Cuộc Đời Chỉ Được Ban Cho Duy Nhất Một Lần, Ta Sẽ Sống Vì Tin Lành

10,983 lượt xem

Dạo này, các anh chị em Siôn đang siêng năng rao truyền Tin Lành tới tận những đất nước xa xôi, nơi mà Tin Lành chưa được truyền bá. Họ đã để lại những dấu chân thật ý nghĩa trong khoảng thời gian không bao giờ quay trở lại nếu đã trôi qua. Tất thảy đều khắc phục mọi hoàn cảnh khó khăn và dẫn dắt nhiều linh hồn vào lòng Đức Chúa Trời Mẹ. Bằng cách làm đó, họ đang viết những trang sách “Tân Công Vụ Các Sứ Đồ” hay và cảm động mà không một tiểu thuyết gia nào có thể sáng tác được.

Tất nhiên cũng có các anh chị em Siôn đồng ý đồng lòng cùng cầu nguyện từ sáng sớm tinh mơ vì những anh chị em đang truyền đạo ở trong cũng như ngoài nước. Đây cũng là hành động đức tin đẹp đẽ và ân huệ cùng tham gia vào công việc Tin Lành mà Đức Chúa Trời Cha Mẹ làm cho hoàn thành.

Khi xem các nhân vật được chép trong Kinh Thánh, chúng ta thấy có những người nhận được phước lành sự sống đời đời sau khi sống vì Tin Lành, cũng có những người phải chịu sự hủy diệt đời đời sau khi sống chỉ theo tham vọng của bản thân mình. Cũng có những đấng tiên tri có đức tin giống như Đavít, sứ đồ Phaolô và Phierơ, là những người sống cuộc đời đức tin đáng để chúng ta noi theo, tuy nhiên, cũng có những người ngốc nghếch như Đêma vì ham hố đời này mà lìa bỏ lẽ thật, hay Giuđa Íchcariốt tự hủy hoại đời mình chỉ vì suy nghĩ sai lầm trong một giây lát.

Thời gian ngày hôm qua không thể quay trở lại, thời gian của ngày hôm nay cũng như vậy. Hãy suy nghĩ xem phải làm thế nào để cuộc sống của chúng ta trở nên có ý nghĩa hơn trong khi xem cuộc sống của các đấng tiên tri đức tin, là những người đã sống một cách tuyệt vời vì Tin Lành.

Sứ đồ Phaolô đã sống không hề hối hận trong Tin Lành

Sứ đồ Phaolô dự đoán rằng kỳ qua đời của mình đã đến gần, cuộc sống ở đời này sắp kết thúc. Và khi viết thư cho Timôthê, sứ đồ Phaolô đã tự hào rằng mình đã sống cuộc sống có ý nghĩa, có giá trị, mà không có một chút hổ thẹn nào.

“Về phần ta, ta đang bị đổ ra làm lễ quán, kỳ qua đời của ta gần rồi. Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin. Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta; Chúa là quan án công bình, sẽ ban mão ấy cho ta trong ngày đó, không những cho ta mà thôi, nhưng cũng cho mọi kẻ yêu mến sự hiện đến của Ngài.” II Timôthê 4:6-8

Mỗi khi xem lời Kinh Thánh này, tôi thấy thật ghen tỵ với cuộc sống của sứ đồ Phaolô, là người đã tự tin nói rằng sống vì Chúa, chết cũng vì Chúa nên không có một chút hối hận và hổ thẹn nào. Tôi mong rằng các anh chị em cũng sống cuộc sống thật tuyệt vời để được ghi chép tốt đẹp như thế này.

Cuộc đời chỉ được ban cho chúng ta duy nhất một lần. Vì chúng ta không thể sống hai lần, nên trong khoảng thời gian được ban cho chúng ta, chúng ta phải sử dụng một cách có ý nghĩa hơn nữa vì Đức Chúa Trời, vì Nước Thiên Đàng. Hãy lắng nghe lời rao truyền của sứ đồ Phaolô, là người chạy hết mình con đường chính nghĩa mà không một chút hối hận, hổ thẹn và giữ được đức tin cho đến cuối cùng.

“Ta ở trước mặt Đức Chúa Trời và trước mặt Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng sẽ đoán xét kẻ sống và kẻ chết, nhân sự đến của Ngài và nước Ngài mà bảo con rằng: hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời, hãy đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài khuyên, sửa trị, cứ dạy dỗ chẳng thôi… Nhưng con, phải có tiết độ trong mọi sự, hãy chịu cực khổ, làm việc của người giảng Tin lành, mọi phận sự về chức vụ con phải làm cho đầy đủ.” II Timôthê 4:1-5

Sứ đồ Phaolô khuyên rằng hãy luôn gắng sức làm các việc có ý nghĩa, là việc rao truyền lời của Đức Chúa Trời. Chúng ta không nên có suy nghĩ rằng: “Trước tiên tôi sẽ làm hết sức các công việc thế gian, sau này khi có thời gian rảnh rỗi tôi sẽ làm công việc Tin Lành.” Bởi chúng ta không thể quay lại thời gian đã trôi qua. Cuộc sống của chúng ta quá ngắn ngủi nên đừng để lãng phí thời gian vào những thứ vô giá trị. Chúng ta hãy làm hết sức mình để sống cuộc sống không hổ thẹn trước Đức Chúa Trời khi nhìn lại từng khoảnh khắc của cuộc đời chúng ta.

Để chúng ta có thể nói rằng mình đã đi con đường đức tin không hề hối tiếc, như Phaolô đã làm, lúc đứng trước mặt Đức Chúa Trời sau khi kết thúc cuộc đời trên đất này, thì chúng ta đừng làm theo đời này, mà hãy suy nghĩ ý muốn của Đức Chúa Trời là gì, và luôn nỗ lực để trở thành con cái Nước Thiên Đàng luôn vui lòng vâng phục lời của Đức Chúa Trời.

“Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em. Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào…” Rôma 12:1-3

Sẽ rất khó để sống cuộc sống không hề hối hận trước Đức Chúa Trời trong khi theo đuổi những thứ thế tục giống như người thế gian. Nếu sống cuộc sống theo đuổi những thứ thuộc về thế gian thì chúng ta cũng giống hệt người khát nước uống nước biển. Dù uống nước biển để đỡ khát, nhưng nước ấy lại càng làm cho khát khô hơn nữa. Giống như vậy càng được thỏa mãn những tham vọng thế tục thì chúng ta lại càng cảm thấy khát khô và muốn được thỏa mãn nhiều hơn nữa.

Tuy nhiên, một khi uống lời của nước sự sống mà Đức Chúa Trời ban cho thì mãi mãi sẽ không hề khát. Các anh chị em trong Siôn đang được hưởng niềm vui và hạnh phúc thông qua nước sự sống này, và chúng ta đã nhận ra rằng niềm vui và hạnh phúc này không thể được thay thế bởi bất cứ thứ gì trên thế gian này. Tôi mong tất thảy loài người đang sống ở thời đại chúng ta đều được hưởng niềm vui và hạnh phúc này.

Chúng ta hãy lập ra kế hoạch để cuộc đời được ban cho duy nhất một lần của chúng ta có thể sống một cách tuyệt vời vì đất nước Tin Lành vĩnh cửu của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy bỏ suy nghĩ rằng “Tôi sẽ làm Tin Lành khi có điều kiện tốt.” hay “Bắt đầu từ ngày mai tôi sẽ làm Tin Lành.” Chỉ những người làm Tin Lành “ngay từ giờ phút này” mới là người có thể làm được việc đó, và là người có thể sống một cách tuyệt vời đẹp đẽ.

Sứ mệnh của Giôsuê và bài học từ đó

Kinh Thánh ghi chép nhiều về công việc của các đấng tiên tri đã đi đường đức tin đẹp đẽ tuyệt vời trong ân huệ của Đức Chúa Trời. Trong đó, Giôsuê là người đón nhận ý muốn của Đức Chúa Trời, hết lòng hết linh hồn thực hiện sứ mệnh của bản thân mình.

Sau khi Môise chết, Giôsuê đã trở thành nhà lãnh đạo của Ysơraên. Giôsuê đã chỉ đạo cuộc chiến chinh phục để dẫn dắt người dân Ysơraên vào vùng đất hứa Canaan đượm sữa và mật, và phân chia vùng đất ấy cho mỗi chi phái của Ysơraên. Chúng ta hãy cùng xem lịch sử xâm chiếm thành Giêricô, mở ra bức màn chinh phục xứ Canaan theo sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời.

“Vả, Giêricô đã đóng cửa mình cách nghiêm nhặt trước mặt dân Ysơraên, không người nào vào ra. Đức Giêhôva phán cùng Giôsuê rằng: Kìa, ta đã phó Giêricô, vua, và các chiến sĩ mạnh dạn của nó vào tay ngươi. Vậy, hết thảy các ngươi, là chiến sĩ, hãy đi vòng chung quanh thành một bận; phải làm như vậy trong sáu ngày… nhưng qua ngày thứ bảy, các ngươi phải đi vòng chung quanh thành bảy bận, và bảy thầy tế lễ sẽ thổi kèn lên. Khi những thầy tế lễ thổi kèn vang, các ngươi vừa nghe tiếng kèn, hết thảy dân sự phải la tiếng lớn lên, thì vách thành sẽ sập xuống… Vả, Giôsuê có truyền lịnh cho dân sự rằng: Các ngươi chớ la, chớ có nghe tiếng nói mình; chớ có một lời chi ra khỏi miệng các ngươi cho đến ngày nào ta biểu rằng: Hãy la lên! bấy giờ các ngươi sẽ la… Nhưng ngày thứ bảy các người đó dậy sớm, vừa tưng sáng, và y như cách trước, đi chung quanh thành bảy lần; chỉ nội ngày đó họ đi chung quanh thành bảy lần. Lần thứ bảy, những thầy tế lễ thổi kèn, thì Giôsuê nói cùng dân sự rằng: Hãy la lên; vì Đức Giêhôva đã phó thành cho các ngươi.” Giôsuê 6:1-16

Đức Chúa Trời đã chỉ cho người dân Ysơraên phương pháp xâm chiếm thành Giêricô vững chắc như sắt thép. Phương pháp ấy là cứ yên lặng cho đến giây phút có tiếng phán “Hãy la lên!” thì dân sự đều phải nhất loạt la lên. Người dân Ysơraên vâng phục lời phán của Đức Chúa Trời nên đã giành được thắng lợi và được tận mắt chứng kiến kỳ tích thành Giêricô đổ sập ngay trước mặt họ (Giôsuê 6:20).

Theo lời tiên tri thì giờ đây chúng ta cũng đang được đặt trong tình huống như vậy. Tiếng kêu la của người dân Ysơraên ngay trước khi thành Giêricô bị đổ sập chính là tiếng kêu la khiến nhiều linh hồn ăn năn của các con cái Siôn, là những người được cử đi khắp mọi nơi trên toàn thế giới, ngay trước khi Babylôn linh hồn bị sập. Bước chân hành quân của các thánh đồ kêu la lẽ thật giao ước mới đang liên tiếp hướng ra toàn thế giới để không một đất nước nào không được rao truyền Tin Lành.

Con đường ấy không phải lúc nào cũng bằng phẳng đâu. Người Giêricô đã đóng cửa thành mình cách nghiêm nhặt do sợ hãi những người Ysơraên. Giống như vậy, trong thế giới linh hồn không nhìn thấy bằng mắt thường, ma quỉ đang dùng mọi phương pháp để cản trở lẽ thật bởi lo sợ vinh hiển của Đức Chúa Trời sẽ chiếu chói lọi rực rỡ khắp thế giới.

Tuy nhiên, giống như con đê một khi bị vỡ thì không thể nào chặn được dòng nước, dòng sông nước sự sống đang không ngừng chảy ra khắp thế giới. Mọi thánh đồ đang tham gia rao truyền Tin Lành với quyết tâm sẽ sống vì Tin Lành trong cuộc đời chỉ được ban cho duy nhất một lần này, thế nên ngay cả những anh chị em yếu đức tin cũng được cảm động sâu sắc, được thức tỉnh và cùng đồng tiếng kêu la rao truyền Tin Lành. Tôi mong các anh chị em Siôn thông qua lịch sử vào thời đại Giôsuê, hãy xem xét hiện trạng Tin Lành vào thời đại này, để chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được nhiệm vụ mà Đức Chúa Trời đã giao phó.

Giôsuê vâng theo ý muốn của Đức Chúa Trời cho đến cùng

Sau khi chinh phục thành Giêricô, Giôsuê đã tiếp nhận ý muốn của Đức Chúa Trời dồn đuổi các dân tộc ngoại bang ra khỏi xứ Canaan, và phân chia vùng đất đã chiếm lãnh cho mỗi chi phái của Ysơraên. Giôsuê đã linh cảm về cái chết của mình sau khi hoàn thành sứ mệnh được giao phó, Giôsuê đã dạy dỗ người dân Ysơraên lần cuối cùng rằng tuyệt đối không được rời khỏi Đức Chúa Trời.

“Khi Đức Giêhôva ban sự an nghỉ cho Ysơraên từ lâu rồi, giải cứu họ khỏi các thù nghịch ở bốn phía, và Giôsuê đã già tuổi tác cao, thì người gọi cả Ysơraên, các trưởng lão, các quan trưởng, các quan xét, và các quan tướng mà nói rằng: Ta là lão già đã cao tuổi rồi… Giêhôva Đức Chúa Trời các ngươi sẽ đuổi và cất dân ấy khỏi trước mặt các ngươi, và các ngươi sẽ nhận được xứ đó, y như Giêhôva Đức Chúa Trời các ngươi đã phán. Vậy, hãy vững lòng gìn giữ làm theo mọi điều đã ghi trong sách luật pháp của Môise, chớ xây qua bên hữu hoặc bên tả… chớ xưng đến danh các thần chúng nó, chớ biểu ai bắt các thần ấy mà thề, chớ hầu việc, và đừng quì lạy trước các thần đó… Vậy, hãy cẩn thận lấy mình đặng kính mến Giêhôva Đức Chúa Trời các ngươi.” Giôsuê 23:1-11

“Vậy bây giờ, hãy kính sợ Đức Giêhôva, và phục sự Ngài cách thành tâm và trung tín; hãy bỏ xa các thần mà tổ phụ các ngươi hầu việc bên kia sông, và tại xứ Êdíptô; phải phục sự Đức Giêhôva… nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giêhôva. Dân sự bèn đáp rằng: Chúng tôi quyết hẳn không lìa bỏ Đức Giêhôva mà hầu việc các thần khác! Vì Giêhôva là Đức Chúa Trời chúng tôi; ấy chính Ngài đã đem chúng tôi và tổ phụ chúng tôi lên khỏi xứ Êdíptô, tức khỏi nhà nô lệ; Ngài đã làm trước mặt chúng tôi những phép lạ nầy, và phù hộ chúng tôi… vì vậy, chúng tôi cũng sẽ phục sự Đức Giêhôva, bởi Ngài là Đức Chúa Trời của chúng tôi.” Giôsuê 24:14-18

Cho đến giây phút cuối của cuộc đời, Giôsuê cũng vẫn tuyên bố rằng chỉ hầu việc riêng Giêhôva Đức Chúa Trời. Cả cuộc đời Giôsuê đã đồng hành với Đức Chúa Trời. Lời trăn trối để lại cho người dân Ysơraên cũng chính là lời dặn dò rằng hãy sống có ý nghĩa cuộc đời mà Đức Chúa Trời ban cho, chứ đừng trở nên những kẻ ngốc nghếch bị đánh mất những cái vĩnh cửu do theo đuổi hư danh, phú quý vô nghĩa, hư vô của thế gian, hoặc do tôn kính hình tượng. Cuộc sống của Giôsuê thật là cuộc sống đức tin luôn đồng hành cùng Đức Chúa Trời, và không để lại chút ân hận, hối tiếc nào.

Không chỉ riêng Giôsuê là người sống cuộc sống trung tín. Sứ đồ Phaolô cũng cống hiến cả cuộc đời mình để rao truyền Tin Lành với quyết tâm sống vì Đức Chúa Trời và để được ôm ấp trong vòng tay vĩnh cửu của Ngài. Các dũng sĩ của Ghêđêôn, Đaniên và ba người bạn là Sađơrắc, Mêsác và Abết Nêgô cũng sống trung tín như vậy. Hơn nữa, cả các thánh đồ của Hội Thánh Sơ Khai cũng đã giữ vững đức tin mà không hề sợ chết, cũng không chịu khuất phục trước bất kỳ hiểm nguy nào. Họ đã sống cuộc đời thật đầy ý nghĩa và có giá trị biết bao.

Hãy chiến thắng khổ nạn để sống cuộc đời Tin Lành không hề hối hận

Cuộc đời chỉ được ban duy nhất một lần cho mỗi người. Giuđa Íchcariốt, là người bước sai lầm trong cuộc đời được ban cho chỉ một lần ấy, và đi lầm đường quanh co, nên cuối cùng đã chấm dứt cuộc đời trong sự diệt vong vĩnh viễn mà không thể quay đầu lại được. Nếu Giuđa được ban cho cơ hội sống thêm một lần nữa, thì Giuđa tuyệt đối đã không phạm phải sai lầm giống như thế nữa. Tuy nhiên, không còn cơ hội thêm nữa.

Những sứ đồ như Phierơ và Phaolô đã vâng theo cho đến cùng lời phán của Đức Chúa Jêsus rằng “chỉ ai vác cây thập tự mình mà theo ta thì mới xứng đáng với ta”, dù phải đi con đường Tin Lành trong sự khốn khổ và đau đớn, nhưng đã không một chút hối tiếc cho đến phút cuối. Các thánh đồ ấy đã tự hào rằng họ đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin và dẫn dắt nhiều linh hồn ăn năn hối cải được trở về vòng tay của Đức Chúa Trời, nên hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho họ trên Nước Thiên Đàng. Vì vậy họ đã làm chứng rằng họ đã sống cuộc sống không hề hối tiếc ngay cả khi trải qua nhiều mối hiểm nguy.

“năm lần bị người Giuđa đánh roi, mỗi lần thiếu một roi đầy bốn chục; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị chìm tàu. Tôi đã ở trong biển sâu một ngày một đêm. Lại nhiều lần tôi đi đường, nguy trên sông bến, nguy với trộm cướp, nguy với giữa dân mình, nguy với dân ngoại, nguy trong các thành, nguy trong các đồng vắng, nguy trên biển, nguy với anh em giả dối; chịu khó chịu nhọc, lắm lúc thức đêm, chịu đói khát, thường khi phải nhịn ăn, chịu lạnh và lõa lồ… Ví phải khoe mình, thì tôi sẽ khoe mình về sự yếu đuối tôi.” II Côrinhtô 11:24-30

Cuộc đời của sứ đồ Phaolô là một chuỗi liên tiếp đầy dẫy khổ nạn và hiểm nguy như thổ lộ của sứ đồ. Chẳng phải lý do mà sứ đồ có thể cười tươi khi kết thúc cuộc đời ngay cả trong khổ nạn liên tiếp như thế này chính là vì đã cùng đồng hành với Đức Chúa Trời cho đến cùng hay sao?

Trong cuộc đời chỉ được ban cho duy nhất một lần, sứ đồ Phaolô đã lựa chọn mục tiêu hết sức ân huệ hướng đến vinh quang ở Nước Thiên Đàng vĩnh cửu, và đã siêng năng chạy hướng tới mục tiêu ấy. Giống như sứ đồ Phaolô và các tổ tiên của đức tin, chúng ta hãy nỗ lực và siêng năng cầu nguyện để có thể sống cuộc đời ý nghĩa và không hề hối hận khi đi vào Nước Thiên Đàng.

Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta con đường quý báu và tốt nhất trong cuộc đời. Ngay cả khi chúng ta dấn bước chân đầu tiên vào đường đức tin trong khi không nhận biết đầy đủ về phước lành sẽ được nhận, dẫu vậy, con đường mà chúng ta đang bước chính là con đường đến Nước Thiên Đàng, con đường của sự cứu rỗi và sự sống đời đời, là con đường dẫn đến vinh quang trong tương lai.

Sẽ thật không có việc gì đáng làm hơn việc cuộc đời chỉ được ban cho duy nhất một lần của chúng ta có thể được dùng trọn vẹn vì vinh quang của Đức Chúa Trời, và kết thúc cuộc sống của chúng ta trong ân điển của Đức Chúa Trời trong khi rao truyền vinh quang của Giêrusalem khắp thế giới. Cha Mẹ đã ban cho chúng ta cơ hội làm thức tỉnh muôn dân thế giới bởi lẽ thật, giúp họ được cứu rỗi, bắt đầu từ những người lân cận quanh chúng ta. Tôi khẩn thiết mong các anh chị em Siôn làm mới tâm trí của mình bằng cách nhìn hướng tới tương lai trên Nước Thiên Đàng vinh hiển, và trong cuộc đời được ban cho duy nhất một lần này hãy sống một cách ân huệ vì Tin Lành.