WATV.org is provided in English. Would you like to change to English?
Lễ Lều Tạm tổ chức vào ngày 15 tháng 7 thánh lịch là lễ trọng thể cuối cùng trong 3 kỳ 7 lễ trọng thể của Đức Chúa Trời. Lễ Lều Tạm là lễ trọng thể kỷ niệm công việc xây dựng đền tạm của Đức Chúa Trời khi người dân Ysơraên sinh hoạt đồng vắng, và cũng là lễ trọng thể thu hoạch mà thu hoạch nông sản mùa thu. Tên gọi Cựu Ước là Lễ Nhà Tạm, Lễ Nhà Lều, Lễ Mùa Gặt.
Đức Chúa Trời đã quy định các nghi thức của Cựu Ước như là hình bóng và gương của Tân Ước, và chứa đựng sẵn các sự việc sẽ được hoàn thành trong thời đại Tân Ước như là sự mầu nhiệm sâu thẳm ở bên trong nghi thức lễ trọng thể. Hãy dò xem ý định mà Đức Chúa Trời muốn cho biết thông qua Lễ Lều Tạm là gì, và phước lành nước sự sống mà Ngài hứa trong Lễ Lều Tạm được nhận lãnh thông qua ai.
Vào ngày 10 tháng 7 thánh lịch của năm đầu tiên hướng tới Canaan sau khi được giải phóng khỏi Êdíptô, Môise nhận lấy Mười Điều Răn đi xuống núi Sinai, cho người dân biết về sự xây dựng đền tạm sẽ bảo quản Mười Điều Răn, và về các loại nguyên vật liệu cần thiết cho việc xây dựng đền tạm. Người dân đã vui vẻ dâng hiến nguyên vật liệu đền tạm bằng lòng thành.
“Môise nói cùng cả hội chúng Ysơraên rằng: Ðây là các lời Ðức Giêhôva đã phán dặn… Hễ người nào có lòng thành dâng cho, hãy đem lễ vật cho Ðức Giêhôva: vàng, bạc và đồng; chỉ tím, đỏ điều, đỏ sặm, vải gai mịn, lông dê, da chiên đực nhuộm đỏ…” Xuất Êdíptô Ký 35:4-19
“Cả dân Ysơraên, nam hay nữ, phàm ai có lòng cảm động xui cho mình tình nguyện quyên vào các công việc Ðức Giêhôva đã phán dặn nơi Môise, đều đem dâng cho Ðức Giêhôva các lễ tình nguyện vậy… mỗi buổi sớm mai, dân sự lại đem đến lễ vật tình nguyện nữa… Theo lịnh truyền của Môise, họ bèn đi rao từ trại quân rằng: Bất kỳ người nam hay nữ, chớ làm công việc về lễ vật của nơi thánh nữa! Vậy họ cấm dân sự không cho đem đến chi thêm nữa hết. Vì đã đủ các vật liệu đặng làm hết thảy công việc, cho đến đỗi còn dư lại nữa.” Xuất Êdíptô Ký 35:29-36:7
Trong khoảng một tuần, người dân Ysơraên đã dốc hết nỗ lực để dâng hiến nguyên vật liệu đền tạm lên Đức Chúa Trời. Để kỷ niệm sự người dân gom góp nguyên vật liệu và xây dựng đền tạm như thế này, Đức Chúa Trời đã chế định lễ trọng thể được gọi là Lễ Lều Tạm và hầu cho giữ.
“Hãy truyền cho dân Ysơraên rằng: Ngày rằm tháng bảy nầy là lễ lều tạm, trải qua bảy ngày đặng tôn kính Đức Giêhôva… Bữa thứ nhứt, các ngươi phải lấy trái cây tốt, tàu chà là, nhành cây rậm và cây dương liễu… Hết thảy ai sanh trong dòng Ysơraên sẽ ở nơi trại trong bảy ngày, hầu cho dòng dõi các ngươi biết rằng khi ta đem dân Ysơraên ra khỏi xứ Êdíptô, ta cho họ ở trong những trại: Ta là Giêhôva, Đức Chúa Trời của các ngươi. Ấy vậy, Môise truyền cho dân Ysơraên biết các lễ của Đức Giêhôva là lễ nào.” Lêvi Ký 23:34-44
Người dân Ysơraên đã gom góp tàu chà là, các loại nhành cây rậm vào Lễ Lều Tạm để xây dựng nhà lều, vừa ở lại nơi đó trong bảy ngày, vừa vui vẻ mừng rỡ. Bởi đó mà đã kỷ niệm công việc xây dựng đền tạm vào thời đại đồng vắng, và sự việc tổ tiên họ đã ở trong lều tạm suốt 40 năm.
Đặc trưng của luật lệ Lễ Lều Tạm là lấy các nhành cây để dựng lều tạm trên nóc nhà hoặc sân. Trong Kinh Thánh, cây cối biểu tượng cho loài người (Giêrêmi 5:14). Nguyên vật liệu đền thờ để xây đựng đền thờ của Đức Chúa Trời cũng giống như vậy.
“Kẻ nào thắng, ta sẽ cho làm trụ trong đền Ðức Chúa Trời ta, và người sẽ không ra khỏi đó nữa; ta lại sẽ lấy danh Ðức Chúa Trời ta, danh của thành Ðức Chúa Trời ta, là Giêrusalem mới từ trên trời, bởi Ðức Chúa Trời ta mà xuống, cùng danh mới ta, mà viết lên trên người.” Khải Huyền 3:12
Ngài chỉ ra kẻ nào thắng, tức là các thánh đồ mà xưng là trụ trong đền thờ Đức Chúa Trời. Như thế này, các thánh đồ được ví dụ bằng nguyên vật liệu của đền thờ Đức Chúa Trời. Bởi vậy Kinh Thánh phán rằng các thánh đồ được dựng nên như là đền thờ trong Đức Chúa Trời.
“Anh em đã được dựng lên trên nền của các sứ đồ cùng các đấng tiên tri, chính Ðức Chúa Jêsus Christ là đá góc nhà, cả cái nhà đã dựng lên trên đá đó, sắp đặt cách hẳn hoi, để làm nên một đền thờ thánh trong Chúa. Ấy, anh em cũng nhờ Ngài mà được dự phần vào nhà đó, đặng trở nên nhà ở của Ðức Chúa Trời trong Thánh Linh.” Êphêsô 2:20-22
Có người thì là trụ, có người thì là xà nhà, xét về phần linh hồn thì từng mỗi một thánh đồ đều là nguyên vật liệu cấu thành đền thờ Đức Chúa Trời. Giống như người dân Ysơraên vào thời đại Cựu Ước gom góp nguyên vật liệu lều tạm, chúng ta thời đại này nhóm lại hết thảy các thánh đồ của Đức Chúa Trời, là nguyên vật liệu đền thờ trên trời, làm hoàn thành đền thờ phần linh hồn đẹp đẽ, nhờ đó lời tiên tri về Lễ Lều Tạm được ứng nghiệm. Trong Lễ Lều Tạm có chứa đựng tin nhắn mạnh mẽ rằng “Hãy siêng năng truyền đạo để tìm kiếm hết thảy người nhà ly tán trên trời và hoàn thành đền thờ Đức Chúa Trời.”
Rất nhiều hội thánh ngày nay đang không giữ Lễ Lều Tạm có chứa đựng ý nghĩa trọng đại như thế này. Thỉnh thoảng có trường hợp vay mượn tên gọi của lễ trọng thể, nhưng lại hiểu sai không những ý nghĩa mà còn thậm chí cả ngày tháng của lễ trọng thể. Đối với người không giữ Lễ Lều Tạm, Đức Chúa Trời không ban mưa Thánh Linh cho.
“Xảy ra hết thảy những kẻ nào còn sót lại trong mọi nước lên đánh Giêrusalem, sẽ lên đó hàng năm đặng thờ lạy trước mặt Vua, là Ðức Giêhôva vạn quân, và giữ lễ lều tạm. Trong những họ hàng trên đất, kẻ nào đã chẳng lên Giêrusalem đặng thờ lạy trước mặt Vua, là Ðức Giêhôva vạn quân, thì sẽ không có mưa trên chúng nó… và chúng nó sẽ bị ôn dịch nầy, là ôn dịch mà Ðức Giêhôva đã dùng phạt các nước không lên giữ lễ lều tạm. Ấy hình phạt của Êdíptô và hình phạt của các nước chẳng lên giữ lễ lều tạm sẽ là như vậy.” Xachari 14:16-19
Đã được phán rằng đối với người không giữ Lễ Lều Tạm, Đức Chúa Trời sẽ giáng ôn dịch và hình phạt. Người bị chịu ôn dịch và hình phạt từ Đức Chúa Trời há có thể được cứu rỗi chăng? Chính vì Lễ Lều Tạm có mối liên quan trực tiếp với sự cứu rỗi của nhân loại như thế này, nên kể cả Đức Chúa Jêsus, Đấng vừa là bổn thể Đức Chúa Trời vừa là Đấng lập ra luật pháp, cũng đã cho thấy tấm gương giữ Lễ Lều Tạm.
“… Vả, ngày lễ của dân Giuđa, gọi là lễ Lều tạm gần đến… Ngày sau cùng, là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Ðức Chúa Jêsus ở đó, đứng kêu lên rằng: Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống. Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh thánh đã chép vậy. Ngài phán điều đó chỉ về Ðức Thánh Linh mà người nào tin Ngài sẽ nhận lấy…” Giăng 7:1-2, 37-39
2.000 năm trước, Đức Chúa Jêsus vừa truyền đạo trong Lễ Lều Tạm, và hứa ban Thánh Linh, tức là phước lành nước sự sống cho người nào tin Ngài. Còn vào thời đại Đức Thánh Linh cuối cùng, Thánh Linh và Vợ Mới ban nước sự sống.
“Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.” Khải Huyền 22:17
Sứ đồ Giăng đã ghi chép thông qua sự mặc thị cảnh Thánh Linh và Vợ Mới đến và ban nước sự sống. Giống như vào thời đại Đức Con, người tin Đức Chúa Jêsus thì được nhận lãnh nước sự sống; vào thời đại Đức Thánh Linh, người tin và tiếp nhận trọn vẹn Thánh Linh và Vợ Mới thì có thể được nhận lãnh Thánh Linh đã được hứa trong Lễ Lều Tạm.
Thánh Linh là Đức Chúa Trời Cha, là Đấng nhất thể với Đức Cha và Đức Con. Vậy thì Vợ Mới là ai? Sứ đồ Giăng đã ghi chép rằng “Thành thánh Giêrusalem từ trên trời mà xuống” là Vợ Mới, tức là Vợ Chiên Con (Khải Huyền 21:9-10).
Kể cả đấng tiên tri Xachari cũng tiên tri như sau về nguồn của nước sự sống thời đại này.
“Ấy sẽ là một ngày mà Ðức Giêhôva biết; chẳng phải ngày, chẳng phải đêm, song xảy ra đến buổi chiều sẽ có sự sáng. Xảy ra trong ngày đó, nước sống sẽ ra từ Giêrusalem, phân nửa chảy về biển đông, phân nửa chảy về biển tây, trong mùa hạ và mùa đông đều có.” Xachari 14:7-8
Tại đây, “ngày đó” có ý nghĩa là thời đại Đức Thánh Linh cuối cùng giữa ba thời đại Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh. Vì đã được phán rằng nước sống sẽ ra từ Giêrusalem nên có thể biết rằng vào thời đại Đức Thánh Linh nguồn của nước sống chính là Giêrusalem. Giêrusalem – Nguồn của nước sống không phải là đô thị ở trên đất, nhưng có ý nghĩa phần linh hồn riêng biệt.
“Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta.” Galati 4:26
Kinh Thánh cho biết rằng Giêrusalem ở trên trời chính là “Mẹ chúng ta”. Giêrusalem – Nguồn của nước sự sống thời đại cuối cùng chính là Đức Chúa Trời Mẹ. Bởi thế trong Khải Huyền, là sách chứa đựng lời tiên tri về thời đại Đức Thánh Linh, đã có ghi chép về cảnh Thánh Linh và Vợ Mới, tức là Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ xuất hiện và ban nước sự sống.
“Thiên sứ chỉ cho tôi xem sông nước sự sống, trong như lưu ly, từ ngôi Ðức Chúa Trời và Chiên Con chảy ra. Ở giữa phố thành…” Khải Huyền 22:1-2
Trong sách Xachari đã chép rằng nước sự sống ra từ Giêrusalem, còn trong sách Khải Huyền thì đã chép rằng nước sự sống ra từ ngôi Đức Chúa Trời. Ngôi Đức Chúa Trời cũng là biểu hiện để chỉ ra Mẹ Giêrusalem trên trời.
“Trong thời đó người ta sẽ gọi Giêrusalem là ngôi của Ðức Giêhôva, và hết thảy các nước đều nhóm về Giêrusalem, về danh Ðức Giêhôva…” Giêrêmi 3:17-18
Vì đã được phán rằng Giêrusalem là ngôi của Đức Chúa Trời, nên giống như lời tiên tri của Xachari, vào thời đại cuối cùng, sông nước sự sống – mạch sống của sự sống, đang chảy ra từ Mẹ Giêrusalem trên trời. Dù xem bất cứ câu Kinh Thánh nào thì sự thật rằng Đức Chúa Trời Mẹ là Nguồn của nước sự sống cũng được làm chứng mà không có gì để nghi ngờ. Nếu thêm bớt lời thể này của Đức Chúa Trời mà phủ nhận sự tồn tại của Đức Chúa Trời Mẹ thì không thể được nhận lãnh nước sự sống, tức là phước lành sự cứu rỗi (Tham khảo: Khải Huyền 22:18-19).
Xem công việc xây dựng đền tạm đương thời Môise thì thấy rằng đền tạm được hoàn thành sau cùng bằng cách đặt hòm giao ước vào trong nơi chí thánh. Nơi thánh biểu tượng cho Đức Chúa Trời. Ở giữa đó, nơi chí thánh có bề dài, bề ngang và bề cao bằng nhau biểu tượng cho thành Giêrusalem trên trời được hình thành với cấu trúc đồng nhất, tức là Mẹ chúng ta (So sánh: Giêrêmi 17:12-13, I Các Vua 6:14-21, Khải Huyền 21:9-16).
Nơi thánh được chia làm phần phía trước là nơi thánh, phần phía sau là nơi chí thánh, nên thầy tế lễ nhất định phải đi thấu vào qua nơi thánh thì mới có thể đi vào nơi chí thánh. Điều này là lời tiên tri cho thấy rằng vào thời đại Đức Thánh Linh, duy chỉ người nào nhận thức trọn vẹn về Đức Chúa Trời Cha mới có thể bước đến với Đức Chúa Trời Mẹ. Lễ Lều Tạm là lễ trọng thể quan trọng hầu cho nhận thức được về Đức Chúa Trời Mẹ, là thật thể của nơi chí thánh.
“… Chúng sẽ không đói, không khát nữa; cũng không có mặt trời, hoặc cơn nắng gắt nào hại đến mình. Vì Chiên Con ở giữa ngôi sẽ chăn giữ và đưa chúng đến những suối nước sống… sẽ lau hết nước mắt nơi mắt chúng.” Khải Huyền 7:14-17
Đã được phán rằng Chiên Con dẫn dắt chúng ta đến suối nước sự sống, mà trong Kinh Thánh, Chiên Con chỉ ra Đấng Christ (Giăng 1:29). Nguồn mà nước sự sống chảy ra chính là Mẹ Giêrusalem. Kinh Thánh cho biết rằng Đức Chúa Trời Cha dẫn dắt chúng ta đến với Đức Chúa Trời Mẹ.
Đức Chúa Trời đã đặt sẵn “ám hiệu” làm chứng về Đấng Cứu Chúa ở mọi nơi trong Kinh Thánh. Dù Ngài đã tỏ ra sự mầu nhiệm của sự cứu rỗi được giấu kín từ thời sáng thế đấy, nhưng Ngài đã ghi chép thành ví dụ để hầu cho duy chỉ các thánh đồ sẽ được cứu rỗi mới được biết. Bởi nguyên do thể ấy mà dù người ta xem và nghe lời Kinh Thánh chăng nữa, nhưng bởi sự khôn ngoan của nhân sinh thì không thể nào nhận thức được sự mầu nhiệm ấy (Mathiơ 13:10-17, 34-35).
Đức Chúa Jêsus Tái Lâm, tức là Cha An Xang Hồng đến trong xác thịt vào thời đại Đức Thánh Linh đã đích thân giải tỏ mọi sự mầu nhiệm ấy vì các con cái. Cha đã để lại sách “Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống”, và làm sáng tỏ sự mầu nhiệm về Thánh Linh và Vợ Mới mà Kinh Thánh làm chứng. Theo y như lời tiên tri rằng “Chiên Con sẽ trở nên người chăn chiên và dẫn dắt đến suối nước sự sống”, Đức Chúa Trời Cha đích thân dẫn dắt các con cái đến với Đức Chúa Trời Mẹ, vừa là Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời vừa là Nguồn của nước sự sống.
Chúng ta đã được tiếp nhận Đức Chúa Trời Mẹ – Đấng ban nước sự sống, theo sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời Cha. Dù từ “Êlôhim” tiếng Hêbơrơ có nghĩa là “Các Đức Chúa Trời” được ghi chép khoảng 2.500 lần trong Kinh Thánh, nhưng nhiều người ngày nay không nhận thức được về sự tồn tại của Đức Chúa Trời Mẹ. Chúng ta – những người đã tìm được suối nước sự sống trước bởi sự dẫn dắt của Chiên Con, phải truyền về Đức Chúa Trời Mẹ cho họ.
Giống như Đavít đã sắm sẵn dư dật nguyên vật liệu đền thờ Giêrusalem vì Salômôn, Cha đến đất này theo lời tiên tri về vua Đavít cũng cho chúng ta biết chi tiết lẽ thật về Mẹ Giêrusalem. Và giống như Salômôn đã hoàn công đền thờ Giêrusalem, chúng ta cũng phải mau chóng tìm ra anh em chị em bị mất, là nguyên vật liệu đền thờ phần linh hồn, nhờ đó bày tỏ vinh hiển của Mẹ Giêrusalem ra các nước trên thế giới. Đức Chúa Trời mong muốn điều này.
Ký giả sách Thi Thiên chép rằng “Nếu Ðức Giêhôva không cất nhà, Thì những thợ xây cất làm uổng công.” (Thi Thiên 127:1). Sự xây dựng đền thờ phần linh hồn cũng giống như vậy. Trong sự truyền bá Tin Lành và tìm kiếm anh em chị em bị mất, là nguyên vật liệu đền thờ trên trời, nhất định cần thiết sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Cho đến tận khi sự xây dựng đền thờ trên trời được hoàn thành trọn vẹn, chúng ta phải cầu khẩn bởi cầu nguyện lên Đức Chúa Trời hơn nữa để mặc lấy sức mạnh Thánh Linh.
Lễ Lều Tạm là lễ trọng thể hưởng nhiều vui vẻ và mừng rỡ, khác với lễ trọng thể của khổ nạn hoặc lễ trọng thể thống hối tội lỗi. Lý do ấy là gì? Bởi vì gặp gỡ được Mẹ trên trời, là Nguồn của nước sự sống thông qua Lễ Lều Tạm. Chúng ta đã phạm tội trên trời và bị đuổi xuống đất này, vượt qua năm tháng dài đằng đẵng 6.000 năm mới nhận thức và gặp gỡ được Mẹ trên trời, nên không thể không tràn ngập vui vẻ, mừng rỡ.
Với tư cách là người dân của Siôn giữ lễ trọng thể, chúng ta hãy vừa đong đếm được ý muốn sâu sắc của Đức Chúa Trời được chứa đựng trong Lễ Lều Tạm, vừa giữ cách thánh Lễ Lều Tạm, vui vẻ, mừng rỡ rao truyền về Đức Chúa Trời Mẹ. Mong các quý vị cất giọng tiếng lớn hướng tới cả nhân loại rằng “Hãy đến với Đức Chúa Trời Mẹ – Đấng ban nước sự sống”, nhờ đó trở nên các người nhà Siôn làm hoàn thành lời tiên tri về Lễ Lều Tạm trong khi dâng hiến lễ vật phần linh hồn dư dật lên Đức Chúa Trời.