Đến mùa thu, các cây ngân hạnh hai bên đường nhuốm màu vàng, tạo ra bầu không khí thật đẹp đẽ. Thế mà khi quan xát kỹ thì thấy có cây sum xuê quả ngân hạnh, lại có cây chẳng có quả ngân hạnh nào. Đó là bởi cây ngân hạnh được phân chia cây cái và cây đực, và trái chỉ được kết duy chỉ ở cây cái thôi.
Sự quan phòng của Đức Chúa Trời, là Đấng Sáng Tạo dựng nên muôn vật, thật là thâm thúy (Khải Huyền 4:11). Tất thảy mọi sinh vật sống đều được nhận sự sống bởi mẹ, và được kết trái thông qua mẹ. Kể cả ở Siôn, Đức Chúa Trời ban trái Tin Lành cho chúng ta, mà trái ấy được kết khi chúng ta dồn hết nhiệt tình chăm sóc cho người nhà bằng tấm lòng của Mẹ, và siêng năng cho họ ăn lương thực, là lời của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời mong muốn các con cái có được tấm lòng giống như tấm lòng của Mẹ. Cho nên, thông qua nguyên lý muôn vật, hay là thông qua Kinh Thánh, Đức Chúa Trời làm thức tỉnh chúng ta lặp đi lặp lại về sự thật rằng nếu muốn kết trái linh hồn dư dật thì phải có tấm lòng của Mẹ.
Ngày xưa, một ông vua nọ có ba con trai. Khi vua về già, các hạ thần đã bàn luận xem giữa ba hoàng tử, ai sẽ nối ngôi vua thì tốt, song thảy ba vị đều có tài năng, và đều nhận được sự tin tưởng của dân chúng và các hạ thần, nên đã không dễ để đưa ra kết luận. Các hạ thần đã kiến nghị lên vua rằng “Để cai trị nước tốt, thì trên hết là phải giải quyết được sự đói bụng của dân chúng, nên xin bệ hạ hãy đề ra cuộc thi bảo tồn hột giống ngũ cốc cho tới tận mùa thu, rồi chọn hoàng tử giải quyết tốt nhất vấn đề ấy làm người nối ngôi.”
Tiếp nhận ý kiến của các hạ thần, vua đã cho gọi ba hoàng tử, rồi đưa cho mỗi người một bao đựng hột giống. Và đã tuyên bố rằng người nào bảo quản tốt nhất những hột giống này cho tới tận mùa thu thì sẽ được kế thừa ngôi vua. Nhận được bao hột giống, các hoàng tử đều suy nghĩ nhiều, rồi mỗi người đều bảo quản hột giống theo cách riêng của mình.
Mùa thu đã đến. Vua và các đại thần đã gọi ba hoàng tử, xem họ đã bảo quản hột giống như thế nào. Hoàng tử thứ nhất nói rằng mình đã dựng nên một nhà kho, và bảo quản hột giống ở trong đó, gói kín hột giống để hơi ẩm không thấm vào. Rồi hoàng tử đã cho xem thấy hột giống lấy ra từ nhà kho. Hoàng tử thứ hai đã cho thấy số tiền bán hột giống. Lời đáp của hoàng tử là trong khi bảo quản hột giống cho tới tận mùa thu, thì sợ rằng hột giống sẽ bị thối nát, hoặc bị làm hỏng bởi chuộc hoặc các thú vật khác, nhưng bán đi và giữ số tiền ấy trong tay thì bất cứ lúc nào cũng có thể ra chợ mà đổi mua lấy ngũ cốc đầu mùa.
Thế còn hoàng tử thứ ba đã dẫn vua và các đại thần đến cánh đồng. Những ngũ cốc đã chín muồi trên cánh đồng tạo thành gợn sóng hoàng kim. Hoàng tử thứ ba đã trả lời rằng để bảo quản tốt hột giống, mình đã trồng toàn bộ từng một hột giống, và chăm sóc, rồi thì vô số trái đã chín muồi trên mỗi nhánh ngũ cốc ấy.
Đương nhiên người làm cho vua và các đại thần cảm động nhiều nhất, chính là hoàng tử thứ ba. Có thể nói rằng sự hoàng tử thứ ba nối ngôi vua, là nguyên lý tất nhiên.
Đức Chúa Trời ban cho mỗi chúng ta hột giống Tin Lành. Cũng có người sẽ đặt để nâng niu hột giống ấy ở đâu đó giống như hoàng tử thứ nhất, cũng có người khác sẽ bảo quản theo hình thái khác. Cũng có người siêng năng gieo trồng và chăm sóc cho hột giống ấy giống như hoàng tử thứ ba, để rồi trái được treo lủng lẳng, một hột ra một trăm, một hột ra sáu chục, hột khác nữa ra ba chục, và tạo nên gợn sóng hoàng kim.
Vào ngày Cha kiểm toán những thứ chúng ta đã để lại trong suốt cuộc đời, khi Cha hỏi rằng “Con đã làm gì thời gian qua?” thì các anh chị em sẽ cho Cha thấy hột giống mình đã nâng niu lưu trữ, hay là sẽ cho Cha thấy số tiền mình đã đổi với hột giống ấy? Nếu cho Cha thấy cánh đồng hoàng kim mà các lúa mì tạo thành gợn sóng, thì chắc chắn Cha sẽ phán rằng “Chính con mới có tư cách trở thành ‘thầy tế lễ nhà vua’ trên trời!”, chẳng phải vậy sao?
Nếu hoàng tử thứ ba đã chỉ rắc hột giống thôi, thì tự hột giống không thể lớn lên mà kết trái được đâu. Để kết trái được thì có điều kiện thích hợp với sự ấy. Trời không mưa thì phải tưới nước, các con sâu bệnh phá hoại thì cũng phải dốc hết nỗ lực để diệt trừ sâu bệnh. Cỏ dại mọc rậm rạp, thì sẽ phải nhổ cỏ thường xuyên để lúa mì không bị lấn áp. Để giành được kết quả ân huệ nhờ chăm sóc trái lúa mì phần linh hồn, thì chúng ta cũng phải để tâm như vậy mà nỗ lực, và cũng phải chăm sóc với lòng quan tâm.
Đây chính là tấm lòng của người mẹ. Người một mình gánh vác tất thảy mọi công việc nhà, hàng ngày lại luôn để tâm tới sức khỏe và đồ ăn của tất thảy mọi thành viên gia đình, chính là người mẹ. Có được tấm lòng như thế của người mẹ thì trái của Tin Lành tự khắc sẽ được kết. Không với tình yêu thương và nhiệt tình của người mẹ, là người luôn lo lắng và chăm sóc cho sự an nguy của gia đình, thì trái không thể tự kết được.
“Đức Chúa Jêsus phán cùng Simôn Phierơ rằng: Hỡi Simôn, con Giôna, ngươi yêu ta hơn những kẻ nầy chăng? Phierơ thưa rằng: Lạy Chúa, phải, Chúa biết rằng tôi yêu Chúa. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy chăn những chiên con ta. Ngài lại phán lần thứ hai cùng người rằng: Hỡi Simôn, con Giôna, ngươi yêu ta chăng? Phierơ thưa rằng: Lạy Chúa, phải, Chúa biết rằng tôi yêu Chúa. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy chăn chiên ta. Ngài phán cùng người đến lần thứ ba rằng: Hỡi Simôn, con Giôna, ngươi yêu ta chăng? Phierơ buồn rầu vì Ngài phán cùng mình đến ba lần: Ngươi yêu ta chăng? Người bèn thưa rằng: Lạy Chúa, Chúa biết hết mọi việc; Chúa biết rằng tôi yêu Chúa! Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy chăn chiên ta.” Giăng 21:15-17
Khi giao phó công việc của Hội Thánh Sơ Khai cho Phierơ, Đức Chúa Jêsus cũng đã hỏi Phierơ rằng “Ngươi yêu Ta chăng?” rồi đã dặn dò người rằng “Hãy chăn chiên Ta!” nghĩa là “Hãy cho chiên Ta ăn!”, “Hãy săn sóc và chăm lo!”. Trong gia đình, công việc cho ăn và chăm lo trong gia đình, là vai trò chính của người mẹ. Xét về mặt linh hồn thì, trong lời phán của Đức Chúa Jêsus “Hãy chăn chiên Ta, hãy chăm lo chiên Ta!” có bao hàm ý nghĩa rằng hãy có tấm lòng của Mẹ trong tấm lòng của chúng ta.
“Hãy rán biết cảnh trạng bầy chiên con, và lo săn sóc các đàn bò của con.” Châm Ngôn 27:23
Xét về mặt linh hồn thì các người dân của Đức Chúa Trời được ví với bầy chiên và bầy bò. Nếu không cho ăn cỏ, là lời Đức Chúa Trời, cùng không chăm lo cho từng một linh hồn, thì bầy chiên của Đức Chúa Trời tuyệt đối không thể trưởng thành, nên Đức Chúa Trời đã phán rằng chúng ta phải rán biết cảnh trạng bầy chiên, nghĩa là siêng năng biết tình cảnh của các người nhà. Tấm lòng săn sóc và chăm lo xem có người nhà nào đói bụng không, có người nhà nào đau ốm không, chính là tấm lòng của Mẹ. Không có tấm lòng giống như của Mẹ thì không thể làm trọn vẹn công việc cho ăn và chăm lo. “Hãy săn sóc các anh em chị em phần hồn!” chính là ý muốn của Cha, là ý muốn của Mẹ.
Trong gia đình, người mẹ cho con cái ăn đồ ăn ngon tốt, giữ gìn sự sống và sức khỏe của con cái, và săn sóc cẩn thận để các con cái trưởng thành ngay thẳng. Đức Chúa Trời dặn đi dặn lại chúng ta rằng hãy có tấm lòng như thế này.
“Đức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn đồ như vầy:… hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báptêm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.” Mathiơ 28:18-20
Lời “hãy đi dạy dỗ muôn dân” có nghĩa là hãy đi dạy dỗ lẽ thật sự sống của Đức Chúa Trời cho tất thảy mọi người. Xét về mặt linh hồn thì công việc dạy dỗ lời lẽ thật chính là công việc cho ăn. Sứ đồ Phaolô nhấn mạnh về sứ mệnh truyền đạo như sau.
“Ta ở trước mặt Đức Chúa Trời và trước mặt Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng sẽ đoán xét kẻ sống và kẻ chết, nhân sự đến của Ngài và nước Ngài mà bảo con rằng: hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời.” II Timôthê 4:1-2
Lời này cũng giống như lời mà Đức Chúa Jêsus dặn dò trong Mathiơ chương 28. Tất thảy những người trên thế gian này không được cứu rỗi thì họ sẽ không tránh khỏi cảnh trạng đi vào lò lửa đời đời. Khi nhìn bằng tấm lòng của Mẹ, thì sẽ cảm thấy thương xót họ, và sẽ dốc lòng quan tâm tới từng một người để cứu sống họ, bằng cách cho họ ăn lời của sự sống.
Rốt cục, truyền đạo là công việc có thể thực hiện khi chúng ta có tấm lòng của Mẹ. Duy chỉ sự tìm giỏi câu Kinh Thánh và truyền đạt nội dung đó, không phải là tất thảy đâu. Không chăm lo cho thế gian bằng tấm lòng của Mẹ, thì vẫn chưa thể hiểu ý muốn chân chính của Tin Lành. Chỉ khi rao truyền và chia sẻ tình yêu thương của Đức Chúa Trời cho những người thế gian, bằng tấm lòng của Mẹ, thì mới có thể nói rằng “Tôi rao truyền Tin Lành.”
Hãy nghĩ xem cho tới giờ liệu chúng ta đã làm công việc Tin Lành với tấm lòng giống như Mẹ không. Chúng ta không nên quên sự thật rằng khi chúng ta ôm ấp tấm lòng của Mẹ, săn sóc và cho các người nhà ăn, hạ mình xuống và hầu việc người khác, thì sẽ có thể kết được trái Tin Lành dư dật.
Có thể thấy rằng điểm đích cuối của Tin Lành chính là học theo tấm lòng của Mẹ, và ôm ấp tấm lòng của Mẹ. Khi làm như vậy thì có thể kết được trái, cũng có thể được biến hóa thành hình ảnh yêu thương, như lời phán của Đức Chúa Trời rằng “Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau.” (Giăng 13:34).
“Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự. Cũng vì đó nên Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao, và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh… mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha.” Philíp 2:5-11
Để cứu rỗi các con cái có phần về huyết và thịt, đích thân Đức Chúa Trời đã đến trái đất này. Là Đấng có quyền phán lệnh, và là Đấng nắm quyền thế có thể chỉ thị tất thảy mọi sự, thế mà Đức Chúa Trời đã tự hạ Bản Thân Ngài xuống, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người, mà vâng phục cho đến chết. Không một ai coi Đức Chúa Trời ra gì, song vì các tội nhân, Đức Chúa Trời đã bị lằn roi và bị vết bởi gai đâm, và lại lặng lẽ bước trên đường thập tự giá khổ nạn (Tham khảo: Hêbơrơ 2:14-15, Êsai 53:1-12).
Về căn bản, tấm lòng như thế này của Đấng Christ, hệt như tấm lòng của Mẹ. Hạ Mình xuống, vâng phục, hầu việc, nhịn nhục… tất thảy điều này chính là những đức mục trong tấm lòng của Mẹ. Giờ chẳng phải tất thảy chúng ta nên học theo tấm lòng này hay sao?
“Vả, nước thiên đàng sẽ giống như một người kia, khi đi đường xa, gọi các đầy tớ mà giao của cải mình. Chủ đó cho người nầy năm talâng, người kia hai, người khác một, tùy theo tài mỗi người; đoạn, chủ lên đường. Tức thì, người đã được nhận năm talâng đi làm lợi ra, và được năm talâng khác. Người đã nhận hai talâng cũng vậy, làm lợi ra được hai talâng nữa. Song người chỉ nhận một thì đi đào lỗ dưới đất mà giấu tiền của chủ. Cách lâu ngày, chủ của những đầy tớ ấy trở về khiến họ tính sổ. Người đã nhận năm talâng bèn đến, đem năm talâng khác nữa… Chủ nói với người rằng: Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm; ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều; hãy đến hưởng sự vui mừng của chúa ngươi. Người đã nhận hai talâng cũng đến mà thưa rằng… tôi đã làm lợi ra được hai talâng nữa. Chủ đáp rằng: Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm, ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều; hãy đến hưởng sự vui mừng của chúa ngươi.” Mathiơ 25:14-23
Trong ví dụ về talâng, Đức Chúa Jêsus đã dùng biểu hiện “làm lợi ra”, nghĩa là “kinh doanh”. Trong gia đình kinh doanh giỏi, thì người chủ có khuynh hướng giống người cha, hay có khuynh hướng giống người mẹ đây? Khi con cái đến chơi, thì người cha thường không biểu hiện mặc dù trong lòng rất vui mừng, còn người mẹ thì vừa chạy chân đất ra, vừa vui mừng gọi con hãy mau vào nhà. Hơn nữa, người cha có quyền uy, song người mẹ thì hạ mình xuống và nghĩ cho lập trường của đối phương trước.
Chủ nhân nào hạ mình xuống, chăm lo và săn sóc khách hàng bằng tấm lòng như thế này của người mẹ thì đương nhiên cửa hàng ấy sẽ hưng thịnh. Cửa hàng kinh doanh giỏi luôn chào đón niềm nở khi có khách đến. Làm cho đối phương cảm thấy thoải mái, và còn cho thêm thứ gì đó nếu khách mua hàng nữa. Còn người đề cao và nâng bản thân mình lên, sẽ không thể kinh doanh tốt. Những người kinh doanh thường treo khẩu hiệu “Khách hàng là vua!” mà giáo dục các nhân viên, lời này có nghĩa là vì khách hàng là vua, nên bản thân mình phải hầu việc khách hàng ở vị trí thấp hơn họ. Dù là trẻ em đến mua hàng đi chăng nữa, thì người có thể hầu việc khách hàng ấy như vua, mới là người kinh doanh giỏi.
Khi chúng ta hạ mình xuống và nâng cao đối phương, bằng tấm lòng của Mẹ, thì chúng ta cũng có thể làm lợi thêm talâng phần hồn. Có thể nói rằng người làm lợi thêm năm talâng và người làm lợi thêm hai talâng trong ví dụ, chính là những người chăm lo và săn sóc cho những người xung quanh bởi tấm lòng của Mẹ.
“Bởi vì ai tự nhắc mình lên, sẽ phải hạ xuống, còn ai tự hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên.” Luca 14:11
“Vậy hãy phục Đức Chúa Trời; hãy chống trả ma quỉ, thì nó sẽ lánh xa anh em. Hãy đến gần Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ đến gần anh em… Hãy hạ mình xuống trước mặt Chúa, thì Ngài sẽ nhắc anh em lên.” Giacơ 4:7-10
Hạ Mình xuống cũng là tấm lòng của Mẹ. Chức vị của người mẹ trong gia đình tuyệt đối không hề thấp, song người mẹ làm hết thảy đủ loại việc nhà. Kể cả đồ giặt của trẻ sơ sinh cũng do người mẹ làm, kể cả đồ ăn dành cho trẻ sơ sinh cũng do tận tay người mẹ chuẩn bị. Khi chúng ta cũng hạ mình xuống, chăm lo và săn sóc cho từng một người nhà như thế này, thì Tin Lành thế giới sẽ được hoàn thành, và chúng ta mới có thể lấp đầy dầu đức tin cần thiết.
“… thì anh em hãy hiệp ý với nhau, đồng tình yêu thương, đồng tâm, đồng tư tưởng mà làm cho tôi vui mừng trọn vẹn. Chớ làm sự chi vì lòng tranh cạnh hoặc vì hư vinh, nhưng hãy khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình. Mỗi một người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa.” Philíp 2:1-4
Lời này cũng có nghĩa rằng hãy có tấm lòng của Mẹ. Kể cả thông qua ví dụ, hoặc kể cả thông qua giáo huấn thực tế, Đức Chúa Trời cũng giải thích trong mọi chỗ Kinh Thánh rằng hãy có tấm lòng của Mẹ. Trong khi ôm ấp tấm lòng của Mẹ, các con cái Siôn được trở nên trọn vẹn bởi tình yêu thương.
“Hỡi kẻ rất yêu dấu, chúng ta hãy yêu mến lẫn nhau; vì sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời, kẻ nào yêu, thì sanh từ Đức Chúa Trời và nhìn biết Đức Chúa Trời. Ai chẳng yêu, thì không biết Đức Chúa Trời; vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương. Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày tỏ ra trong điều nầy: Đức Chúa Trời đã sai Con một Ngài đến thế gian, đặng chúng ta nhờ Con được sống… Hỡi kẻ rất yêu dấu, nếu Đức Chúa Trời đã yêu chúng ta dường ấy, thì chúng ta cũng phải yêu nhau. Chưa hề có ai thấy Đức Chúa Trời; nếu chúng ta yêu nhau, thì Đức Chúa Trời ở trong chúng ta, và sự yêu mến Ngài được trọn vẹn trong chúng ta… Chúng ta đã biết và tin sự yêu thương của Đức Chúa Trời đối với chúng ta. Đức Chúa Trời tức là sự yêu thương, ai ở trong sự yêu thương, là ở trong Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời ở trong người ấy… Ví có ai nói rằng: Ta yêu Đức Chúa Trời, mà lại ghét anh em mình, thì là kẻ nói dối; vì kẻ nào chẳng yêu anh em mình thấy, thì không thể yêu Đức Chúa Trời mình chẳng thấy được. Chúng ta đã nhận nơi Ngài điều răn nầy: Ai yêu Đức Chúa Trời, thì cũng phải yêu anh em mình.” I Giăng 4:7-21
Tình yêu thương lớn nhất trong các tình yêu thương là tình yêu thương của Mẹ. Để cho chúng ta đạt được mức ấy, đôi khi thông qua truyền đạo, đôi khi thông qua sự huấn luyện hạ mình xuống thấp hơn người khác, Đức Chúa Trời hầu cho chúng ta có tấm lòng của Mẹ. Coi người khác như trọng hơn mình, dốc hết nhiệt tình và vui vẻ thực hiện công việc Tin Lành dù ấy là việc khó khăn đi chăng nữa, thì ấy chính là cách thực tiễn với tấm lòng của Mẹ.
Để Tin Lành được rao truyền tới xứ Samari, cho đến cùng trái đất, thì tấm lòng của chúng ta, là những người rao truyền Tin Lành, phải biến hóa toàn bộ thành tấm lòng của Mẹ. Trong quá khứ, chúng ta đã muốn được hầu việc, đã muốn được nhận sự an ủi, nhưng tấm lòng của Mẹ là tấm lòng muốn cho đi, chứ không phải là tấm lòng muốn nhận. Khi còn là trẻ em hoặc còn là thiếu nữ thì muốn nhận tình yêu thương, nhưng khi người nữ trở thành người mẹ thì muốn ban cho tình yêu thương, muốn chia sẻ và hầu việc. Cho nên, người nữ tuy yếu, còn người mẹ là sự tồn tại mạnh mẽ, chẳng phải vậy sao?
Tôi tin rằng khi chúng ta được biến hóa thành tấm lòng của Mẹ, thì chúng ta sẽ trở nên cái được trọn vẹn với tư cách là người dân trên trời mà Đức Chúa Trời mong muốn, và Tin Lành thế giới cũng sẽ được hoàn thành trọn vẹn. Đức Chúa Trời đã phán rằng hãy tập tành sự tin kính, nên hãy nỗ lực hết sức kể cả trong công việc ôm ấp và thực tiễn tấm lòng của Mẹ. Mong tất thảy mọi người nhà Siôn đều hạ mình xuống, nâng người khác lên, chăm lo và săn sóc lẫn nhau sự an nguy phần linh hồn của các người nhà, hoàn thành sứ mệnh Tin Lành đã được giao phó, đề rồi tay nắm tay mà đi vào Nước Thiên Đàng.