
Có một chàng trai từ khi còn nhỏ đã mơ ước được trở thành họa sĩ. Anh ấy đã rời khỏi quê hương của mình và tìm đến nhà của một danh họa nổi tiếng, mà nói rằng mình sẽ làm việc lặt vặt nên mong ông ấy dạy vẽ cho mình. Danh họa thấy được hoài bão của anh ta và đã nhận làm học trò. Chàng thanh niên đã mô phỏng các tác phẩm của danh họa ấy và tích lũy thực lực của mình, anh ta cảm thấy phấn khởi khi các bức vẽ của mình ngày càng giống với tác phẩm của người thầy theo thời gian.
Rồi một ngày nọ, chàng thanh niên đã hoàn thành một tác phẩm sao chép gần như giống hệt với bức tranh của thầy mình đã vẽ hai con hổ. Anh ta cảm thấy hiếu kỳ, vì thắc mắc muốn biết liệu người thầy có thể tìm ra được bức tranh gốc hay không, nên anh ta đã đưa ra bức tranh của mình mà nói đó là bức tranh của người thầy. Ngay lập tức, người thầy đã liền nhận ra và nổi giận. Chàng thanh niên thường ngày vốn chỉ nhìn thấy hình ảnh nhân từ của người thầy, đã nhận ra lỗi lầm của bản thân và cầu xin sự tha thứ cho đến khi chân tay mòn mỏi. Khi người thầy đã nguôi cơn giận phần nào, chàng thanh niên đã hỏi một cách cẩn trọng.
“Thưa thầy, dù nhìn thế nào đi nữa thì con cũng thấy hai bức tranh này đều giống hệt nhau, làm thế nào thầy có thể nhận ra được ạ?”
“Con hãy nhìn vào mắt của hổ mẹ xem. Trong đôi mắt ấy, chẳng phải có bóng dáng của hổ con hay sao? Việc mô phỏng vẻ bề ngoài thì dễ nhưng đạt tới bản chất thì khó. Con phải có một đôi mắt thấu hiểu đến tận những điều đã được ẩn giấu ở bên trong.”