Vào đêm trước khi chịu khổ nạn thập tự giá, Đấng Christ đã yêu các con cái thì cứ yêu cho đến cuối cùng và ban cho lẽ thật của sự sống (Giăng chương 13). Lễ trọng thể của giao ước mới thấm đẫm tình yêu thương chí cao ấy chính là Lễ Vượt Qua.
Vào chiều tối ngày 12 tháng 4 (ngày 14 tháng giêng thánh lịch) và ngày 13 tháng 4 (ngày 15 tháng giêng thánh lịch), Lễ Vượt Qua và Lễ Bánh Không Men (Lễ Hoạn Nạn) đã lần lượt được cử hành tại hơn 7800 Hội Thánh của Ðức Chúa Trời ở 175 quốc gia. Theo lời dặn dò của Mẹ trong Tổng Hội định kỳ rằng “Hãy hết sức rao truyền cho nhiều người về tình yêu thương cao quý của Đấng Christ chứa đựng trong Lễ Vượt Qua”, các thánh đồ đã nỗ lực truyền bá Tin Lành. Họ giữ lễ trọng thể một cách chí thánh theo Kinh Thánh và nhớ đến tình yêu thương cùng tinh thần đức tin của Đức Chúa Trời được chứa đựng trong lễ trọng thể.
Lễ Vượt Qua giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus lập nên đã bị xóa bỏ tại Công đồng Nicaea vào năm 325 SCN, cách thời điểm hiện tại 1700 năm. Song, theo lời tiên tri Kinh Thánh, Đấng Christ An Xang Hồng, Đấng đến với tư cách là Đấng Cứu Chúa của thời đại Đức Thánh Linh, đã khôi phục Lễ Vượt Qua (Hê 9:28, Êsai 25:6-9). Bởi lẽ đó, ngày nay, Hội Thánh của Đức Chúa Trời trên khắp thế giới cũng giữ Lễ Vượt Qua theo như Đức Chúa Jêsus và các sứ đồ đã cử hành.
Trong Đại nhóm hiệp thánh Lễ Vượt Qua được cử hành tại Đền Thánh Giêrusalem Mới Pangyo, Mẹ dâng cầu nguyện cảm tạ sâu sắc lên Đức Chúa Trời, Đấng đã ban lễ trọng thể của sự sống cho nhân loại bị rơi vào vận mệnh không tránh khỏi sự chết, và Ngài cũng cầu khẩn hầu cho các con cái đã nhận sự tha tội và lời hứa của sự cứu rỗi bởi Lễ Vượt Qua sẽ siêng năng rao truyền Tin Lành bằng tấm lòng yêu thương, để dẫn dắt cả nhân loại đến sự sống đời đời và Nước Thiên Đàng.
Trước lễ tiệc thánh, nghi thức rửa chân đã được tiến hành theo tấm gương của Đức Chúa Jêsus, Đấng đã rửa chân cho các môn đồ trước nghi thức tiệc thánh (Gi 13:4-15). Mẹ đã cúi mình và đích thân rửa chân cho các thánh đồ. Các thánh đồ cũng rửa chân cho nhau, cùng khắc ghi trong lòng phép đạo của sự khiêm nhường và hầu việc mà Đức Chúa Trời đã làm gương.
Vào 7 giờ tối, nghi thức tiệc thánh được bắt đầu. Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Lễ Vượt Qua rằng “Lễ Vượt Qua là ngày kỷ niệm trọng đại mà Đức Chúa Trời đã phán lệnh trải qua mọi thời đại, trong đó chứa đựng nhiều lời hứa như sự tha tội, sự sống đời đời và ân điển được vượt qua tai vạ”. Tiếp đó, Tổng hội trưởng giảng đạo rằng “Những người thừa hưởng thịt và huyết của Đức Chúa Trời thông qua Lễ Vượt Qua thì được công nhận là con cái của Đức Chúa Trời. Bởi Đấng Christ Tái Lâm Đấng An Xang Hồng khôi phục Lễ Vượt Qua đã bị mất, nên chúng ta được nhận lấy quyền thế trở thành con cái của Ðức Chúa Trời. Vì vậy, chúng ta hãy nỗ lực dẫn dắt để không chỉ riêng chúng ta, mà kể cả mọi người trên thế giới cũng được đến với Đức Chúa Trời để có thể cùng nhận lãnh phước lành này” (Mat 26:17-19, 26-28; I Cô 10:16-17; II Cô 6:17-18, Gi 6:51-57).
Các thánh đồ ăn bánh và uống rượu nho Lễ Vượt Qua được hứa phước lành lớn lao của Đức Chúa Trời một cách tin kính và tràn đầy cảm tạ. Đối với các thánh đồ đã dự phần vào thịt và huyết của Đức Chúa Trời thông qua Lễ Vượt Qua, Mẹ một lần nữa dặn dò rằng “Khi chúng ta nhớ đến tình yêu thương cao quý của Cha, Đấng đã phó sự sống Ngài trên thập tự giá để cứu rỗi các con cái, thì trong lòng dâng trào mong muốn cứu thêm hơn dù chỉ một linh hồn. Bằng tấm lòng cảm tạ Cha, chúng ta hãy sống cuộc đời dâng niềm vui lên Đức Chúa Trời bằng cách cứu rỗi nhiều người”.
Đức Chúa Jêsus, Đấng gọi bánh của lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua là “thân thể Ta đã vì các người mà phó cho”, và rượu nho là “huyết Ta đã đổ ra để các ngươi được tha tội”, đã chứng thực tình yêu thương của Ngài bởi hy sinh trên thập tự giá vào ngày hôm sau Lễ Vượt Qua. Lễ Bánh Không Men là lễ trọng thể kỷ niệm sự hy sinh và tình yêu thương cao quý của Đấng Christ, Đấng chịu đựng mọi nỗi thống khổ để chuộc tội cho nhân loại. Theo lời phán của Đức Chúa Jêsus rằng “Nhưng đến ngày nào chàng rể sẽ bị đem đi khỏi họ, thì họ mới kiêng ăn” (Mat 9:15), vào ngày này, các thánh đồ đã kiêng ăn để cùng dự phần vào khổ nạn của Đấng Christ.
Thông qua lễ trọng thể, Mẹ dâng cảm tạ lên Cha, Đấng đã hầu cho chúng ta ghi khắc sự hy sinh của Đấng Christ và được dự phần vào khổ nạn của Ngài. Mẹ cũng cầu nguyện hầu cho các con cái được nhận lãnh sự tha tội nhờ hy sinh ấy sẽ thắng lợi khổ nạn bằng đức tin trưởng thành, cùng hết lòng, hết nhiệt tình trong việc cứu rỗi linh hồn – mong ước khẩn thiết nhất của Đức Chúa Trời.
Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol đã dạy dỗ về tư thế tín ngưỡng mà các thánh đồ thời đại này phải có bằng cách dẫn chứng lịch sử Hội Thánh sơ khai đã chiến thắng bắt bớ và bước theo con đường của Đức Chúa Jêsus, Đấng đã chịu đau đớn cùng cực trên thập tự giá, với lòng tự hào và niềm kiêu hãnh. Tổng hội trưởng thúc giục rằng “Công việc rao truyền Tin Lành trên khắp thế giới nhất định phải đi kèm tinh thần của Hội Thánh sơ khai. Chúng ta hãy nhận lãnh sự dạy dỗ của Ngài rằng ‘Hãy vác thập tự giá mình mà theo Ta’, dù gặp phải bất cứ thử thách nào, chúng ta cũng hãy nhìn trông vinh hiển trên trời mà sau này sẽ nhận lãnh để vượt qua và hoàn thành sứ mệnh rao truyền thông điệp cứu rỗi tới mọi người” (I Phi 2:21-25; 4:13-16; Hê 11:35-40; Mat 16:24-26; Rô 8:16-18).
“Thông qua Lễ Vượt Qua lần này, tôi đã có thể hiểu được tình yêu thương và lòng khẩn thiết của Đức Chúa Trời mong muốn các con cái nhận lãnh sự cứu rỗi thật lớn lao biết bao. Tôi sẽ gắng sức noi theo tấm lòng ấy để chăm sóc các anh chị em và trở thành tấm gương tốt. Tôi cũng muốn chia sẻ tình yêu thương và phước lành chứa đựng trong Lễ Vượt Qua cho nhiều người hơn nữa.” Karen Peruso từ Huancayo, Peru
“Năm nay đánh dấu Lễ Vượt Qua thứ mười tôi giữ cùng với gia đình. Là người chủ trong gia đình, việc có thể giữ Lễ Vượt Qua cùng gia đình yêu dấu thật là phước lành lớn lao. Thật cảm tạ Đức Chúa Trời đã chăm sóc và bảo vệ gia đình tôi thông qua lời hứa trong Lễ Vượt Qua.” Wild Joy Mata, Lisbon, Bồ Đào Nha
“Trước đây, khi gặp khó khăn, tôi thường cảm thấy vô vọng và không chắc chắn liệu mọi thứ có tốt lên không. Nhưng sau khi giữ Lễ Vượt Qua và phát hiện ra bản sắc phần linh hồn của mình, tôi có được tư duy tích cực và sự tự tin. Ngay cả khi gặp thử thách hay phạm sai lầm, tôi vẫn tin rằng Cha Mẹ trên trời sẽ dẫn dắt tôi đến con đường an toàn và đúng đắn. Tôi quyết tâm chia sẻ tin tức vui mừng của Lễ Vượt Qua cho những người xung quanh.” Sandra Lee từ Singapore
Các thánh đồ trên khắp thế giới đã dâng cảm tạ mà nói rằng “Phía sau niềm vui của sự cứu rỗi mà chúng ta được hưởng, có đau đớn của sự chết mà Đức Chúa Trời đã chịu đựng”, và quyết tâm đi theo con đường của Đấng Christ cho đến cuối cùng, để dẫn dắt nhiều linh hồn đến Nước Thiên Đàng bằng tình yêu thương và sự hy sinh ấy.