Thế gian nổi nóng, hãy uốn nắn ngay từ gia đình!

Nên nổi giận hay nhịn chịu? Lựa chọn tốt nhất là kiềm chế sự tức giận.

15,786 lượt xem

Bây giờ, dần dần trở nên “thế gian không nhịn được nổi giận”. Một người lái xe đã cãi nhau với người lái xe khác trên đường cao tốc vì đổi làn xe, và phẫn nộ, cuối cùng đột nhiên dừng xe trên đường. Một chiếc xe chạy theo sau đã dừng đột ngột, nhưng 5 chiếc xe đã chạy theo đó thì đã húc vào nhau liên hoàn nên 1 người chết và 4 người bị thương nặng nhẹ. Nhiều sự kiện xảy ra vì vấn đề tiếng ồn giữa tầng, cãi nhau với người thuê phòng tầng dưới và châm lửa vào nhà nên 2 người bị chết, hơn nữa, sát hại cha mẹ răn mình trong khi nóng giận, sát hại đồng liêu một cách ngẫu nhiên v.v… càng ngày càng thường xuyên xảy ra.

Nếu triệu chứng không thể ức chế nổi giận trở nên nghiêm trọng thì sẽ dẫn đến rối loạn kiểm soát tức giận. Phạm nhân đã bắn súng loạn xạ ở Washington, Mỹ vào năm 2013 cũng là người đàn ông rối loạn kiểm soát tức giận. Như thế này, sự biểu lộ phẫn nộ vô độ và khȏng hợp lý có thể phá hỏng không chỉ cuộc sống của mình mà cả cuộc sống của người khác.

“Bất cứ ai có thể tức giận.” Ấy là việc rất dễ dàng. Tuy nhiên tức giận với đúng đối tượng, với đúng chừng mực, vào đúng thời gian, bởi đúng mục đích và đúng phương pháp, là việc không phải ai cũng có thể làm được một cách dễ dàng.

Như Aristotle đã nói, không phải nổi giận là xấu vô điều kiện đâu. Cũng có phẫn nộ được phát ra về sự bất nghĩa. Nổi giận như vậy là nổi giận vì chính nghĩa. Nổi giận vì chính nghĩa là không vấn đề gì. Vấn đề là sự thật rằng đa số phẫn nộ được phát ra trong cuộc sống bình thường không phải nổi giận vì chính nghĩa mà là nỗi giận đơn thuần.

Người nổi giận sẽ bị thiệt

Người bị thiệt hại nặng nhất khi tức giận, chính là bản thân mình. Nếu tức giận thì hoóc môn stress như adrenaline, cortisol v.v… sẽ bài tiết ra, mà khi hoóc môn này bài tiết ra thì xảy ra sự biến hóa về sinh lý như huyết áp cùng nhịp mạch tăng lên v.v… rồi làm tường bên trong huyết quản trái tim bị tổn thương. Nếu việc này lặp đi lặp lại thì không chỉ tăng tỷ lệ mắc bệnh tật như bệnh tim, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, chứng khó tiêu, mà còn mắc bệnh đãng trí vì tế bào não bị tổn thương. Hơn nữa, hoóc môn này ức chế chức năng của tế bào NK, là tế bào giết chết tế bào ung thư, và khiến cho thân thể giảm sức chống đỡ ung thư.

Theo một cuộc thí nghiệm tại nước Anh, khi gom hơi thở ra của người tức giận trong một 1 tiếng và ngưng tụ thì nó biến thành thuốc độc có thể giết 80 người. Vậy thì sức khỏe của người làm nên độc tố càng bị hư hại biết bao? Như tục ngữ “Cười một lần thì càng trẻ bấy nhiêu, phẫn nộ một lần thì càng già bấy nhiêu (一笑一小 一怒一老).”, nếu nổi giận thì lão hóa càng tăng cường. Một giáo sư tại Mỹ đã phát biểu rằng lúc ông là sinh viên, những người đạt mức độ phẫn nộ cao trong kiểm tra đo phẫn nộ, đã có tỷ lệ tử vong cao gấp 4 đến 7 lần khi họ được 50 tuổi.

Khi nổi giận, chúng ta cảm thấy thoải mái tạm thời, nhưng thân xác cùng tấm lòng sẽ bị hoang tàn. Tuy nhiên, vì người ta không tự giác điều này, nên hay lầm tưởng rằng nổi giận là tốt hơn. Kết quả quan sát sau khi trao cơ hội cho một nhóm người đấm bao cát để thể hiện phẫn nộ, còn làm cho một nhóm khác ngồi im lặng trong vài phút để làm nguội phẫn nộ, thì những người đấm bao cát đã có khuynh hướng công kích đối với kể cả những người khác. Không nhịn nổi giận, mà tức giận tùy tiện theo ý mình vào mỗi lần thì chính bản thân mình sẽ bị kiệt sức. Vậy thì chúng ta nên phải nhịn cảm xúc “nổi giận” bằng cách nào?

Phương pháp ứng phó phẫn nộ

1. “Cũng có thể như vậy.”

Albert Ellis học giả thần kinh học nói rằng phẫn nộ liên quan tới tấm lòng mong đợi điều đáng phải làm. Chẳng hạn như người vợ làm nội trợ chăm sóc con cái cả ngày nghĩ rằng “Nếu chồng về nhà thì đương nhiên phải chăm sóc con cái dù chỉ một chút.” ngược lại người chồng nghĩ rằng “Tôi đã làm việc mệt nhọc cả ngày nên đương nhiên phải nghỉ ngơi khi về nhà.” Cha mẹ nghĩ rằng “Con cái đương nhiên phải đạt điểm trung bình.” còn con cái lại nghĩ rằng “Cha mẹ phải làm cho mình những gì mình mong muốn.” Nếu có sự mong đợi như thế này thì người ta hay tức giận khi đối phương không làm theo sự mong đợi của mình. Không thể nào mà suy nghĩ của mình và suy nghĩ của người khác trùng với nhau. Ngược lại, có nhiều tình huống không như vậy. Hãy có tấm lòng rộng lượng nghĩ rằng “Cũng có thể như vậy!” hơn là mong đợi điều đáng phải làm.

2. Thời gian là thuốc.

Dale Carnegie, bậc thầy về đắc nhân tâm, đã nhận thư từ một độc giả phê bình cuốn sách của mình. Carnegie đã nổi giận, và viết thư trả lời ngay lập tức. “Dầu nghĩ đi nghĩ lại, thì tôi không thể không nghi ngờ chỉ số thông minh của bạn. Tôi đoán chắc bạn cũng không thể hiểu nổi thư trả lời này.” Rồi ông đã bảo quản bức thư này trong ngăn kéo. Vài hôm sau, ông đã lấy ra đọc lại và viết lại thư trả lời. “Xin cảm ơn vì đã trao lời khuyên cho cuốn sách của tôi. Tôi sẽ nỗ lực để viết sách tốt hơn.”

Thông thường hoóc môn phẫn nộ đạt đến mức cao trào nhất khi qua 15 giây, và sau đó thì biến mất từ từ. Chớ hét lên hoặc công kích đối phương ngay khi tức giận, mà hãy hít thở sâu hầu cho thời gian trôi qua. Khi tấm lòng được yên bình thì chúng ta mới có thể phán đoán một cách lý trí với tấm lòng thoải mái.

3. Hãy xua tan cơn giận của ngày hôm đó trong chính ngày đó

Tháng 5 năm 2005, hai vợ chồng già người Anh, chồng 105 tuổi cùng vợ 100 tuổi đã chào đón ngày cưới lần thứ 80, và được sách kỷ lục Guinness ghi nhận là cặp vợ chồng lâu năm nhất trên thế giới. Khi nhà báo hỏi bí quyết duy trì sinh hoạt hôn nhân hạnh phúc là gì, thì người vợ trả lời rằng “Đôi khi chúng tôi cũng đã cãi nhau như các cặp vợ chồng khác, nhưng không bao giờ đi ngủ trong khi tức giận. Cho nên, chúng tôi luôn nắm chặt tay nhau khi đi ngủ.”

Trong Kinh Thánh cũng có lời phán rằng “Ví bằng anh em đương cơn giận, thì chớ phạm tội; chớ căm giận cho đến khi mặt trời lặn (Êphêsô 4:26).” Dầu đã la mắng các con nghiêm khắc nhưng các bậc cha mẹ người Do Thái làm nhẹ lòng con cái và vỗ về con cái trong lúc ngủ. Cơn giận của ngày hôm đó phải được xua tan vào chính ngày đó, và phẫn nộ một lần đối với một sự kiện đã là đủ rồi. Nếu nghĩ đi nghĩ lại tình huống khiến tức giận hoặc để tâm lâu dài mà nghĩ rằng “Hãy đợi đấy!” thì cả sức khỏe mình bị tổn hại, lẫn tình huống cũng trở nên xấu đi nữa.

4. Hãy giải tỏa theo chiều hướng tốt đẹp.

Tác giả Thomas Carlyle đã cho người bạn xem trước bản thảo mà mình đã hoàn thành trải qua vài năm. Khi người bạn đi ra ngoài một lát thì người hầu gái đã coi đó là một xấp giấy vô dụng, vứt bỏ vào lò sưởi, và đốt nó. Ông Thomas đã bị rơi vào sự phẫn nộ và tuyệt vọng sâu thẳm, nhưng đã quyết tâm khi thấy một người lao động xếp gạch, rằng “Đúng vậy, hãy viết lại từ từ từng một trang giấy giống như xếp gạch.” Kết quả là bản thảo tốt hơn ban đầu đã được hoàn thành, và tác phẩm lớn đã được sanh ra, đó chính là sách “Lịch sử cách mạng Pháp”.

Mỗi khi phẫn nộ, nếu tập thể thao, đọc sách, nỗ lực, tiến triển thực lực v.v… thì có thể đạt được kết quả tốt. Ngược lại, mỗi khi phẫn nộ, nếu ăn quá nhiều, mua hàng bộc phát, làm hư hại đồ vật, bạo lực v.v… thì đương nhiên sẽ tự gây ra kết quả phá hoại.

5. Hãy trở thành “thuyền trống”.

Một người đã chèo thuyền đi ngang qua sông và va chạm với thuyền trống. Ông ta nhận biết rằng trên thuyền không có ai, rồi đẩy thuyền ấy ra rồi đi đường của mình. Thế nhưng, ông ta đã va chạm với thuyền khác. Lần này, trên thuyền kia có người ở trên. Ông ta nổi giận và hét lên đối với đối phương rằng hãy đi tránh ra. Đây là câu chuyện trong Trang Tử. Như vậy, nếu coi đối phương như thuyền trống thì có thể tha thứ việc mà mình vốn đã tức giận, và nếu bản thân mình trở thành thuyền trống và để trống tấm lòng thì sẽ có thể chấp nhận lỗi lầm của người khác.

6. Khi nổi giận, trấn an tấm lòng và tự hỏi mình về nội dung như sau.

  • Có tự tin có thể không hối hận sau khi nổi giận không?
  • Ngoài nổi giận ra không có phương pháp khác chăng?
  • Nổi giận có lợi ích gì cho mình?
  • Suy nghĩ khách quan thì việc ấy là việc đáng nổi giận không?
  • Hoặc chẳng phải nổi giận với người nào đó không liên quan hay sao?
  • Dù tế bào não bị tổn thương cũng không sao cả sao?
  • Chẳng phải không làm hại cho gia đình hay sao?
  • Chẳng phải bản thân mình giải thích tình huống theo chiều hướng nổi giận hay sao?

7. Đối xử người nổi giận

Không nổi giận cũng quan trọng, nhưng đối xử người nổi giận cũng rất quan trọng. Nếu tức giận giống như đối phương hoặc làm cho đối phương nổi giận hơn bởi lời kích thích thì không thể không cãi nhau. Trước tiên, người tức giận chắc hẳn có lý do, cho nên thiết cần người nghe lời nói của người ấy. Nếu lắng tai nghe lời và đồng ý thì đối phương sẽ làm xua tan cơn giận, hơn nữa sanh lòng cảm ơn đối với người chịu đựng và lắng nghe lời của mình. Mặc dù người ấy hiểu lầm và nổi nóng không chính đáng thì hãy hiểu cho lập trường của người ấy với tư thế chấp nhận cho đến khi người ấy làm xua tan hưng phấn, và nói ý kiến của mình sau khi người ấy được bình tĩnh lại.

Nên phải dạy cách nhịn nhục cho con cái

Dễ nổi giận đối với việc nhỏ, không phải là vấn đề của riêng người lớn. Có học sinh nổi giận thầy giáo bởi cớ đánh thức mình trong giờ học, con cái chửi mẹ bởi cớ can ngăn đánh nhau, còn cũng có trẻ em mầm non dùng chân đá ông bởi cớ cho ít tiền tiêu vặt. Vào tháng 2 năm 2013, Hội liên hiệp giáo viên Hàn Quốc đã điều tra 594 giáo viên trường cấp I, II, III thì 4 người trong 10 người đã trả lời rằng “đã từng muốn bỏ nghề giáo viên bởi các học sinh phẫn nộ nhất thời” trong vòng 1 học kỳ gần đây.

Ý kiến chung của các chuyên gia về vấn đề này là “giáo dục con cái tại nhà là việc rất quan trọng.” Tại vì, từ khi con cái dỗi hoặc nổi giận vào thời thiếu niên, cha mẹ phải đồng cảm với con cái và giải quyết từ từ thì con cái mới học tập cách điều khiển phẫn nộ. Nếu làm theo ý con cái từ khi chúng còn nhỏ thì con cái không biết nhịn nhục. Để con cái không nghĩ rằng nếu dỗi thì có thể nhận được những gì mình muốn, chúng ta phải dạy con cái rằng điều gì không được làm thì không nên làm. Hơn nữa, chúng ta không được gây áp lực cho con cái bằng những lời nói tiêu cực, nhưng hướng dẫn con cái đọc sách và báo chí hơn là sử dụng điện thoại thông minh, và có thời gian nói chuyện thật thà với con cái cũng rất quan trọng.

Nếu cha mẹ nổi giận mãn tính thì các con cái sẽ phản kháng. Đã được phát hiện rằng cha mẹ càng phạt nhiều thì con cái ở độ tuổi thanh thiếu niên càng gây ra hành vi sai trái. Đối với con cái tuổi teen thì tiếng la hét cũng là trừng phạt. Theo đó, nếu muốn nuôi con cái thành người có thể suy nghĩ sâu sắc, thì cha mẹ phải làm gương nhịn nổi giận và điều khiển khôn ngoan.

Càng là người gần gũi như gia đình thì chúng ta càng dễ nổi giận và trút cơn giận. Tại vì đặt nhiều kỳ vọng nơi gia đình bao nhiêu thì thất vọng bấy nhiêu khi không được thỏa mãn nhu cầu, và chúng ta có ý thức rằng gia đình là sự tồn tại thoải mái. Song, nếu bị tổn thương bởi gia đình thì vết thương đó càng sâu và còn lại lâu dài. Hãy nỗ lực không nổi giận đối với gia đình, là sự tồn tại đáng biết ơn và quý trọng hơn bất cứ ai. Quý vị thấy sao nếu chúng ta “tạo nên gia đình không nổi giận” vào tháng này?