Tất cả mọi sinh vật trong thế giới tự nhiên luôn sợ bị ăn thịt, nên chạy trốn khỏi thiên địch. Tuy nhiên dũng khí ra từ tình mẫu tử đi ngược lại kể cả sự quan phòng thiên nhiên thể ấy. Lý do con hươu cao cổ không chút sợ hãi mà xông tới trước 5 con sư tử bị bỏ đói, và con sóc đánh liều mạng với con rắn, là để bảo vệ con nhỏ của chúng. Trong biển có việc cá mập công kích cá heo con, nên cá heo mẹ đâm chết cá mập. Sự đấu tranh sinh tử của mẹ để bảo vệ con trong thế giới hoang dã tàn nhẫn thật là tuyệt vời và cảm động.
Loài người cũng không phải là ngoại lệ. Cũng có người mẹ trực tiếp giải cứu con gái bé mọn bỏ nhà đi để kết hôn với thành viên tổ chức vũ trang chủ nghĩa cực đoan. Con gái đi vào căn cứ điểm tổ chức vũ trang thì liền hối hận ngay và yêu cầu sự giúp đỡ của mẹ. Trong tình huống mà chính phủ hết phương kế, dũng khí của người mẹ đã thực hiện tác chiến giải cứu liều chết để giải cứu con gái thật sự là tuyệt vời. Em bé sống sót nhờ được ôm trong lòng mẹ trong hiện trường tai nạn hay là câu chuyện về người mẹ giải cứu con nhỏ bởi sức mạnh siêu nhân v.v.., chúng ta có thể phát hiện được sự mạnh mẽ của tình mẫu tử ở nhiều nơi xung quanh chúng ta và ấy là sự thật mà ai cũng đồng cảm.
Não biến hóa thành mẹ
Rất nhiều người mẹ nói rằng mình được sanh lại mới sau khi sanh con vì phát hiện ra bản thân mình hoàn thành công việc mình đã không dám làm được trước khi sanh con. Việc gì xảy ra đối với người mẹ vậy?
Ngay sau khi sanh con, những người mẹ bị đãng trí nặng. Bởi vì người mẹ cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho con nên não bị nhỏ lại. Tuy nhiên thời gian trôi qua thì não của người mẹ được phục hồi như trước nhưng lúc này não được cấu thành lại nên tính năng của não được cải tiến và năng lực tập trung tiến bộ lên.
Theo nhà tâm lý học Craig Kinsley, khi giải phẫu não của các con chuột cuối thai kỳ thì các dây thần kinh ở hồi hải mã – trung tâm học tập và trí nhớ, được sắp xếp lại một cách phức tạp. Não của mẹ được cấu thành lại để nuôi con cái một cách tốt. Trong thí nghiệm tập tính học, chuột mẹ phản ứng về con mồi nhanh hơn nhiều so với chuột đồng trinh. Bởi vì thính giác và khứu giác của chuột mẹ phát triển và nhanh nhẹn.
Loài người cũng giống như vậy. Trong vòng mấy tuần sau sanh con thì cảm thấy bất lực nhưng từ sau đó thì năng lực cảm giác được cải thiện và phản ứng về xung quanh trở nên hoạt bát. Cho nên những người mẹ cảm nhận dấu hiệu con tỉnh dậy, nên thức dậy trước hay là thấy trước sự biến hóa của con mà người khác khó phân biệt. Không chỉ vậy, người mẹ trở thành nữ siêu nhân mà 1 người đóng 3 vai, 4 vai trong khi vừa nấu ăn, nói chuyện điện thoại vừa chăm sóc con v.v…
Sau khi sanh con trong khổ nạn không thể nói được, thật đáng ngạc nhiên, các sản phụ thấy rất bình ổn. Lý do ấy là vì Hormone Oxytocin. Oxytocin không chỉ làm dịu và ru ngủ sự bất an của sản phụ mà còn làm cho người mẹ yêu con. Hơn nữa, Oxytocin ức chế việc bài tiết Hormone stress nên nâng cao kỹ năng mềm của người mẹ và tăng cường năng lực học tập.
Dự đoán rằng như đề cập tại phần mở đầu, lý do người mẹ lấy dũng khí liều mạng vì con cái trong tình huống đáng sợ là vì sự ảnh hưởng của Hormone. Vẫn còn cần thiết nghiên cứu hơn nữa nhưng đã được làm sáng tỏ lý do người mẹ được dũng cảm vì con cái là vì hai Hormone này can dự vào. Oxytocin ngăn chặn stress và Prolactin thúc đẩy tiết sữa, đóng vai trò loại bỏ sự bất an và sợ hãi. Inga Neuman, là nhà sinh vật học thần kinh người Đức tham gia nghiên cứu Prolactin, nói rằng Prolactin tác động vào não và làm cho người mẹ trở nên dũng cảm.” Lý do các con chuột mẹ hay bị mắc bẫy trong khi tiết sữa mẹ là vì thăm dò nơi nguy hiểm vì con cái.
Chương trình tính chất sinh vật học của tình mẫu tử
Bản năng tình mẫu tử của sinh vật có tính hy sinh và hiến thân. Sự chăm sóc của người mẹ khởi nguồn từ tình mẫu tử làm cho con cái chưa trưởng thành có thể sống sót trong hoàn cảnh nguy hiểm. Con gấu ngựa sanh con vào mùa đông, là thời kỳ không ăn gì và ngủ đông. Nó cho con ngậm vú trong khi bản thân đói khát và trải qua mùa đông dài. Câu chuyện về con chó và mèo nuôi con thật khỏe mạnh trong tình huống ngủ ngoài trời làm cho cảm nhận được sự vĩ đại của tình mẫu tử.
Nghiên cứu của Turkle và Rosenblatt trở thành cơ hội quan trọng làm cho nhìn thấy theo quan điểm có tính khoa học về tình mẫu tử mà mọi người nghĩ là điều hiển nhiên. Họ lấy huyết từ chuột mẹ trong vòng 48 tiếng đồng hồ sau khi sanh con, và tiêm huyết ấy vào chuột đồng trinh. Thế rồi, chuột đồng trinh cho chuột con bú dù không có sữa, và chăm sóc như thể mình là chuột mẹ. Điều này cho biết rằng trong huyết chuột mẹ sanh con có điều gì đó tạo ra hành động tình mẫu tử.
Sau đó, đã được làm sáng tỏ rằng vật chất ấy là Hormone Oxytocin. Oxytocin giúp đỡ người mẹ sanh con và thúc đẩy tiết sữa để làm cho trở thành cơ thể mẹ, và làm cho hình thành mối quan hệ tình cảm nhờ người mẹ cảm nhận tình yêu thương với con cái và chăm sóc con cái.
Trong não của chuột mẹ có sự biến hóa về chỉ số Dopamine nữa. Khi chuột mẹ tiếp xúc với con, chỉ số Dopamine được tăng lên. Dopamine là Hormone làm cho cảm thấy niềm vui và hạnh phúc, trong số các loại thuốc kích thích hoặc kích hoạt bài tiết Dopamine có ma túy. Một đội nghiên cứu Mỹ thí nghiệm xem chuột mẹ phản ứng với cocaine là một chủng loại ma tuý hay là với chuột con. Thông thường con chuột bị nghiện cocaine thích cocaine hơn đồ ăn nhưng các chuột mẹ mới sanh con thì dành thời gian để chăm sóc chuột con. Bởi vì khi tiếp xúc với con, chuột mẹ cảm thấy niềm vui và hạnh phúc hơn cocaine.
Đầu to so với thân mình, mắt to so với đầu, chân tay ngắn, thân hình tròn và điệu bộ vụng về v.v.. là đặc trưng chung đáng yêu của các động vật non. Lorenz, học giả hành động động vật định nghĩa về đặc trưng của các động vật non dễ thương mà kích thích bản năng bảo hộ là “Sự dễ thương baby schema”, mà điều này lôi kéo hành động dưỡng dục từ động vật mẹ hoặc cơ thể trưởng thành khác.
Không chỉ như vậy, hành động bản năng của con nhỏ khiến người mẹ không yêu thương con nhỏ thì không chịu đựng nổi. Có kết quả nghiên cứu rằng khi được một tháng sau sinh thì con nhỏ hay mỉm cười và nói bập bẹ đối với người nhìn mình, mà lúc này khuôn mặt cười của con cái làm tiết ra Dopamine trong não người mẹ và làm cho người mẹ hạnh phúc. Lúc này người mẹ cảm nhận hơn nữa tình yêu thương đối với con nhỏ. Hành động bản năng của em bé như phản xạ nắm chặt cái gì đó chạm vào tay, phản xạ xoắn lấy ai đó khi giật mình, phản xạ tìm vú mà quay đầu hướng đến vật thể chạm vào má và phản xạ bú đồ vật chạm vào miệng, hình thành tình cảm thân thiết giữa người mẹ và con cái. Thật ra, hành động bản năng của em bé không phải là tình cảm đặc biệt hướng về người mẹ. Tuy nhiên người mẹ cảm thấy bản năng tình mẫu tử đối với con nhỏ và dành nhiều thời gian ở bên cạnh con. Vì thế, hành động bản năng của con nhỏ tự nhiên hướng đến người mẹ và tình yêu thương của mẹ về con nhỏ cũng trở nên sâu sắc hơn. Từ 6 tháng sau sinh, thì con nhỏ cũng cảm nhận sự gắn bó với người mẹ. Như vậy, người mẹ và con cái là mối quan hệ tất yếu mà đã được dự định yêu thương lẫn nhau.
“Người nữ thì yếu đuối. Nhưng người mẹ thì mạnh mẽ.”
Người nữ thì yếu đuối hơn so với người nam, nhưng từ khi được gọi là mẹ thì người nữ trở nên mạnh mẽ hơn bất cứ ai vì con cái. Bản năng tình mẫu tử thế này là khởi nguồn của sức mạnh mà bảo tồn và nối tiếp sự sống của nhân loại. Bản năng tình mẫu tử được nối tiếp từ người mẹ của mẹ, và người mẹ của mẹ ấy. Quả thật, sự bắt đầu ấy từ đâu đến?
- Tài liệu tham khảo
- “The Emotional Lives of Animals: A Leading Scientist Explores Animal Joy, Sorrow, and Empathy — and Why They Matter” (Marc Bekoff)
- “Wildly Successful: Survival Strategies in the Animal Kingdom” (Vitus B. Dröscher)
- “The Mommy Brain: How Motherhood Makes Us Smarter” (Katherine Ellison)
- “엄마가 되면 뇌는 더 똑똑해진다 Não được thông minh lên khi trở thành người mẹ” (Kang Seok Gi, Dong-A khoa học tháng 9 năm 2012)
- “여자는 약하다, 그러나 어머니는 강하다 Người nữ thì yếu đuối, nhưng người mẹ thì mạnh mẽ.” (Kim Hyeong Geun, Chosun Il-bo , 4/6/2009)