Thói quen ngôn ngữ phải vứt bỏ

7,242 lượt xem

Con người ai cũng muốn người ta lắng tai nghe lời nói của bản thân. Và muốn trò chuyện vui vẻ. Chuyên gia âm thanh Julian Treasure nói rằng để nói lời mà người ta muốn nghe thì phải vứt bỏ bảy thói quen ngôn ngữ.

Thứ nhất, “sự nói xấu”. Phải biết sự thật rằng nếu nói xấu về người không có mặt thì bản thân cũng có thể trở thành đối tượng nói xấu. Thứ hai, “sự phán đoán”. Nếu người khác đánh giá và phán đoán bản thân mình tùy theo tiêu chuẩn của họ thì sẽ cảm thấy như thế nào? Thứ ba, “tính tiêu cực”. Lời nói tiêu cực khiến cho người khác cũng mệt nhọc. Thứ tư, “bất bình”. Bất bình làm cho hiện thực trở nên bi thảm. Thứ năm, “biện minh và viện cớ”. Người ta tránh nói chuyện với người đổ thừa mọi việc cho người khác và không muốn chịu trách nhiệm. Thứ sáu, “sự phóng đại”. Nói phóng đại sự thật cũng là một loại nói dối. Thứ bảy cuối cùng, “sự độc đoán”. Nói ý kiến của bản thân như thể là sự thật thì đó là lời nói mà đối phương khó nghe.

Lời nói mà người ta muốn nghe là lời nói chân thật, chính trực, yêu thương và quan tâm ra từ tấm lòng mong muốn đối phương được tốt đẹp. Nói chính trực không cần phải nói thẳng. Tình yêu thương và sự quan tâm là ưu tiên hơn hết.