
“Phần A và phần B của bức tranh có màu gì?”
“Phần A là màu xám và phần B là màu trắng!”
Hầu hết mọi người đều trả lời như thế này. Vậy, họ có thật sự đúng không? Đáp án đúng là phần A và phần B có màu giống nhau. Nếu khó tin quá, thì bạn hãy che hết mọi thứ xung quanh và chỉ nhìn vào hai phần A và B trong bức tranh. Trong số các giác quan của cơ thể người, thị giác có tỉ lệ phần trăm tiếp nhận thông tin lớn nhất. Nhưng đôi khi thị giác lại rơi vào ảo giác. Hiện tượng này được gọi là ảo giác quang học.
Một trong những nguyên nhân gây ra ảo giác quang học là bởi não không tiếp nhận thông tin được chiếu lên võng mạc của mắt. Thay vào đó, não thu thập thông tin từ môi trường xung quanh hoặc kiến thức sẵn có trong quá trình nhận thức. Bức ảnh này cũng vậy, do chịu tác động bởi màu sắc xung quanh và suy nghĩ rằng “Bóng của phần A khiến nó trông tối” được thêm vào, khiến phần B trông sáng hơn. Ngay cả khi nhận ra hai phần có cùng màu nhưng trông chúng vẫn thật khác nhau. Điều này thật thú vị phải không?
Cảm giác của chúng ta không chính xác. Vậy nên kiến thức và thông tin chúng ta nhận được thông qua cảm giác cũng có thể không chính xác. Đây là lý do chúng ta phải từ bỏ ảo tưởng rằng suy nghĩ, cảm xúc và phán đoán của tôi là đúng.