Tha thứ vô điều kiện

Elias Américo Massicame từ Maputo, Mozambique

10,732 lượt xem

Kế toán và tài chính là lĩnh vực thường phải xử lý các khoản nợ. Nợ là số tiền cho vay cộng với lãi suất, và lãi suất nợ được tính theo lãi suất liên quan đến thời gian đã phân chia. Nếu một cá nhân có khoản nợ lớn không thể chi trả thì vẫn có cách để phục hồi hoạt động kinh tế cá nhân. Đó là hệ thống xóa nợ (hủy bỏ). Người mắc nợ sẽ chỉ cần trả một khoản nợ nhất định và khoản nợ còn lại sẽ được xoá. Vì không được trả nợ nên điều này làm cho chủ nợ mất số nợ đã được xóa.

Dĩ nhiên, việc xóa nợ đôi khi đòi hỏi những yêu cầu hết sức phức tạp và thậm chí còn có những yêu cầu không được chấp nhận. Đó là bởi tòa án sẽ cân nhắc thái độ của người mắc nợ rồi mới quyết định có thể xóa nợ không. Dù việc xóa nợ là rất khó, tuy nhiên đối với người mắc nợ, đó chính là lối thoát duy nhất. Trên thực tế, chế độ tương tự thế này cũng có trong Kinh Thánh.

Vậy nên, nước thiên đàng giống như vua kia, muốn tính sổ với các đầy tớ mình. Khi vua khởi soát sổ, thì có người đem nộp một tên kia mắc nợ vua một vạn talâng. Bởi vì người chẳng có gì mà trả… Chủ bèn động lòng thương xót, thả người về, và tha nợ cho.Mathiơ 18:23-27

Ngay cả khi một phần nợ được xóa thì điều này vẫn sẽ gây thiệt hại đối với chủ nợ. Nếu mọi khoản nợ được xóa hết, ắt hẳn chủ nợ sẽ phải chịu thiệt hại rất lớn. Ai trên trái đất sẽ cho phép điều này?

Đức Chúa Jêsus đã dạy chúng ta về sự xóa nợ phần linh hồn, tức sự tha tội thông qua lời ví dụ. Một phần nợ hoặc lãi của số tiền ban đầu được xóa trên thế gian này giống với việc hình phạt của các tội nhân được tha thứ trong chế độ của Nước Thiên Đàng. Bởi đối tượng để ân xá không phải hàng hóa mà là tội lỗi nên điều này sẽ gây ra bất lợi cho chủ nợ về mặt đạo đức.

Kinh Thánh làm chứng rằng loài người đã phạm tội phản nghịch với Đức Chúa Trời trên Nước Thiên Đàng và tiền công của tội lỗi là sự chết (Rôma 6:23). Nói cách khác, chỉ khi chúng ta chết đi thì tội lỗi mới biến mất. Tuy nhiên ngay cả khi chúng ta được giải phóng khỏi tội lỗi thông qua sự chết thì đó là điều vô nghĩa bởi sau đó chúng ta không còn tồn tại nữa. Chúng ta không có khả năng gánh vác tội lỗi của mình.

Tuy nhiên, giống như vị vua đã tha nợ một vạn talâng trong lời ví dụ, Đức Chúa Trời đã tha thứ thảy mọi tội lỗi của chúng ta. Khi tất cả tội lỗi của chúng ta được tha thứ thông qua sự xóa nợ vô điều kiện, có nghĩa là sẽ không có sự đền đáp cho Đức Chúa Trời, là nạn nhân của tội lỗi chúng ta nữa. Dẫu vậy, Đức Chúa Trời đã trả giá cho hết thảy mọi tội lỗi chúng ta thông qua huyết của giao ước mới. Có nghĩa là Đức Chúa Trời sẽ ở trong vị trí người mắc nợ thay cho chúng ta, là những kẻ đang có nguy cơ phải chết đời đời. Đức Chúa Trời, Đấng biết rõ chúng ta không có khả năng trả món nợ của mình, đã đổ huyết báu của Ngài để hoàn tất sự trả giá thay cho chúng ta (Hêbơrơ 9:22).

Đức Chúa Trời là nạn nhân nhưng lại tha tội và trả giá thay cho chúng ta. Sở dĩ có thể áp dụng chế độ khác thường thể này là bởi Đức Chúa Trời là Cha Mẹ của chúng ta. Ai trên trái đất này sẽ hy sinh cho các tội nhân và trả giá thay cho tội lỗi của họ? Chỉ có cha mẹ của họ thôi. Cha mẹ trao tình yêu thương vô điều kiện cho các con cái, thậm chí bằng cả sự sống của mình.

Đức Chúa Trời Cha Mẹ đã lập ra luật pháp của sự tha tội bằng cách trao đi sự sống của chính Ngài. Đó là Lễ Vượt Qua giao ước mới. Đức Chúa Trời phán nếu chúng ta giữ Lễ Vượt Qua, Ngài sẽ trả giá cho tội lỗi của chúng ta vô điều kiện (Mathiơ 26:26). Giống như vậy, Lễ Vượt Qua chứa đựng sự hy sinh của Đức Chúa Trời, Đấng đã gánh lấy tội lỗi của chúng ta bởi chúng ta là con cái của Ngài.

Nhiều người hiểu sai mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và chúng ta đơn thuần chỉ là người chủ và đầy tớ, chủ nợ và người mắc nợ trong khi nghĩ rằng sự cứu rỗi của chúng ta chỉ là sự cho và nhận. Thế nhưng chúng ta đã trông thấy sự hy sinh thậm chí cho đến chết của Đức Chúa Trời vì chúng ta. Nếu nhận ra điều này thì sẽ không thể nói rằng chúng ta được tha tội thông qua việc làm của chúng ta bởi việc trao điều gì đó cho Đức Chúa Trời. Rõ ràng là Đức Chúa Trời đã đổ huyết của Ngài để tha tội cho những kẻ mắc nợ trên trời, là kẻ không thể được tha thứ hay trả nợ. Qua đó chúng ta có thể nhận ra rằng Đức Chúa Trời quả thực là Cha Mẹ phần linh hồn của chúng ta.

Ân điển tha tội được ban cho vì chúng ta đã phạm tội nhẹ trên Nước Thiên Đàng ư? Không phải đâu! Đó là tội quá nặng đến mức chỉ có Đức Chúa Trời Cha Mẹ mới có thể gánh vác nổi. Để báo đáp ân huệ của Ngài dù chỉ là một chút, chúng ta phải đồng tham vào công việc dẫn dắt toàn thể nhân loại đến sự tha tội và che đậy lỗi lầm của các anh chị em giống như Đức Chúa Trời đã tha thứ tội lỗi cho chúng ta mà không đòi giá. Chúng ta hãy dâng cảm tạ đời đời lên Đức Chúa Trời Cha Mẹ bởi Ngài đã khôi phục quyền trở thành con cái Nước Thiên Đàng và ban Nước Thiên Đàng đời đời cho chúng ta.