Hãy cùng an ủi sự đau đớn mất gia đình

Sự cảm thông và đồng cảm là an ủi tốt nhất. Hãy cùng đau buồn, và cùng khắc phục.

33,240 lượt xem

Bất cứ ai cũng có kinh nghiệm mất mát lớn nhỏ trong cuộc sống thường nhật. Đối tượng mất rất đa dạng như bạn bè, gia đình, nghề nghiệp hoặc quan hệ đối nhân xử thế. Nỗi buồn và đớn đau khác nhau tùy theo mỗi người, nhưng trong đó, kinh nghiệm mất gia đình yêu dấu là nỗi đau lớn hơn bất cứ điều gì.

Cho dù muốn tránh nỗi đau mất gia đình nhưng đó là việc ai cũng có thể gặp trong thời gian ngắn hay vĩnh viễn. Trẻ con mất ông bà tình cảm, người mẹ nhớ con cái đi du học nước ngoài xa xôi, gia đình ly tán không thể gặp dù muốn gặp, con gái nhớ người cha qua đời sau sinh hoạt chống bệnh lâu năm, người vợ mất người chồng đã cùng sống suốt nửa đời, cha mẹ chôn con cái nhỏ bé trong tấm lòng bởi tai nạn… Nếu có những người này xung quanh thì chúng ta có thể giúp họ bằng cách nào đây?

Di chứng mất gia đình

Nếu mất gia đình thì chúng ta bị cuốn vào cảm xúc tiêu cực như ngạc nhiên, sợ hãi, buồn rầu v.v… Đặc biệt, mất gia đình bất ngờ không phải là nỗi buồn tự nhiên biến mất khi thời gian trôi qua, nhưng sự kiện ấy có thể để lại chấn thương mãi mãi.

Chấn thương hoặc rối loạn stress sau sang chấn là di chứng sau khi kinh nghiệm sự kiện cú sốc ngoài phạm trù kinh nghiệm bình thường của con người như chiến tranh, thảm họa, tai nạn. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu gần đây thì không chỉ chiến tranh hay thảm họa nhưng kinh nghiệm xấu hổ khi bị tẩy chay, tai nạn của cá nhân, sự chết của người xung quanh còn có thể gây chấn thương nữa.

Rối loạn stress sau sang chấn có 3 triệu chứng chủ yếu. Trước tiên, phản ứng một cách nhạy cảm đối với ngay cả những việc nhỏ nhặt, và rùng mình quá mức cho dù có sự kích thích nhỏ. Cũng khó chìm vào giấc ngủ. Ấy là vì khi bị stress do cú sốc của một sự kiện thì dây thần kinh giao cảm được kích hoạt để đối ứng bên ngoài. Cho dù thời gian đã qua nhiều nhưng cũng có lúc nhớ ra lặp đi lặp lại một sự kiện giống nhau. Giống như tục ngữ “Chim sợ cành cong.”, họ sợ hãi như thảm họa hồi xưa thông qua đồ vật hoặc tình huống làm cho nhớ lại sự kiện ấy. Nếu liên tục bị khổ sở bởi triệu chứng thể này thì cũng có trường hợp xóa hoàn toàn ký ức về sự kiện hoặc cảm thấy hiện thực như giấc mơ.

40% giới trẻ trải qua sự kiện gây ít nhất một chấn thương trước khi trở thành người lớn. Tuy nhiên mặc dù trải qua việc khó khăn nhưng không phải mọi người đều có chấn thương đâu. Cảm xúc nỗi buồn là phản ứng bình thường của con người. Nhưng nếu không khắc phục đúng cách thì cảm xúc ấy sẽ trở thành chấn thương. Cho nên các chuyên gia nói rằng vai trò của người xung quanh có thể an ủi người trải qua thời gian khó khăn là rất quan trọng.

Lỗi lầm mắc phải khi an ủi

Thật khó hiểu được nỗi buồn của những người bị mất đi người yêu dấu của mình. Nên càng khó hơn khi an ủi chiều sâu nỗi buồn. Người ta không biết phải nói gì với những người bị rơi vào đau buồn sâu sắc, nên thường xuyên có thể nói rằng “Tôi hiểu biết tấm lòng của bạn.” Ấy là lời an ủi, nhưng đương sự đó cảm thấy phản kháng về lời an ủi đó. Vì mọi mối quan hệ đều là đặc trưng nên không thể hoàn toàn giống hệt nhau kể cả cảm giác mà đương sự cảm thấy, dù là người có kinh nghiệm tương tự.

Mọi người sợ biểu lộ cảm xúc của bản thân mình. Đặc biệt là không muốn cho thấy cảm xúc tiêu cực. Nói cách khác, một số người an ủi rằng “Hãy chịu đựng mạnh mẽ.” hay là “Đừng quá buồn.”, nhưng đây là lời an ủi sai, khiến ngăn chặn sự thể hiện tình cảm của đương sự.

Và người ta thông dụng lời an ủi rằng “Sẽ không sao cả.”, “Người sống thì phải sống thôi.” Nhưng mặc dù lời nói này đều là lời nói chân thật nhưng không giúp đỡ gì cả cho người có nỗi buồn bị mất gia đình. Bởi vì nó chỉ nghe như lời khuyên thôi. Điều mà những người chịu đau buồn mong muốn là người ta nghe câu chuyện của mình, chứ không phải lời khuyên hoặc phương án giải quyết.

Những người đã chịu đựng nỗi buồn, thường thổ lộ cảm xúc của mình. Nhưng trong khi nghe câu chuyện, một số người đột nhiên thay đổi chủ đề. Đó là vì chưa có sự chuẩn bị để chia sẻ nỗi buồn đó. Nhưng nếu muốn ai ủi thì cần thiết tư thế tấm lòng có thể khóc cùng nhau.

Mọi người nghĩ rằng đương sự luôn phải trong hình ảnh buồn rầu, nhưng nó là một sự hiểu lầm rất lớn. Vì trong nỗi buồn cũng có sự khác biệt đối với từng cá nhân, và con người cảm thấy cảm xúc phức tạp cùng một lúc, nên không phải hình ảnh vui mừng trong chốc lát lại xóa bỏ đi nỗi buồn đâu.

Ngược lại, một số người nghĩ rằng đương sự phải trở lại hình ảnh vốn có như không có chuyện gì xảy ra. Nhưng đây cũng là một suy nghĩ sai lầm. Nỗi buồn là một cảm giác mà bất cứ ai cũng cảm thấy, chứ không phải ngăn chặn. Nghe nói rằng cảm xúc nỗi buồn sẽ vơi đi một nửa khi một ngày trôi qua. Tức là nó có thể trở nên mờ nhạt nhưng không thể biết mất mãi mãi. Giống như có vết sẹo mờ nhạt tại chỗ vết thương đã khỏi, cảm xúc nỗi buồn có thể được điều trị nhưng không thể xóa hoàn toàn.

An ủi buồn rầu, chúng tôi có ở bên cạnh bạn

Theo nghiên cứu gần đây của ngành y tế, những người được sự ủng hộ và yêu thương có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm, lo âu, bệnh tim và ung thư thấp hơn so với những người không. Và sự khôi phục mối quan hệ khiến cho cảm thấy ổn định và tìm lại sự tự tin là rất quan trọng để khắc phục nỗi đau, nên dù động viên cách điều trị tốt đi nữa, nhưng nếu không có mối quan hệ liên tục và chiếu cố thì khôi phục và điều trị không có khả năng. Điều trị quan trọng nhất trong cuộc sống của những người đang trải qua nỗi đau, được hoàn thành trong mối quan hệ có ý nghĩa chân chính.

Cảm thông chính là sự bắt đầu của điều trị chứ không phải là đồng tình hoặc đồng cảm. Cảm thấy đáng thương hoặc cảm nhận cảm xúc gần giống như nhau, không giúp ích được gì cả. Cảm thông không thể được bộc lộ bởi dùng đầu óc tính toán, mà là phải đến gần bằng tấm lòng chân thật. Và chúng ta cần phải hiểu biết bằng tấm lòng rằng đối phương đang cảm thấy tuyệt vọng và cô lập bao nhiêu và tha thiết chờ đợi sự giúp đỡ bao nhiêu. Chúng ta phải suy nghĩ trên lập trường của đối phương và làm cho đối phương có thể tìm lại được cảm giác ổn định thông qua cảm thông và sự hiểu biết, chính là điểm xuất phát của an ủi.

Sau khi tấm lòng được kết nối nhau, thì đối phương cũng có thể thể hiện tình cảm và có thể thông hiểu nhau. Trong khi thổ lộ suy nghĩ và cảm xúc về kinh nghiệm của mình, đối phương có thể nhận được sức lực có thể thắng nỗi buồn đó. Biểu hiện vết thương của mình bằng lời nói là một phương pháp điều trị nhưng chúng ta không được ép buộc đối phương chưa chuẩn bị giãi bày tấm lòng mình. Bởi vì chỉ nhớ đến ký ức thôi là cũng cảm thấy đau đớn rồi. Đôi lúc, bàn tay mặn nồng giúp ích hơn một trăm lời nói. Cảm xúc rằng bản thân mình được kết nối với người nghe hiểu biết nỗi đau của mình và đứng về phía mình bất cứ lúc nào, có thể điều trị vết thương trong tấm lòng.

Những người bị mất gia đình cố gắng tìm ra nguyên nhân của sự kiện đó, và quy trách nhiệm về mình rằng “Vì tôi…”, “Nếu tôi không làm như thế thì…” Họ đau đớn bởi cảm giác tự trách mình. Cho nên, chúng ta phải khích lệ cho đối phương không kìm nén tình cảm nhưng lại có thể tự nhiên thể hiện cảm xúc buồn rầu. Chúng ta phải cho đối phương biết rằng cảm thấy niềm vui không phải là việc phải thấy cảm giác tội lỗi, và khuyến dụ thể dục, nghỉ ngơi và dùng bữa, khuyến khích có thể chăm sóc mình và hãy ủng hộ nỗ lực để khôi phục lại dù chỉ là một việc nhỏ. Nhờ giúp việc nhà và nuôi dạy trẻ, chúng ta trao tặng cho đối phương thời gian có thể thắng lợi nỗi buồn, ấy cũng là phương pháp tốt.

Khi cảm thấy cô đơn hoặc không có ai giúp đỡ mình thì nỗi buồn tăng lên gấp đôi và nỗi đau lớn hơn nữa sẽ dồn đến. Vì thế những người đang trải qua nỗi đau mất mát, rất cần thiết tình yêu thương. Cảm giác ai đó hiểu mình thật lòng và cảm thông với cảm giác của mình, tình cảm yêu thương ấy đem lại cho họ dũng khí có thể chiến thắng nỗi buồn.

Hàn Quốc bị rơi vào cú sốc lớn bởi thảm họa phà Sewol đã xảy ra vào ngày 16 tháng 4 qua. Dấu hiệu mùa xuân tháng 4 đã biến mất rồi, và trong tấm lòng chúng ta, mùa đông rất lạnh cứ kéo dài thật lâu. Toàn thể Đại Hàn Dân Quốc đã trải qua nỗi đau mất mát và trút cảm giác phẫn nộ, không có sức, tuyệt vọng.

“Boston Strong (Boston mạnh mẽ)!”

Khủng bố đánh bom ở giải Marathon Boston khiến 3 người chết và 260 người bị thương. Rồi 1 năm sau đó, Marathon Boston lần thứ 118 đã được tổ chức vào ngày 21 tháng 4, đã có nhiều người tham gia hơn năm trước. “Boston Strong” đã lấp đầy đường phố Boston, là khẩu hiệu mà thành phố Boston đưa ra để ôm lẫn nhau. Toàn thể thành phố bao gồm nạn nhân và gia đình nạn nhân đã trở thành gia đình với nhau và an ủi. Trong khi chịu đựng thời gian 1 năm, nỗi đau trở thành hy vọng.

Chúng ta đang sống trong thời đại có vô số chấn thương. Giống như thành phố Boston như vậy, chúng ta cũng cần thiết gia đình như ốc đảo mà có thể nghỉ ngơi và chữa lành vết thương trong tấm lòng. Chúng ta hãy trở thành gia đình chân thật với sự hiểu biết và cảm thông cho những người đang trải qua nỗi đau, hãy buồn với nỗi đau mất mát cùng nhau và khắc phục cùng nhau.