Đại nhóm hiệp thánh Lễ Vượt Qua, Lễ Bánh Không Men, Lễ Phục Sinh 2019
Phước lành của lễ trọng thể: Sự tha tội, sự sống đời đời và sự trông cậy sống về sự phục sinh sẽ được chia sẻ với cả loài người
“Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân… và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.” Mathiơ 28:18-20
Buổi tối ngày 18/4 (ngày 14/1 thánh lịch), 3 kỳ 7 lễ trọng thể năm 2019 được bắt đầu bởi Đại nhóm hiệp thánh Lễ Vượt Qua. Vào ngày hôm sau là ngày 19/4 (ngày 15/1 thánh lịch), Lễ Bánh Không Men được cử hành, còn vào ngày 21/4 (hôm sau ngày Sabát sau khi giữ Lễ Bánh Không Men), Đại nhóm hiệp thánh Lễ Phục Sinh được cử hành. Các thánh đồ Hội Thánh của Đức Chúa Trời ở 175 quốc gia nhất loạt tham dự lễ trọng thể của giao ước mới theo điều mà Đức Chúa Jêsus Christ đã truyền cho.
Ngày được ban quyền quyền phép trở nên con cái Ðức Chúa Trời _ Đại nhóm hiệp thánh Lễ Vượt Qua
Lễ Vượt Qua được tiến hành bởi nghi thức rửa chân và lễ thờ phượng tiệc thánh. Nghi thức rửa chân là theo tấm gương của Đức Chúa Jêsus trực tiếp rửa chân của các môn đồ trước lễ tiệc thánh. Các thánh đồ hạ thấp mình xuống trước mặt các anh em chị em, cử hành nghi thức rửa chân theo lời phán của Đức Chúa Jêsus rằng “Nếu Ta là Chúa là Thầy, mà đã rửa chân cho các ngươi, thì các ngươi cũng nên rửa chân lẫn cho nhau.” (Giăng 13:14-15), rồi tham dự lễ thờ phượng tiệc thánh.
Thông qua lễ thờ phượng tiệc thánh được cử hành ở Đền Thánh Giêrusalem Mới Pangyo, Mẹ dâng cảm tạ sâu sắc lên Cha, Đấng ban sự tha tội thông qua thịt và huyết của Ngài, và cứu rỗi các con cái đi đến sự chết đời đời do tội lỗi trên trời. Mẹ cầu xin hầu cho các con cái ghi khắc tình yêu thương cao cả của Đức Chúa Trời được chứa đựng trong bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua, và chia sẻ tình yêu thương lớn nhất là cứu nhiều linh hồn bởi lời sự sống.
Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol nhắc lại ý nghĩa và giá trị của Lễ Vượt Qua, nói rằng “Đức Chúa Jêsus đã dạy dỗ rằng người kế thừa thịt và huyết của Ngài có thể trở thành con cái của Đức Chúa Trời và nhận lấy sự sống đời đời, và Ngài chứa đựng phước lành ấy trong bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua.” Mục sư Kim Joo Cheol nói mạnh mẽ rằng “Các sứ đồ như Phierơ, Giăng và Phaolô v.v… cùng các thánh đồ Hội Thánh sơ khai nhận biết phước lành của Lễ Vượt Qua lớn lao dường bao, đã truyền bá lẽ thật của sự cứu rỗi không chỉ ở Ysơraên mà cho đến châu Âu nữa. Hãy nhận biết ý muốn của Đức Chúa Jêsus lập giao ước mới một mực vì sự cứu rỗi của chúng ta, và hãy giữa Lễ Vượt Qua bằng tấm lòng cảm tạ.” (Luca 22:7-15, 19-20, I Côrinhtô 11:22-26, Giăng 6:53-56, II Côrinhtô 6:17-18, I Côrinhtô 15:45-58). Các thánh đồ ăn bánh và uống rượu nho Lễ Vượt Qua và ghi khắc ý muốn của Đức Chúa Trời chí thánh.
Sau lễ thờ phượng, Mẹ đánh thức lại rằng “Dẫn dắt nhân sinh nhân loại không thể tránh khỏi sự chết vào sự sống đời đời chính là tình yêu thương lớn nhất. Hãy rao truyền tin tức sự cứu rỗi cho cả loài người với tình yêu thương của Đức Chúa Trời và tinh thần trách nhiệm trong việc cứu rỗi linh hồn.”
Dự phần vào sự thương khó và ghi khắc dấu vết hy sinh của Đấng Christ trong tấm lòng _ Đại nhóm hiệp thánh Lễ Bánh Không Men
Sự tha tội và sự cứu rỗi của loài người thông qua Lễ Vượt Qua được bắt đầu dựa trên hy sinh của Đấng Christ. Đức Chúa Jêsus đã chịu đau đớn trên thập tự giá và trao cả mạng sống Ngài để cứu chuộc loài người khỏi tội lỗi. Ngày đó chính là Lễ Bánh Không Men.
Mẹ dâng cầu nguyện cảm tạ lên Cha, Đấng mặc áo gai xác thịt để dẫn dắt các con cái trên trời đang trong nguy cơ sự chết đời đời vào vương quốc của sự sống, còn chịu đựng nỗi đau và sự sỉ nhục để mở con đường của sự cứu rỗi. Hơn nữa Mẹ cầu xin tha thiết mong các con cái nhận biết rằng vì ai mà Đức Chúa Trời đã phải đến thế gian này và phải chịu mọi đau đớn, rồi sống cuộc đời đền đáp ân huệ của Đức Chúa Trời bằng tấm lòng hối cải và quyết tâm rằng sẽ không phạm tội nữa.
Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol khuyên bảo rằng “Nỗi đau của Đức Chúa Jêsus là do lầm lỗi và tội ác của loài người. Ngài đã bị chế giễu, miệt thị, đánh đòn và khổ nạn thập tự giá vì tội lỗi chúng ta. Hãy ghi nhớ sự thật rằng Ngài chịu đựng mọi sự ấy một cách lặng lẽ với tâm niệm cứu chúng ta và tuyệt đối đừng tắt ngọn lửa của sự trông cậy về Nước Thiên Đàng hầu cho tình yêu thương và hy sinh Ngài không trở nên vô ích.” Tiếp theo, mục sư thúc giục rằng “Giống như sứ đồ Phaolô ghi khắc dấu vết thập tự giá của Đức Chúa Jêsus trong lòng và hết sức truyền bá Tin Lành, chúng ta cũng hãy dốc hết nhiệt huyết để làm hết bổn phận của Cơ Đốc nhân làm cho các tội nhân phần linh hồn hối cải.” (Luca 23:26-46, Êsai 53:1-12, I Giăng 4:7-21, Mathiơ 27:27-50, Galati 6:17).
Các thánh đồ dâng cảm tạ đối với hy sinh của Đấng Christ đã không ngần ngại khổ nạn thập tự giá vì sự tha tội và sự cứu rỗi của loài người, và kỷ niệm khổ nạn của Đức Chúa Jêsus bằng cách kiêng ăn. Kiêng ăn vào Lễ Bánh Không Men được bắt nguồn từ lời đã được phán rằng “Tới kỳ chàng rể phải đem đi khỏi họ, trong ngày đó họ sẽ kiêng ăn.” (Mác 2:20).
Sự trông cậy về sự phục sinh và biến hóa mà Ngài ban cho nhờ sống lại _ Đại nhóm hiệp thánh Lễ Phục Sinh
Lễ Phục Sinh là ngày quyền năng, Đức Chúa Jêsus sống lại sau 3 ngày bị chôn, và phá vỡ quyền thế của sự chết. Ngày 21/4, các thánh đồ Hội Thánh của Đức Chúa Trời trên khắp làng địa cầu, hiểu biết vinh hiển của Đấng Christ sống lại vào ngày này cách đây 2000 năm trước, và tham dự Đại nhóm hiệp thánh Lễ Phục Sinh.
Mẹ dâng cảm tạ lên Cha, Đấng từ kẻ chết sống lại, gieo sự trông cậy về sự phục sinh cho loài người, và cầu nguyện hầu cho mọi con cái giữ Lễ Phục Sinh mở mắt phần linh hồn, nhìn trông giá trị của lẽ thật và vinh hiển của sự phục sinh, và sống trong sự trông cậy.
Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol quả quyết rằng “Các thánh đồ Hội Thánh sơ khai đã rơi vào nỗi buồn khi thấy sự khổ nạn thập tự giá, còn cả loài người rơi vào tuyệt vọng bởi nghĩ rằng sự chết là kết thúc của cuộc đời. Sự phục sinh của Đức Chúa Jêsus là lịch sử lớn lao làm cho họ tin chắc về sự phục sinh và sự sống đời đời.” Hơn nữa, mục sư lấy ví dụ về hiện tượng côn trùng như con ve và con chồn chuồn biến hóa từ ấu trùng sang thành trùng để giải thích khái niệm của sự phục sinh và biến hóa, rồi thúc giục rằng “Cho dù tầm nhìn của con người khó tin vào sự phục sinh và biến hóa nhưng Đức Chúa Trời đã chứng minh thông qua lịch sử của Đức Chúa Jêsus, nên hãy tin vào lời tiên tri rằng chúng ta được biến hóa thành thể thiêng liêng và được hưởng phước lạc đời đời ở thế giới thiên sứ, và hãy rao truyền tin tức vui mừng này cho muôn dân thế gian để cùng nhau tận hưởng phước lành.” (Mathiơ 28:1-10, I Côrinhtô 15:17-24, 44-53, Luca 24:13-34, Giăng 11:24-27, I Têsalônica 4:13-18, Gióp 25:4-6, Giăng 20:1-19).
Sau lễ thờ phượng, Mẹ chỉ ra chi tiết nguyên lý của lễ trọng thể làm cho những người được hứa sự tha tội và sự sống đời đời thông qua Lễ Vượt Qua sẽ dự phần vào vinh hiển của sự phục sinh và biến hóa (I Côrinhtô 15:44-52), và khích lệ các thánh đồ rằng “Hãy siêng năng chia sẻ cho hàng xóm phước lành của sự cứu rỗi được ban nhờ tình yêu thương và hy sinh vô hạn của Đức Chúa Trời.
Vào ngày này, các thánh đồ bẻ bánh Lễ Phục Sinh theo việc làm của Đức Chúa Jêsus vào ngày Đức Chúa Jêsus phục sinh, Ngài hiện ra trước mặt hai môn đồ đương đi đến Emmaút, mở mắt phần linh hồn của họ thông qua bánh chúc tạ. Các thánh đồ đã giữ lễ trọng thể của giao ước mới từ Lễ Vượt Qua đến Lễ Phục Sinh theo ghi chép Kinh Thánh. Trong tấm lòng họ đầy tràn cảm tạ đối với ân huệ của sự cứu rỗi, sự trông cậy về Nước Thiên Đàng, và ý chí dẫn dắt 7 tỷ nhân loại vào con đường sự sống.