Bức thư từ trong tù

9,391 lượt xem

Jawaharlal Nehru đã chiến đấu vì độc lập của Ấn Độ cùng với Mahatma Gandhi, và sau đó trở thành thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ. Trong thời gian Ấn Độ ở dưới sự cai trị của đế quốc Anh, ông đã nhiều lần bị bỏ tù vì chống lại ách đô hộ của thực dân. Kể từ khi bị giam trong nhà tù Naini, ông đã viết thư cho con gái duy nhất của mình là Indira. Ông đã gửi cho cô khoảng 190 bức thư trong ba năm. Thế thì, ông đã tha thiết muốn nói điều gì với con gái yêu quý của mình vậy?

“Mỗi năm vào ngày sinh nhật, con thường nhận được những món quà và những lời chúc tốt đẹp. Những lời chúc tốt đẹp con vẫn sẽ nhận được, nhưng cha có thể gửi quà gì cho con từ nhà tù Naini đây? Quà của cha không thể là thứ có thể nhìn thấy hay chạm vào được.”

Nehru đã làm mọi cách ở trong tù để gửi cho con gái một món quà vô giá. Đó là câu chuyện về lịch sử thế giới được ông chép bằng tay. Ông đã viết những bức thư về lịch sử thế giới trên phạm vi vĩ mô, từ lịch sử của các thành bang của Hy Lạp cổ đại cho đến lịch sử Đế chế Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn. Những bức thư của ông không chỉ là những ghi chép lịch sử của một thời kỳ hay một quốc gia cụ thể. Ông giải thích cho con gái cách nhận thức đúng đắn và những điều cần học từ lịch sử, và dạy cô chi tiết các nguyên tắc đạo đức mà cô nên tuân theo với tư cách là nhà lãnh đạo. Ông làm điều này vì hy vọng rằng con gái Indira sẽ có cái nhìn đúng đắn về thế giới và ý thức cân bằng về lịch sử, để tương lai sẽ đóng góp cho sự phát triển của đất nước bằng cách thực tiễn các đức tính này.

“Thật thú vị khi nghĩ về những câu chuyện trong quá khứ của thế giới, về những con người vĩ đại cũng như những hành động vĩ đại chứa đựng trong những câu chuyện đó. Đọc lịch sử là tốt, nhưng thú vị và hấp dẫn hơn nữa là được tham gia vào việc tạo nên lịch sử cho tương lai.”

Vì nhà tù nơi ông bị giam giữ không có thư viện dành cho phạm nhân nên việc tìm sách hay tài liệu để tham khảo không hề dễ dàng. May mắn thay, ông đã đọc nhiều sách trước đó và tóm tắt chúng trong những cuốn sổ ghi chép. Mỗi khi nhớ con gái và lo lắng cho tương lai của đất nước, ông lại mở sổ tay ra đọc và viết một lá thư. Khi bạn đọc từng dòng chữ ông viết cho con gái mình vào những ngày như sinh nhật con gái hay ngày đầu năm mới, hay dù đó không phải là ngày đặc biệt nào, bạn đều có thể cảm nhận được tình yêu thương của người cha.

“Cha không biết liệu những bức thư của cha có làm con thích thú hay đánh thức sự tò mò của con hay không. Thật vậy, cha không biết khi nào con sẽ xem chúng, hoặc liệu con có xem chúng hay không. Đáng lẽ chúng ta phải ở gần nhau, nhưng lại phải xa nhau như vậy!”

Nehru đã viết từng dòng thư bằng tình yêu thương và tri ​​thức, không từ bỏ hy vọng ngay cả khi ông không biết liệu những bức thư có được chuyển đến con gái mình hay không. Bởi đọc những bức thư, con gái Indira Gandhi của ông đã cảm nhận được tình yêu thương của cha mình từ xa, có thể tích lũy kiến ​​thức và rèn luyện nhân đức, sau đó cô trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ và góp phần vào sự phát triển của đất nước mình.

Các con cái của Đức Chúa Trời cũng có những trải nghiệm tương tự như của Indira. Từ Sáng Thế Ký cho đến Khải Huyền, 66 cuốn sách Kinh Thánh là những bức thư của Đức Chúa Trời gửi cho các con cái của Ngài. Những bức thư mà Đức Chúa Trời Cha Mẹ đã gửi cho chúng ta thông qua nhiều đấng tiên tri trong suốt thời gian dài chứa đựng tình yêu thương vô hạn của Ngài dành cho chúng ta. Ngoài ra, những bức thư ấy còn chứa đựng lẽ thật sự sống mà giúp chúng ta nhận được sự cứu rỗi bởi việc giữ lẽ thật ấy bằng đức tin, những đức tính mà những người sẽ kế nghiệp Nước Thiên Đàng phải có, những giáo huấn phần linh hồn và tầm nhìn có giá trị của việc cứu rỗi nhân loại.

Giờ đây, đã đến lượt chúng ta trả lời các bức thư của Đức Chúa Trời. Chúng ta đã nhận được tình yêu thương vô bờ và những lời giáo huấn đẹp đẽ từ Cha Mẹ. Vậy thì chúng ta phải trở thành người như thế nào?

… và từ khi con còn thơ ấu đã biết Kinh thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Jêsus Christ. Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn. có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành. II Timôthê 3:15-17

Tham khảo
Nehru, Jawaharlal. 1942. Sơ lược về Lịch sử Thế giới. Nhà xuất bản Penguin, London.