Con người trước thiên nhiên

1698 Xem

Dãy Himalaya được mệnh danh là Nóc nhà của Thế giới. Dù đã hơn 60 năm kể từ khi nhà leo núi Edmund Hillary người New Zealand đặt dấu chân đầu tiên trên đỉnh Everest cao 8.848m so với mực nước biển vào tháng 5 năm 1953, đỉnh Himalaya vẫn được gọi là Vương quốc của Thần Thánh vì nơi đây quá hiểm trở để có thể tiếp cận.

Ngoài những sự nguy hiểm đến từ vách đá dựng đứng, tuyết lở không thể đoán trước, các khe nứt (vết nứt sâu trên bề mặt sông băng) ẩn nấp như các mỏ và chứng say độ cao, còn có Vùng Chết Chóc cao hơn 8 000 mét so với mực nước biển, nơi lượng ôxy giảm xuống một phần ba do áp suất không khí thấp, nhiệt độ giảm xuống âm 30 – 50℃ (22 – 58℉), làm cho tất cả các bộ phận của cơ thể bị tê cóng. Nhiều người leo núi đã không thể xuống núi do không chịu đựng nổi sự đau đớn tột độ và vẫn đang ngủ trên dãy Himalaya. Nhiều nhà leo núi thậm chí còn không dùng từ “chinh phục” vì họ nhận ra rằng năng lực của con người thật nhỏ bé khi đứng trước thiên nhiên.

“Làm thế nào mà con người có thể chinh phục một ngọn núi hoặc thiên nhiên? Chúng tôi leo núi không phải vì muốn chinh phục, mà vì chúng tôi hoà mình vào thiên nhiên và ngọn núi chấp nhận chúng tôi.” Um Hong Gil, nhà leo núi người Hàn Quốc đã chinh phục thành công 16 đỉnh của dãy Himalaya cao khoảng 8 000m so với mực nước biển.