“Vòng quanh thế giới trong 80 ngày” là tiểu thuyết của Jules Verne được xuất bản vào năm 1873. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Phileas Fogg ở Anh đặt cược 20.000 bảng Anh vào việc đi vòng quanh thế giới trong 80 ngày. Để đạt giải thưởng, ông đem theo người tùy tùng tên là Passepartout lên đường du hành từ London đến Ấn Độ, đi xuyên qua Nhật Bản, Mỹ và về London trong vòng 80 ngày.
Nhưng thật đáng ngạc nhiên, lịch trình dài gấp 2 lần so với du hành vòng quanh thế giới đang được diễn ra trong cơ thể chúng ta. Nhân vật chính của câu chuyện thú vị ấy chính là máu.
Máu được làm ra ở tủy trong xương. Thành phần của máu là huyết tương (thành phần chủ yếu là nước) và tế bào huyết cầu. Trọng lượng của máu đang du hành trong cơ thể chúng ta là khoảng 7-8% của cân nặng chúng ta. Chẳng hạn, nếu một người đàn ông nặng 60kg thì anh ta có khoảng 5 lít máu. 5 lít máu ấy đi dọc theo mạch máu, chuyên chở ôxy, cacbon điôxít, chất dinh dưỡng và chất thải.
Vậy thì tại sao máu lại đỏ? Máu có màu đỏ là do hồng cầu – thành phần chiếm nhiều nhất trong huyết cầu. Hồng cầu trong cơ thể chúng ta là 25 nghìn tỷ tế bào, có hình dạng đĩa lõm hai mặt với đường kính khoảng 7,5 µm. Hồng cầu nhỏ bé này đóng vai trò hết sức quan trọng: nhận ôxy từ phổi và vận chuyển đến các tế bào, nhận cacbon điôxít từ các tế bào và vận chuyển đến phổi. Hồng cầu có chất đạm được gọi là hemoglobin. Trong hemoglobin có sắt đóng vai trò của cái bẫy keo dính để nắm chắc ôxy. Giống như sắt bị sỉ có màu đỏ, sắt trong hemoglobin cũng có màu đỏ khi kết hợp với ôxy. Điều đáng ngạc nhiên hơn là mỗi một hồng cầu nhỏ xíu này có chứa khoảng 3 triệu phân tử hemoglobin. Một tế bào hồng cầu có thể vận chuyển 12 triệu phân tử ôxy.
Trong máu, ngoài hồng cầu ra cũng có các du khách khác nữa. Trong số đó, bạch cầu vô sắc bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm lược từ bên ngoài. Khi vi khuẩn hoặc chất lạ xâm nhập vào cơ thể chúng ta thì bạch cầu tạo ra các kháng thể để khiến những kẻ xâm nhập mất khả năng. Bạch cầu còn trực tiếp tấn công các chất lạ xâm nhập vào cơ thể, và nuốt chúng nữa.
Tiểu cầu là tế bào có hình dạng không đều đặn và nhỏ nhất giữa các huyết cầu, và nó đông lại máu. Khi mạch máu bị tổn thương, da hoặc niêm mạc bắt đầu chảy máu thì máu sẽ tiếp tục chảy ra cho nên cần phải cầm máu. Lúc đó, tiểu cầu làm đông máu, ngăn vết thương để đề phòng việc máu chảy ra ngoài cơ thể. Quá trình đông máu này được bắt đầu khi tiểu cầu tự nổ tung.
Trong khi chúng ta không cảm thấy gì và trôi qua một ngày thì khoảng 200 tỷ tế bào hồng cầu, 100 tỷ tế bào bạch cầu và 200 tỷ tiểu cầu được hình thành mới và âm thầm thực hiện nhiệm vụ của chúng. Hồng cầu rời khỏi tim, cung cấp ôxy cho các tế bào và trở lại tim trong vòng 23 giây. Hồng cầu được hình thành sống khoảng 120 ngày và khoảng 1 phần 125 hồng cầu được thay thế mới mỗi ngày. Còn bạch cầu thì khác nhau tùy theo loại; bình thường chúng tiêu diệt khoảng 5 đến 50 vi khuẩn rồi chết đi nhưng phần lớn không thể tồn tại hơn một vài giờ. Tiểu cầu sống lâu lắm cũng chỉ được 10 ngày thôi. Khoảng 15% máu trong cơ thể chúng ta là máu thừa, và máu sớm được chứa đầy bởi huyết cầu mới, cho nên mặc dù hiến máu thì chúng ta vẫn có thể giữ sức khỏe mà không gặp vấn đề gì.
Máu có thể đi khắp cơ thể với sức mạnh nào? Tim bơm máu thường xuyên là động lực của tuần hoàn máu. Sức mạnh kỳ lạ làm cho tuần hoàn máu từ đầu đến chân, bắt nguồn từ cơ bắp đặc biệt của trái tim. Khi chạy, chúng ta có thể cảm thấy trái tim đang đập. Tuy nhiên, chúng ta không thể ngăn trái tim đập theo ý muốn như cách chúng ta có thể gập hoặc duỗi cánh tay. Ấy là vì trong trái tim được điều khiển bởi hệ thần kinh tự chủ, có cơ bắp đặc biệt được gọi là nút xoang 1), nó phát ra xung điện kích thích cho tim định kỳ. Nhờ nút xoang phát ra xung điện nên tim bắt đầu được đập và được điều khiển, cho nên cơ bắp này còn được gọi là “Pacemaker”.
1) Nút xoang: Là một bộ phận của trái tim, sinh ra xung điện để làm cho trái tim của động vật có vú được co bóp và quyết định nhịp điệu đập tim.
Thông thường, trái tim lớn hơn một chút so với nắm tay của bản thân. Nó đập khoảng 72 lần trong một phút, khoảng 100.000 lần trong một ngày. Khi con người được tuổi 80 thì trái tim đã đập khoảng 2,9 tỷ lần mà không dừng lại. Nếu cánh tay hoặc chân cố gắng chuyển động như trái tim, chúng sẽ mệt mỏi ngay trước khi bắt đầu. Tuy nhiên trái tim không mệt mỏi mặc dù nó đã đập hàng tỷ lần. Khi tâm thất trái đập một lần, nó sẽ truyền khoảng 70ml máu đến toàn bộ cơ thể thông qua động mạch, có nghĩa là trái tim bơm lượng máu cực lớn, tức là 300 lít mỗi giờ và khoảng 7.000 lít mỗi ngày.
Máu có nhiệm vụ quan trọng và du lịch con đường được gọi là mạch máu nhờ sự giúp đỡ của trái tim. Động mạch và tĩnh mạch như là đường cao tốc vượt qua khu vực trung tâm một quốc gia nên to lớn và có nhiều máu. Và mao mạch rất mỏng manh được nối tiếp đến cuối tay và cuối chân được lan rộng khắp nơi trong cơ thể một cách rộng lớn. Tuy nhiên du lịch của máu không bằng phẳng. Ở động mạch là con đường ra ngoài từ trái tim thì phải chịu đựng áp lực lớn phát sinh từ trái tim, và mao mạch thì rất mỏng manh nên một hồng cầu phải bóp mép toàn cơ thể mình thì mới có thể vượt qua được. Ở tĩnh mạch trở về trái tim thì có thể trở về trái tim một cách khó khăn nhờ sự giúp đỡ của van 2) tim.
2) Van trái: Là van được tồn tại trong trái tim và tĩnh mạch để ngăn chặn sự chảy ngược của máu.
Máu ra từ trái tim và vượt qua động mạch du lịch theo mao mạch và cung cấp ôxy và chất dinh dưỡng cho tế bào ở khắp nơi trong cơ thể là đích đến của mình, lấy cacbon điôxít và chất thải rồi trở về trái tim. Máu ban ôxy cho tế bào và trở về, lại đi hướng tới phổi để nhận ôxy. Máu đến phổi, chuyển cacbon điôxít đã lấy từ tế bào cho phổi và nhận ôxy rồi trở về trái tim là nơi khởi hành Máu luôn xoay vòng vòng hành trình này không nghỉ ngơi.
Mạch máu mà các huyết cầu rất nhỏ di chuyển đến mao mạch, nếu nối lại thành một hàng dài tổng cộng 100.000km thì là quãng đường quay hai vòng rưỡi quanh trái đất. Chúng ta không thể tưởng tượng nổi rằng trong cơ thể của người mà chiều cao không quá 2 mét, lại có quãng đường 100.000km gấp 250 lần so với đường cao tốc từ Seoul đến Busan. Vì trái tim phun ra 5 lít máu trong 1 phút, nên máu ra từ trái tim rồi trở về trái tim là không mất quá một phút.
Du lịch dài đằng đẵng của máu này không phải là vì người khác mà là vì “bản thân mình” thôi. Đặc biệt, não cần thiết ôxy và đường nho nhưng không có tính năng tích trữ nên chỉ nương nhờ vào sự cung cấp vật chất thông qua máu thôi. Cho nên dù tuần hoàn máu bị dừng lại 15 giây thì con người cũng bị mất ý thức, và nếu 4 phút trôi qua thì tế bào não bị tổn thương nhiều không thể khôi phục lại. Dù tuần hoàn máu bị dừng lại trong mấy giây, chúng ta cũng không thể thấy được, không thể nghe được và không thể làm gì cả được. Vì thế hành trình xa xôi của máu thật là quan trọng đối với cơ thể của người.
Chúng ta mong muốn kỳ tích rất đặc biệt trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu không có cuộc sống thường nhật thì sự đặc biệt cũng không có ý nghĩa gì cả. Sự chúng ta có thể bình an trong vòng 1 phút mà không gặp vấn đề gì, đúng thật là kỳ tích trong những ngày thường nhật. Cuộc hành trình hai vòng rưỡi trái đất của máu, là kỳ tích vẫn đang xảy ra ngay cả bây giờ.
- Tài liệu tham khảo
- “Bí mật của 8%”, EBS phim tài liệu Máu phần 2 (Phát sóng vào 30/9/2009)
- EBS Kênh tri thức e, tập 1006 “Máu” (Phát sóng vào 14/5/2013)
- [Thần bí của sự sống – Sinh vật như nước sông] (Kim Sa Yeol và 4 người đồng tác giả)