Cảm giác đau, chứng cớ cho sự rằng mình đang sống

12,467 lượt xem

Nước Thiên Đàng mà Kinh Thánh cho biết là nơi không có sự đau đớn. Nếu không cảm thấy đau suốt đời mà sống thì tốt biết bao?

Nếu là ở Nước Thiên Đàng – nơi không có sự đau đớn thì như vậy, nhưng ở trái đất này dù đau nhưng không có cảm giác đau thì không phải là việc tốt.

Vào năm 2011, một bộ phim điện ảnh Hàn Quốc với tên đặc biệt là “Nỗi đau” được khởi chiếu. Bộ phim này miêu tả về sự gặp gỡ mỉa mai giữa một người đàn ông mất cảm giác toàn bộ cơ thể vì cảm giác tội lỗi sau khi mất gia đình nên không có cảm giác đau, và một người đàn bà mắc bệnh hiếm dù cảm thấy đau chút ít cũng chí mạng. Giống như câu chuyện trái ngược nhau của nhân vật nam chính không có cảm giác đau và nhân vật nữ chính không thể coi nhẹ dù là cảm giác đau nhỏ, dù quá không cảm nhận được hay quá mẫn cảm với cảm giác đau thì cũng đều là vấn đề. Cảm giác đau có ý nghĩa nào trong cơ thể của chúng ta?

Thụ thể đau là cảm giác da rõ ràng nhất

Cảm giác đau là cảm giác khó chịu khi mô thực tế hoặc tiềm ẩn bị tổn thương. Nói một cách dễ hiểu thì ấy là cảm giác khó chịu bị phát sinh khi có triệu chứng bất thường nào ở cơ thể, và tín hiệu được tạo ra bởi sự kích thích của các điểm đau được phân bố trong cơ thể truyền đến não thông qua dây thần kinh thụ thể đau và giúp nhận biết được.

Tuy nhiên khi dò xem kỹ hơn thì trên màng tế bào của các tế bào tạo nên điểm đau có lối đường làm di chuyển vật chất thụ thể đau như serotonin và histamin vào bên trong tế bào. Khi mô bị tổn thương thì vật chất thụ thể đau được tạo ra, và khi vật chất thụ thể đau đi vào tế bào thông qua lối đường ấy thì tế bào nhận thức tín hiệu cảm giác đau. Vị cay của ớt cũng là một loại thụ thể đau do vật chất capsaicin gây ra chứ không phải vị giác. Kích thích cơ học do va chạm vào vật gì đó hoặc đâm kim, và kích thích nhiệt do bỏng bởi lửa cũng đều là nguyên nhân gây ra cảm giác đau. Tín hiệu cảm nhận cảm giác đau được truyền đến điểm đến cuối cùng là não dọc theo dây thần kinh thụ thể đau.

Tốc độ mà thụ thể đau được truyền đạt tới tận não là khoảng độ 0,5-30m trên giây, và chậm hơn so với xúc giác mà mỗi giây di chuyển 70m. Vì dây thần kinh thụ thể đau rất mảnh nên truyền đạt tín hiệu một cách chậm chạp so với dây thần kinh cảm giác khác. Trong khi trung bình có khoảng 25 điểm xúc giác trên mỗi cm vuông da, số điểm đau nằm san sát gần 200 điểm trên mỗi cm vuông da. Điều này có thể xảy ra vì dây thần kinh thụ thể đau rất mảnh. Vì có nhiều điểm đau, chúng ta có thể biết chính xác hơn về bộ phận bị đau.

Tín hiệu nguy hiểm mà cơ thể gửi đến

Cuộc sống của các bệnh nhân thấy đau quá nhiều dù có sự kích thích nhỏ được giới thiệu thông qua đài phát thanh đã từng gây sự tiếc nuối trên thế gian. Các bệnh nhân mắc bệnh hiếm là Hội chứng đau phức hợp khu vực (CRPS, complex regional pain syndrome) cảm nhận triệu chứng đau một cách mạnh mẽ dù có sự kích thích nhỏ. Dù chỉ quệt da trên vạt áo thì họ cũng cảm nhận cảm giác đau cực kỳ như kim châm hay bị chặt xuống bằng cái rìu. Dù là sau khi sự kích thích biến mất đi, triệu chứng đau cũng không giảm đi. Các bệnh nhân luôn có cảm giác đau, thì bị trầm cảm hoặc có cảm giác bị thôi thúc tự tử. Thật khó chịu cuộc sống mà hết thảy mọi cảm giác đều cảm nhận đau. Vậy thì không có cảm giác đau nào cả là tốt hơn hay sao?

Quá trình nhận biết tín hiệu cảm giác đau của tế bào

Ngoài tế bào: Khi mô của thân thể bị thương thì vật chất thụ thể đau được tạo ra.
Màng tế bào: Vật chất thụ thể đau đi vào bên trong tế bào thông qua lối đường màng tế bào.
Trong tế bào: Tế bào nhận thức tín hiệu cảm giác đau.

Các bệnh nhân mắc bệnh mất cảm giác đau thì vô cảm đối với vết thương cơ thể, không thể thực hiện biện pháp thích hợp để bảo vệ cơ thể nên có nhiều trường hợp nguy hiểm đến sinh mạng. Gabby dụi mắt theo thói quen nên giác mạc bị tổn thương nhưng không có cảm giác đau nên bỏ lỡ thời kỳ điều trị và bị mù lòa. Joanne Cruise, là bệnh nhân mắc bệnh mất cảm giác đau, đã không hét lên kể cả khi sanh đẻ. Cô ấy bị bong gân ở lưng mà không hề biết nên cứ để mặc, vì thế đã được phẫu thuật đặt lõi sắt vào cột sống nhưng sau đó dù lõi sắt ấy bị gãy rồi mà không nhận biết nên cô ấy phải phẫu thuật lớn hơn. Trong số các bệnh nhân mắc bệnh mất cảm giác đau thể này, có người không có cảm giác đói nên khó mà sinh hoạt một mình, cũng có nhiều người do không cảm thấy đau bụng mà bị chết vì viêm ruột thừa trở nên trầm trọng mà vốn có thể điều trị đơn giản.

Nhưng không cảm giác gì cả đối với vết thương cơ thể không phải chỉ nói về các bệnh nhân mắc bệnh mất cảm giác đau. Rất nhiều điểm đau được phân bố trong da, nhưng số điểm đau trong cơ quan tiêu hóa thì chẳng qua chỉ là một phần 50 so với da. Hầu hết ung thư phổi được phát hiện ra vào cuối kỳ là vì lý do thế này, gan được gọi là “nội tạng của sự im lặng” cũng như vậy. Khi bệnh tình của bệnh nhân xấu đi thì mới kêu đau.

Không có cảm giác đau không phải là vận may mà là tai ương. Nếu không có cảm giác đau thì không thể nhận thức được cơ thể mình có vấn đề gì và sự sống bị nguy hiểm dù vết thương nhỏ. Vì phải bảo vệ cơ thể khỏi hiểm nguy bên ngoài, nên thụ thể đau phát triển nhất so với cảm giác khác. Để mau chóng nắm bắt bất thường của cơ thể và sẵn sàng đối phó với sự nguy hiểm ấy một cách nhanh chóng.

Để thắng lợi cơn đau

Cảm thấy như vẫn còn nguyên vẹn dù mất tay hay chân vì tai nạn hay phẫu thuật là “cảm giác chi ma”. Các bệnh nhân mắc cảm giác chi ma kinh nghiệm “đau chi ma”, tức là có cảm giác đau như thể chân tay mình đã mất vẫn còn nguyên vẹn. Người ta cho rằng nguyên nhân chính là do các tế bào thần kinh ở não – nơi chịu trách nhiệm về giác quan, gây ra hiểu lầm, khiến cho cảm thấy ngứa hoặc đau ở chỗ chân tay không có, nên người bệnh càng đau vì không thể gãi hoặc xoa bóp.

Nhưng vì não cảm thấy đau nên đôi khi điều trị đau chi ma bởi sử dụng tính linh hoạt của não. Ấy là phương pháp soi chiếu chân tay của người lành lặn trong gương làm cho cảm thấy hai bên tay chân mình vẫn còn nguyên vẹn. Khi nhìn thấy tay chiếu trong gương chuyển động một cách lành lặn thì bệnh nhân mắc chứng đau chi ma bị mất tay cảm thấy như thể cánh tay đã mất đang chuyển động. Khi làm như thế thì cảm giác đau cũng giảm đi. Làm cho não đã nhầm tưởng có cảm giác đau trên tay bị mất, được nhận thức bằng mắt rằng không có cảm giác đau, nhờ đó làm giảm cảm giác đau.

“Morphin” mà được chiết xuất từ ma túy có tính gây nghiện nhưng được sử dụng làm thuốc giảm đau loại bỏ cảm giác đau một cách hiệu quả. Morphin kết hợp với chất đạm đặc thù trong não và tạo ra hiệu quả sự làm giảm đau. Giống như có thể mở khóa bằng chìa khóa phù hợp, chất đạm đặc thù kết hợp với vật chất có hình thái riêng biệt. Điều này có nghĩa là vật chất tác động như Morphin có tồn tại trong cơ thể chúng ta.

Vào năm 1975, một vật chất tác động làm giảm đau mạnh mẽ gấp 100 lần hơn Morphin đã được phát hiện ra. Ấy chính là “Enkephalin” là một chủng loại của endorphin. Não nhận thức cơn đau thì bài tiết endorphin ức chế cảm giác đau và cản trở sự truyền đạt cảm giác đau. Nghĩa là điều chỉnh cảm giác đau, để làm cho cơ thể thắng lợi cơn đau. Khi gặp tình huống như thể trái tim nổ tung ở gần điểm cuối Marathon thì các cầu thủ kinh nghiệm “runners high” như thể bay lượn thay vì cảm giác đau, và đôi khi các sản phụ cảm thấy vui mừng mãnh liệt trong khi sanh đẻ. Bởi vì endorphin được bài tiết để làm cho chịu đựng được khi bị stress hay sự đau đớn thuộc về thể chất. Được biết rằng khi cười thì endorphin được bài tiết nhiều, nhưng trên thực tế nó được bài tiết nhiều nhất khi sự đau đớn thuộc về thể chất, và tinh thần đạt đến mức độ cao nhất. Các loại endorphin được phát hiện ra cho đến nay là enkephalin, beta-endorphin, dynorphin v.v…

Cảm giác đau là yếu tố tất yếu không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Đôi khi cảm giác đau trở thành niềm đau khó chịu nhưng bên trong đó có tin nhắn cảnh báo về sự nguy hiểm của cơ thể. Cảm giác đau là chứng cớ cho sự rằng mình đang sống đồng thời là hệ thống cảnh giới bảo vệ mình.