì phải đảm đương sức nặng của thập tự giá được giao cho mình, và phải đạt đến Nước Thiên Đàng vĩnh cửu trong khi đi theo trọn vẹn cuộc đời của Đấng Christ.

Lý do Ngài hầu cho gánh vác thập tự giá

Trong hết thảy mọi vật mà Đức Chúa Trời sáng tạo đều có lý do cả. Có người nói rằng nếu thời tiết lúc nào cũng trong xanh và quang đãng thì tốt. Tuy nhiên, trên thực tế, sa mạc quanh năm suốt tháng luôn quang đãng lại là nơi hoang liêu không có đến một ngọn cỏ. Do không có mưa và tuyết nên thiếu nước, vì thiếu nước nên thực vật không thể trưởng thành, nên kể cả động vật ăn thực vật cũng khó mà sinh tồn, vì vậy trở thành nơi mà loài người không thể cư trú. Thỉnh thoảng phải có mưa hoặc tuyết, và gió cũng phải thổi thì thực vật mới có thể sinh trưởng đúng cách. Kể cả tia chớp lấp lóe khiến loài người sợ hãi cũng là sự tồn tại nhất định cần thiết để thực vật hấp thụ được chất dinh dưỡng được gọi là nitơ.

Con người sống ở trên đời thì cũng không chỉ có những ngày tốt đẹp. Đôi khi cũng có ngày nhiều mây, cũng có ngày gió thổi, cũng có ngày trời nổi sấm sét. Xét sự quan phòng sáng tạo của Đức Chúa Trời thì thấy rằng kể cả ở trong lẽ thật, chúng ta cũng phải trải qua quá trình thể ấy thì mới có thể trưởng thành thành lúa mì phần linh hồn.

Có lúc chúng ta coi thập tự giá mà bản thân đang gánh vác là gánh nặng mệt nhọc và đau đớn. Nhưng thập tự giá không là gánh nặng đau đớn, mà là yếu tố nhất định cần thiết cho sự cứu rỗi của chúng ta. Sứ đồ Phaolô cũng có giằm xóc xác thịt, tức là bệnh tật gây đau đớn cho ông. Ông đã nhiều lần cầu khẩn hầu cho bệnh này rời khỏi bản thân, nhưng Đức Chúa Trời cho biết rằng ấy cũng là ân huệ của Đức Chúa Trời.

“Vậy nên, e rằng tôi lên mình kiêu ngạo bởi sự cao trọng cả thể của những sự tỏ ra ấy chăng, thì đã cho một cái giằm xóc vào thịt tôi, tức là quỉ sứ của Satan, để vả tôi, và làm cho tôi đừng kiêu ngạo. Đã ba lần tôi cầu nguyện Chúa cho nó lìa xa tôi. Nhưng Chúa phán rằng: Ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối. Vậy, tôi sẽ rất vui lòng khoe mình về sự yếu đuối tôi, hầu cho sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi. Cho nên tôi vì Đấng Christ mà đành chịu trong sự yếu đuối, nhuốc nhơ, túng ngặt, bắt bớ, khốn khó; vì khi tôi yếu đuối, ấy là lúc tôi mạnh mẽ.” II Côrinhtô 12:7-10

Nhận ra sự thật rằng vì Đức Chúa Trời yêu thương mình nên đã ban cho sự bất tiện xác thịt thì Phaolô đã rất vui mừng. Sự bất tiện ấy làm cho ông ấy không tự cao, và đóng vai trò hệ thống phanh cản ông ấy đi đường sai trái.

Giống như con đường của Đấng Christ là con đường thập tự giá, con đường của Cơ Đốc nhân cũng là con đường thập tự giá. Các thánh đồ Hội Thánh sơ khai tin Đức Chúa Jêsus Christ là Đức Chúa Trời chân thật và đi theo Ngài, cũng đã bị bức hại nhiều bởi những kẻ lãnh đạo tôn giáo đương thời đã bắt bớ và coi Đức Chúa Jêsus là tà đạo. Sứ đồ Phaolô cũng bị kiện cáo và bị chỉ trích tại tòa án là “đầu của phe người Naxarét”. Dù vậy, Tin Lành càng ngày càng được lan truyền rộng ra giống như một dược càng bị bổ ra thì hương thơm càng đậm đà. Trông có vẻ như rất nhiều hoạn nạn và bắt bớ đã phương hại Tin Lành của Hội Thánh sơ khai, nhưng càng như thế thì sức mạnh của Thánh Linh càng lớn mạnh hơn, và diễn ra sự việc đáng ngạc nhiên là lời được rao truyền tới xứ Samari, cho đến cùng trái đất, vượt qua châu Á mà ra toàn khu vực châu Âu.

Đây chính là ý muốn của Đức Chúa Trời được chứa đựng trong thập tự giá. Nói đến “thập tự giá” thì dễ nghĩ đến duy chỉ sự khổ nạn, nhưng ở phía sau ấy có thắng lợi, vinh hiển và sự cứu rỗi.

“Thầy tế lễ nhà vua” sẽ chịu sức nặng của mão triều thiên trên trời

Đức Chúa Trời có thể làm cho con đường khó khăn trở nên bằng phẳng, việc khó khăn thành việc dễ làm, nhưng kể cả đương thời Hội Thánh sơ khai, Ngài đã hầu cho Tin Lành được truyền bá trong sự bắt bớ và phương hại. Kể cả ngày nay cũng vậy, sở dĩ Ngài hầu cho những người dân sẽ được cứu rỗi vác thập tự giá mà đi theo Đấng Christ cũng là có ý muốn của Ngài. Bởi vì các thánh đồ là những người sẽ trở nên “thầy tế lễ nhà vua” (I Phierơ 2:9) trên trời.

“Thiên sứ chỉ cho tôi xem sông nước sự sống, trong như lưu ly, từ ngôi Đức Chúa Trời và Chiên Con chảy ra. Ở giữa phố thành và trên hai bờ sông có cây sự sống trổ mười hai mùa, mỗi tháng một lần ra trái; và những lá cây đó dùng để chữa lành cho các dân. Chẳng còn có sự nguyền rủa nữa; ngôi của Đức Chúa Trời và Chiên Con sẽ ở trong thành; các tôi tớ Ngài sẽ hầu hạ Ngài; chúng sẽ được thấy mặt Chúa, và danh Chúa sẽ ở trên trán mình. Đêm không còn có nữa, và chúng sẽ không cần đến ánh sáng đèn hay ánh sáng mặt trời, vì Chúa là Đức Chúa Trời sẽ soi sáng cho, và chúng sẽ trị vì đời đời.” Khải Huyền 22:1-5

Chúng ta sẽ được hưởng cơ nghiệp Nước Thiên Đàng được ban cho bởi Đức Chúa Trời – “Vua của các vua” cai trị thế giới vũ trụ, và sẽ được trị vì đời đời với tư cách nhà vua. Các vương tài (王材) cần thiết giáo dục và kinh nghiệm phù hợp với mình. Nếu dự định trở nên dân thường đi theo nơi này nơi kia theo như ai đó dẫn dắt ở vương quốc trên trời thì bây giờ không cần phải chịu thử thách và đau đớn.

Nhưng Ngài đã phán rằng sẽ trị vì đời đời mãi mãi trên trời, nên chẳng phải sẽ có vương miện mà chúng ta phải đội trên đầu hay sao? Chúng ta có mão triều thiên của sự công bình, mão triều thiên của sự sống mà Đức Chúa Trời sắm sẵn cho (II Timôthê 4:8, Giacơ 1:12). Người chịu được sức nặng của mão triều thiên mới có thể làm vua.

“Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời. Lại nếu chúng ta là con cái, thì cũng là kẻ kế tự: Kẻ kế tự Đức Chúa Trời và là kẻ đồng kế tự với Đấng Christ, miễn chúng ta đều chịu đau đớn với Ngài, hầu cho cũng được vinh hiển với Ngài.” Rôma 8:16-17

Kẻ kế tự có nghĩa là người kế nghiệp. Vương miện mà những người kế nghiệp của Đức Chúa Trời được thừa hưởng có sức nặng. Xét lịch sử Tin Lành từ thời Hội Thánh sơ khai cho đến tận ngày nay, thì thấy không chỉ là đại lộ thênh thang. Kể cả trong thời đại này, Cha trên trời đã dẫn dắt Hội Thánh trong vô vàn khó khăn, Mẹ trên trời cũng đang không ngừng vất vả và hy sinh cho đến tận khi lẽ thật được truyền cho muôn dân thế giới, thế nên mới có chúng ta của ngày nay.

Chúng ta ở cùng với Đấng Christ, nên cũng phải đồng tham vào khổ nạn để được hưởng vinh hiển với tư cách là người kế nghiệp của vương quốc trên trời. Đôi khi cũng có đau đớn, buồn bã, khổ nhọc, nhưng Đức Chúa Trời ban niềm vui và sự trông mong ở giữa đó. Chúng ta còn được an ủi rằng đối với chúng ta có Nước Thiên Đàng vĩnh cửu. Mỗi khi gặp phải khó khăn, mong hãy tin rằng Đức Chúa Trời đang rèn luyện hầu cho chúng ta trở nên chén lớn, để trở nên các người kế nghiệp trên trời gắng sức hơn nữa trong công việc Tin Lành.

Kinh Thánh công nhận những người dân ở trong lẽ thật giao ước mới là những người kế nghiệp sẽ trị vì đời đời mãi mãi trên Nước Thiên Đàng vĩnh cửu.

“Nhân đó, Ngài là Ðấng trung bảo của giao ước mới, để khi Ngài chịu chết mà chuộc tội đã phạm dưới giao ước cũ, thì những kẻ được kêu gọi nhận lãnh cơ nghiệp đời đời đã hứa cho mình.” Hêbơrơ 9:15

“Ngài” được nhắc đến tại đây có nghĩa là Đức Chúa Jêsus. Đã được phán rằng Đức Chúa Jêsus – Đấng trung bảo của giao ước mới hầu cho được nhận lời hứa cơ nghiệp đời đời, tức là Nước Thiên Đàng vĩnh cửu thông qua giao ước mới. Không ở trong giao ước mới thì không một ai có thể nhận được cơ nghiệp Nước Thiên Đàng mà Đức Chúa Trời đã hứa.

Chúng ta, là những người giữ giao ước mới ngày nay, phải đảm đương được sức nặng của thập tự giá để dự phần vào vinh hiển mà Đức Chúa Trời sắm sẵn với tư cách là người kế nghiệp của Đức Chúa Trời. Con đường này chật hẹp và ít người tìm kiếm được, nên không phải ai cũng có thể đi vào (Mathiơ 7:14). Đây là con đường mà duy chỉ những người có đức tin thuận ứng ngay thẳng ý muốn của Đức Chúa Trời mới có thể đi vào. Chúng ta phải bước đi trên con đường lẽ thật giao ước mới thể này cùng với Cha Mẹ trên trời cho đến cuối cùng.

Truyền đạo phải làm với tư cách thầy tế lễ nhà vua

Là vua thì không nên có tầm nhìn phiến diện. Không nên chỉ nhìn xung quanh mình, nhưng phải nhìn xem toàn thể vương quốc, lo nghĩ xem cái gì là việc làm cho người dân được bình an. Để được như vậy thì cần phải có nhiều kinh nghiệm. Cho nên, Đức Chúa Trời đã phán chúng ta hãy truyền đạo. Bởi năng lực của Ngài thì có thể làm trọn Tin Lành thế giới trong phút chốc, nhưng Ngài giao phó sứ mệnh lớn lao cho chúng ta – những người thiếu năng lực lẫn sự khôn ngoan là vì có ý muốn sâu sắc.

“Đức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn đồ như vầy: Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báptêm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.” Mathiơ 28:18-20

Dạy người ta giữ những điều mà Đức Chúa Jêsus đã truyền cho không phải là việc dễ dàng. Nhưng ở trong đó có phước lành mà Đức Chúa Trời sắm sẵn.

Đức Chúa Trời mong chúng ta có nhiều kinh nghiệm trước khi trị vì đời đời mãi mãi. Thông qua truyền đạo, chúng ta có thể gặp gỡ và hiểu những người khác ngôn ngữ, phong tục và văn hóa. Trên thế gian có người không biết đến mệnh lệnh của Đức Chúa Trời nên không làm theo, và cũng có những người dù biết đến nhưng không làm. Có người có tính cách hài hòa nhưng cũng có người có tính cách xấu xa, có người rất hợp với mình nhưng cũng có người không hợp. Nhưng Đức Chúa Trời đã phán rằng hãy đi đến mọi dân tộc và rao truyền lời.

Rao truyền lời của Đức Chúa Trời cho những người có tính tình đa dạng thì sẽ học hỏi được nhiều điều. Một điểm chung trong đó là, để hết thảy họ ăn năn và được cứu rỗi thì chúng ta phải giữ gìn tình yêu thương mà Đức Chúa Trời ban cho. Nếu tùy chỉnh theo tính cách mình và suy nghĩ mình thì có thể phát sinh việc không khớp, nhưng nếu rao truyền lời bằng tình yêu thương của Đấng Christ, thì khắp thế giới có thể hòa thuận và có thể kết được trái tốt đẹp.

Bây giờ các người nhà Siôn khắp thế giới đang nhường nhịn và chăm lo lẫn nhau bằng tình yêu thương của Đức Chúa Trời, nên Siôn tại 175 quốc gia đang trở nên một một cách suôn sẻ, và đang dốc hết nỗ lực vì Tin Lành. Ngày nào cũng được nghe thấy tin tức rằng rất nhiều linh hồn từ các nước đang trở vào lòng Đức Chúa Trời. Cho tới tận khi một linh hồn được sanh lại thành sự sống mới và ra đời mới thành người trên trời, thì sẽ cần rất nhiều hy sinh của các anh em chị em cùng nhau. Cho nên, sứ đồ Phaolô đã nói rằng việc truyền đạo một người giống với đau đớn khi sinh nở.

Không có nhà vua nào không có vương miện. Người muốn làm vua, phải chịu sức nặng của vương miện; còn người dân trên trời muốn đi vào Nước Thiên Đàng, phải chịu sức nặng của thập tự giá. Chúng ta là những người sẽ trị vì đời đời mãi mãi. Hãy dò xét đồng đều hoàn cảnh lẫn nhau, và dù gặp ai thì cũng phải hòa thuận bằng tình yêu thương của Đấng Christ. Chẳng phải nơi thể ấy là Nước Thiên Đàng hay sao? Truyền đạo là sự tích lũy kinh nghiệm để được biến hóa như thế. Đó là quá trình nhất định phải trải qua mới được đi vào Nước Thiên Đàng, và là việc hầu cho chúng ta có năng lực chịu được sức nặng của vương miện.

Đức Chúa Trời ban mão triều thiên và phước lành sự sống đời đời không hề héo tàn cho các con cái chịu được sức nặng thập tự giá bằng niềm trông mong trên trời. Mong hết thảy gắng sức lên, truyền đạo, cầu nguyện và dò xem lời siêng năng hơn nữa cho đến tận ngày Tin Lành Nước Thiên Đàng được hoàn thành, nhờ đó trở nên các con cái đáp ứng ý muốn của Cha Mẹ trên trời. Mong dâng vinh hiển và tán dương đời đời lên Đức Chúa Trời Êlôhim khi đi vào Nước Thiên Đàng trong khi chịu được một cách nhẹ nhàng mão triều thiên sẽ đội.