Các người mẹ ngày xưa nhóm bếp và nấu cơm bằng cái vạc. Họ nấu cơm giống như dựng nhà, may quần áo và làm văn. “Làm” là làm nên thành quả nào đó bởi sự nỗ lực và nhiệt thành chứ không phải dễ dàng nhận lấy được. Cho nên “nhóm bếp” khác với nấu cơm bằng nồi cơm điện hoặc bếp gas.
Để nấu cơm trong vạc thì cần thiết tay nghề lão luyện trong mỗi quá trình như rửa gạo, lọc gạo, ngâm, đổ nước và nhóm bếp. Sau đó, khi hơi bốc nghi ngút thì phải lau đi lau lại nắp vạc bằng khăn bếp lạnh. Bởi vì khi làm như vậy thì hơi nước ở bên trong vạc trở thành nước và khi chảy thì ngăn chặn khe hở giữa vạc và nắp.
Người ta gọi nước chảy ra ngoài vạc là “nước mắt của vạc”. Tên gọi ấy thể như nói thay sự lao khổ và sự tình của người mẹ, là người phải nấu cơm hàng ngày cho gia đình và không thể rớt nước mắt thoải mái ngay cả trong cuộc sống làm dâu hà khắc. Người Hàn Quốc sống bằng năng lượng sau khi ăn cơm, nhưng rốt cuộc họ sống bởi hy sinh và tình yêu thương của người mẹ.