“Phương pháp thông hiểu Làm tốt lắm” làm cho gia đình vui mừng
Lời khen trao tặng lòng tự tin và dũng khí. Hãy tạo dựng gia đình khỏe mạnh thông qua lời khen.
“Ông nhà ơi! / Sao thế? / Ông có thấy một đôi gà con đã chạy nhảy ở sân sau không?” / Thấy chứ! / Ông làm thế nào rồi?/ Tôi đã ăn để bồi bổ cơ thể già này. / Làm tốt lắm.
Đây là một đoạn trong ca khúc đại chúng “Làm tốt lắm”. Khi suy nghĩ khách quan thì hành động của ông không phải là việc làm tốt. Nếu nuôi gà con và bán đi thì có ích cho sinh kế, nhưng ông không xin phép vợ và một mình lén ăn. Cho nên đây là tình huống mà cho dù người vợ nổi giận thì ông cũng không thể phàn nàn được. Thế mà người vợ lại khen ngợi chồng rằng làm tốt lắm. Lý do bài ca này được ưa thích chắc là vì người ta thích lời bài thú vị và hình ảnh khen rằng “Làm tốt lắm!” cho dù đối phương hành động như trẻ con. Nếu trên thế gian này chỉ có những người thể này thì sẽ không có tranh cãi. Như chúng ta có thể đoán biết được thông qua đối thoại của đôi vợ chồng già rất hòa hợp, lời khen đánh lui sự cãi nhau và mang đến sự hòa thuận.
Theo tục ngữ “Lời khen làm cho cá voi nhảy múa.”, công cụ mạnh mẽ có thể giao tiếp với kể cả động vật chính là lời khen. Không có gì bằng lời khen để chuyển động tấm lòng và thêm cảm xúc thân mật. Tuy nhiên, có nhiều người không do dự nịnh nọt người khác nhưng lại tiết kiệm lời khen cho gia đình. Vì xấu hổ, vì không cần đẹp mắt gia đình, hoặc chỉ trích nhiều hơn khen ngợi vì kỳ vọng đối với gia đình.
Lời khen làm cho con người vui mừng và hạnh phúc. Vì thế không cần keo kiệt. Hãy làm tăng lòng tự tin của gia đình bằng “phương pháp thông hiểu làm tốt quá, làm tốt quá rồi” là phương pháp thông hiểu khen ngợi và che chở lỗi lầm.

Sự khen ngợi là gì?
1. Lời khen làm cho thông hiểu với bất cứ ai.
“Làm giỏi quá!”
Các giáo viên nhà trẻ hay nói lời khen này cho các trẻ em. Vì khi khen ngợi các trẻ em không biết phân biệt rõ lý lẽ, thì các trẻ em rất nỗ lực để làm công việc có thể được nghe lời khen. Có kết quả nghiên cứu rằng kết quả thi của học sinh thường xuyên nghe lời khen từ giáo viên thì tốt nổi trội hơn học sinh không như thế. Không chỉ riêng trẻ em mà kể cả người lớn cũng như vậy. Lời nói mà nhân viên muốn nghe nhất là “Làm giỏi quá rồi. Vất vả nhiều rồi.” Thông qua điều này, chúng ta có thể đoán được rằng con người khát khao về lời khen biết bao. Nếu khen ngợi cho thậm chí thực vật không thể nói và không thể nghe thì chúng sinh trưởng tốt hơn. Động vật cũng vậy, khi được nghe lời khen thì chúng trổ tài. Cho nên, lời khen có tác động lớn đối với con người, là động vật có tình cảm, là việc đương nhiên.
2. Lời khen là lòng tin.
Gloria Beck đã nói trong sách “Lời khen ngọt ngào” của mình rằng “Không có lời khen nào lớn hơn sự cha mẹ tin con cái.” Khi con cái hỏi rằng “Nếu không có mẹ thì ai đánh thức con?”, mà mẹ trả lời rằng “Mẹ tin rằng một mình con cũng có thể làm giỏi.” thì con cái sẽ có được sự tự tin. Ai đó tin mình thì cảm thấy như người đó hiểu và công nhận mình, nên ý chí được sung mãn, và có tấm lòng muốn nỗ lực hơn để đáp ứng sự chờ đợi của người ngợi khen mình. Đôi khi phát huy năng lực tiềm ẩn, nên làm cho có khả năng đối với thậm chí kể cả công việc tưởng chừng bất khả năng.
3. Lời khen là tấm lòng khẳng định.
Lời khen mang lại ảnh hưởng tốt cho không chỉ người nghe mà còn cho người nói. Nếu ngợi khen thì có giá trị quan khẳng định và có cảm thông sâu sắc. Tác giả Bob Conklin đã giới thiệu về phương pháp cải thiện suy nghĩ làm cho thích người mình ghét, rằng “Hãy nghĩ người cố chấp duy chỉ suy nghĩ của bản thân là người có niềm tin mãnh liệt chứ không phải người ngoan cố, và hãy nghĩ người tiêu ít tiền là người tiết kiệm chứ không phải là người kẹt xỉn.”
Nếu thay đổi suy nghĩ như thế này, thì không chỉ có thể ngợi khen người mình ghét mà kể cả bản thân mình cũng biến thành người có tấm lòng khẳng định. Nếu chỉ trông thấy điểm yếu của đối phương thì không thể khen ngợi được. Nếu có tấm lòng thì có thể tìm kiếm những điều đáng khen ngợi. Vì giống như trên thế gian không có người hoàn thiện, cũng không có người chỉ có ưu điểm.
4. Lời khen là sự quan tâm.
Chúng ta có thể khen ngợi được dù không làm việc tuyệt vời và đặc biệt. Chẳng hạn như, khi người vợ cắt tóc, người chồng chỉ đưa ra một lời khen rằng “Em đổi kiểu tóc hả? Rất hợp đó!”, nhưng người vợ cũng cảm thấy vui. Tuy nhiên, dù kiểu tóc hoặc cách ăn mặc thay đổi, nhưng gia đình không có phản ứng gì cả hoặc không nhận ra sự thay đổi ấy, thì sẽ có tấm lòng tiếc nuối. Vì ấy giống như là không có sự quan tâm. Hãy luôn quan tâm đến gia đình và biểu hiện tích cực dù là với sự biến hóa nhỏ.
5. Lời khen là tiếng vang.
Người suy nghĩ rằng “Tôi đang nỗ lực nhưng không một ai nhìn nhận. Tôi không được công nhận hoàn toàn.”, thì không chỉ không phát huy đầy đủ năng lực của bản thân mình, mà còn cũng không thể khen ngợi người khác vì bị trói buộc bởi ý thức mất mát. Và người luôn luôn tự hào về bản thân mình vì muốn nghe lời khen, thì làm cho người khác khó chịu. Trước khi có bất mãn vì cớ không được nghe lời khen, chúng ta hãy khen ngợi người khác một cách thực lòng. Người hay nói lời khen, sẽ được nghe lời khen nhiều.
Những người nở hoa cuộc sống thông qua lời khen
Trong số những người thành công, có nhiều người nhận ảnh hưởng bởi lời khen của gia đình. Edison bị cho là một đứa trẻ gây rối ở trường học, nhưng ông ấy có thể sinh lại thành vua phát minh có trên 1.000 bằng sáng chế là vì lời khen của mẹ ông. Đây là sự thật được biết đến rộng rãi. Einstein được coi là thiên tài tối cao nhất của thế kỷ 20, cũng đã bị coi như đứa trẻ không có khả năng gì cả trong trường học, nhưng ông ấy đã trở thành nhà khoa học vĩ đại nhờ nghe mẹ nói rằng “Con có năng lực đặc biệt mà các đứa trẻ khác không có. Nếu con giống người khác thì làm thế nào thành công được?”
Có một người đàn ông hàng ngày thức đêm để phát triển động cơ mới trong nhà kho sau khi tan sở về. Đương thời đó, xe hơi là hàng xa xỉ tượng trưng cho quyền lực và giàu có, nhưng mơ ước của ông ấy là nhiều người sử dụng xe hơi giá rẻ. Tất cả mọi người đều chê cười rằng ông làm việc vô dụng, nhưng chỉ có một người, là vợ ông ấy, đã tin và ủng hộ ông ấy. Cuối cùng ông ấy đã thực hiện được ước mơ. Đây là câu chuyện về vua xe hơi, Henry Ford.
Dù đôi khi gia đình mình trông có thiếu sót và không đáng tin cậy, nhưng ngợi khen và khích lệ cho thì có sức mạnh lớn. Có điều gì vững chắc hơn sự ủng hộ của gia đình chăng? Nếu mong muốn gia đình có kết quả tốt thì chớ quên nói lời khen và ủng hộ đúng thời bằng tấm lòng chân thật.
Hãy ngợi khen thế này!
1. Lời khen và sự hành động phải thống nhất.
Ngoài miệng nói là lời khen nhưng khuôn mặt không có hồn và nghiêm khắc hoặc khoanh tay thì đối phương không chỉ sẽ không cảm thấy mình được khen ngợi mà còn có thể cảm thấy bị xúc phạm. Khi nói lời khen thì phải thống nhất với sự hành động như sự cười sáng sủa, sự âu yếm ấm áp và giơ ngón tay cái lên. Dù không nói trực tiếp nhưng cũng có thể ngợi khen bằng biểu hiện.
2. Ngợi khen tức khắc là tốt.
Lời khen đúng thời điểm rất quan trọng. Giống như tục ngữ rằng “Hãy đánh sắt khi còn nóng.”, khi đối phương đã làm việc đáng ngợi khen thì ngợi khen ngay tại chỗ đó là tốt. Giả sử người vợ đã nấu món gà kho ngon miệng. Hãy suy nghĩ xem tình huống nào là có hiệu quả hơn trong hai tình huống sau: Khi ăn thì không nói gì cả nhưng khi thời gian đã trôi qua lâu thì mới nói rằng “Anh nghĩ món gà kho em đã nấu tuần trước rất ngon.”, và vừa mới ăn một miếng thì đã nói ngay rằng “Ngon quá. Tay nghề nấu ăn của em là nhất!”
3. Phải ngợi khen một cách cụ thể.
Ngợi khen một cách cụ thể là hiệu quả hơn lời nói vu vơ rằng “Thật là tuyệt vời.”, “Con là đứa bé rất hiền.” Chẳng hạn như, khi đứa trẻ vẽ tranh, thay cho lời “Con vẽ rất giỏi.”, nếu ngợi khen rằng “Con vẽ tranh rất giỏi với nhiều loại màu sắc.”, “Hóa ra con đã suy nghĩ nhiều rằng nên vẽ như thế nào.” thì đứa trẻ cảm thấy rằng cha mẹ hiểu biết tấm lòng của bản thân mình nên thấy hài lòng hơn.
4. Hãy ngợi khen quá trình.
Nếu chỉ ngợi khen khi có kết quả tốt hơn trước đây thì không chỉ khó tìm ra điều ngợi khen mà còn làm tăng thêm gánh nặng cho đối phương. Dù không có kết quả mình mong muốn nhưng ngợi khen về nhiệt tình và nỗ lực rằng “Vất vả nhiều rồi. Sự kiên trì rất tuyệt vời!”, “Vì làm hết sức rồi nên không sao cả. Lần sau có thể làm giỏi hơn.”, thì đối phương sẽ có dũng cảm và nỗ lực hơn.
5. Không ngợi khen quá đà.
Nếu ngợi khen về việc không phải sự thật, hoặc ngợi khen quá mức cần thiết thì đối phương tự có tấm lòng vênh váo và ngạo mạn, thì ấy không thể coi là ngợi khen đúng đắn rồi. Và chúng ta phải tránh sự khen đặc biệt chỉ một người nào đó tại chỗ nhiều người có mặt. Nếu có ba con trai nhưng cha mẹ nói rằng “Quả thật trưởng nam là nhất.” thì hai con trai còn lại sẽ bị kiệt sức.
6. Không ngợi khen đối thủ của đối phương.
Nếu ngợi khen người có quan hệ đối thủ với đối phương thì cảm thấy bị so sánh nên nếu có thể thì hãy thận trọng. Nếu ngợi khen người thứ ba rằng “Nghe nói con trai của bạn mẹ đứng nhất trong lớp.”, “Nghe nói ông xã bạn tôi đã thăng chức rồi.” thì gia đình nghe lời ấy sẽ cảm thấy không thoải cái.
Không có người nào không thích người ngợi khen bản thân mình. Mark Twain đã nói rằng “Nghe lời khen tốt thì có thể sống hai tháng vì lời khen đó.”, và Jean Jacques Rousseau đã nói rằng “Giống như để một bụi cỏ được trưởng thành thì cần thiết ánh sáng mặt trời, để một con người trưởng thành thì cần thiết ánh sáng mặt trời, là lời khen.” Lời này có nghĩa rằng lời khen là rất quan trọng đến mức đó.
Hãy mở mắt to và xem kỹ gia đình có việc đáng ngợi khen hay không. Chính sự hay khen ngợi người khác là việc đáng được ngợi khen. Khi được ngợi khen thì đừng vênh váo hoặc đừng phủ nhận vì cảm thấy xấu hổ, nhưng hãy chia sẻ niềm vui bằng tấm lòng khiêm tốn. Gia đình không ngừng ngợi khen nhau thì mạnh khỏe và tràn đầy sức sống.
Tham khảo: “Thuật nói chuyện ngợi khen làm chuyển động lòng người” (Honma Masato, Yukawa Kyoko), “Sức mạnh của ngợi khen: Kỳ tích làm chuyển động lòng người” (Lee Chang Ho), “Ngợi khen làm thay đổi cuộc đời” (Usui Yuki)