Gần đây, các nghiên cứu được phát biểu rằng ngôn hạnh vô lễ gây ảnh hưởng tiêu cực vào cảm giác hài lòng về công sở hay thành quả của việc làm. Theo điều tra mà học giả kinh doanh – Pearson và Foras tiến hành với đối tượng là 3.000 nhân viên công sở thì số lượng lớn trong nhân viên công sở trải nghiệm sự vô lễ đã giảm tình yêu đối với tổ chức, giảm sút thành quả công việc và giảm sút về năng lực tập trung vì cú sốc về mặt tinh thần. “Sự vô lễ” không tôn trọng người khác làm tăng stress của thành viên, và kết quả là gây ảnh hưởng không tốt cho thành quả của tổ chức nữa.
Ngược lại, văn hóa tôn trọng lẫn nhau làm ra bầu không khí công ty muốn làm việc. Một trong những điểm chung của các công ty chí hướng công sở thích làm việc là danh từ “Tôn trọng” và “Chăm lo” được biểu hiện một cách rõ ràng trong ý niệm kinh doanh và giá trị cốt lõi của công ty. Chẳng hạn như hãng hàng không Southwest giữ vững nguyên tắc rằng “Hành động có quan tâm, tôn trọng và chăm lo được yêu cầu khi đối xử khách hàng phải được giữ kể cả giữa các thành viên.”, và công ty Starbucks cũng giữ vững nguyên tắc rằng “Cung cấp hoàn cảnh làm việc tốt nhất cho các thành viên và làm ra văn hóa tôn trọng lẫn nhau.” Công ty Boeing cũng có nguyên tắc rằng “Phải tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên.”, và khách sạn Four Seasons biểu thị rõ ý niệm kinh doanh là nguyên tắc rằng “Bản thân muốn được người khác đối xử thể nào thì phải đối xử đối phương thể ấy.” Điều này cho chúng ta thấy rõ rằng tôn trọng và chăm lo lẫn nhau giữa các thành viên mang lại ảnh hưởng lớn đến thành công của tổ chức.
Tôn trọng chính là quý trọng và đối xử cao quý cho người khác. Văn hóa tôn trọng lẫn nhau không chỉ làm tăng chất lượng cuộc sống mà còn mang lại ảnh hưởng tích cực đến kết quả của công việc. Nếu những người nhà Siôn cũng đối xử lẫn nhau bằng tấm lòng chăm lo và tôn trọng thì có thể đạt ra kết quả Tin Lành dư dật hơn.