Phải đối xử như thế nào giữa các thánh đồ với nhau?

35,305 lượt xem

Đức Chúa Trời đẹp lòng với sự các con cái Ngài đồng lòng và hòa thuận với nhau (Thi Thiên 133:1, Philíp 2:1-2). Dù vậy mà chúng ta – các con cái lại đối xử vô lễ và không quan tâm lẫn nhau thì thật khó để góp tấm lòng lại thành một. Theo đó, các thánh đồ phải giữ lễ nghĩa thỏa đáng với nhau, quan tâm bằng tấm lòng yêu thương để đạt được sự hòa thuận mà Đức Chúa Trời đẹp lòng.

Vậy, từ bây giờ, hãy tìm kiểu xem phải đối xử như thế nào giữa các thánh đồ với nhau.

Thứ nhất, yêu thương lẫn nhau, nhưng phải đối xử có lễ nghĩa.

Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy. Giăng 13:34

Đức Chúa Trời phán rằng giống như Ngài yêu chúng ta thể nào thì chúng ta cũng phải yêu nhau thể ấy. Nhờ giữ giao ước mới, chúng ta không chỉ trở nên một thể với Đức Chúa Trời vì được thừa thưởng thịt và huyết của Đức Chúa Trời, mà còn trở nên một thể với các anh em chị em nữa. Cho nên, phải thật lòng quý trọng và yêu thương anh em chị em trở nên một thể, giống như bản thân mình.

Đức Chúa Trời đã giải thích về tình yêu thương của chính Ngài bởi lời rằng “Tình yêu thương không làm điều trái phép” (I Côrinhtô 13:4-5). Theo đó, để thực tiễn tình yêu thương của Đức Chúa Trời thì chúng ta phải đối xử với anh em chị em bằng lễ nghĩa thỏa đáng. Dù gặp bất cứ người nhà nào cũng phải chào hỏi vui vẻ trước, và khi chia sẻ hội thoại thì tránh dùng lời nói tục, nhưng phải sử dụng ngôn ngữ phù hợp lễ nghĩa. Hơn nữa, phải đối xử với đối phương bằng thái độ khiêm tốn và thân thiện.

Thứ hai, phải quan tâm tới các thánh đồ yếu đức tin.

Giống như Đức Chúa Trời yêu thương và ôm lấy chúng ta yếu đuối, chúng ta cũng phải quan tâm và yêu thương các người nhà yếu đức tin hoặc các người nhà lần đầu bắt đầu sinh hoạt đức tin.

Vậy chúng ta là kẻ mạnh, phải gánh vác sự yếu đuối cho những kẻ kém sức, chớ làm cho đẹp lòng mình. Rôma 15:1

Lời rằng kẻ mạnh hãy gánh vác sự yếu đuối cho những kẻ kém sức có nghĩa rằng hãy quan tâm và chăm sóc cho những kẻ kém sức. Theo lời phán này, chúng ta phải quan tâm và chăm sóc một cách ấm áp cho các người nhà mới bước vào và các thánh đồ vẫn yếu đức tin (Rôma 14:1-3). Hơn nữa, phải hướng dẫn một cách thân thiện điều mà họ không biết, và phải hầu cho họ nhận thức ra tình yêu thương của Đức Chúa Trời thông qua hình ảnh của chúng ta.

“Tôi có chức vụ cao hơn, nên phải nghe lời tôi.”, “Tôi là người đi trước và người dẫn dắt, nên phải nâng tôi lên.” Những suy nghĩ như thế này không phải là suy nghĩ mà Ðức Chúa Trời đẹp lòng đâu. Càng là người dẫn dắt thì càng phải yêu thương các người nhà với tư thế tự hạ mình xuống và hầu việc đối phương, theo tấm gương của Đức Chúa Trời.

Trong Kinh Thánh, sự dạy dỗ rằng “Hãy yêu lẫn nhau.”, “Hãy đồng lòng.” được lặp đi lặp lại nhiều lần. Tiếp nhận ý muốn thể này của Đức Chúa Trời, chúng ta phải giữ lễ tiết giữa anh em chị em, yêu thương và hầu việc lẫn nhau, ôm lấy các người nhà yếu đức tin bằng tình yêu thương và sự quan tâm, nhờ đó đạt được sự hòa thuận trọn vẹn mà Đức Chúa Trời đẹp lòng.

Vấn đề phải suy nghĩ
Khi chỉ đạo sinh hoạt tín ngưỡng cho các người nhà mới bước vào hoặc các người nhà yếu đức tin, thì điểm mà người dẫn dắt phải chú ý là gì?
Hãy nghĩ xem lễ tiết mà các thánh đồ phải giữ với nhau là gì.