Đức Chúa Trời Ban Sự Cứu Rỗi

14,819 lượt xem

Thời gian không chờ đợi loài người, song lại lao đi một cách mau chóng trong thời gian vĩnh viễn mà Đức Chúa Trời dự định. Vừa nhìn lại thời gian ấy chúng ta đừng quên việc cảm tạ về tình yêu thương và ân huệ của Đức Chúa Trời và tôn vinh Ngài, là Đấng cứu rỗi chúng ta.

Thật ra, con cái khó hiểu biết về nỗi lao khổ của cha mẹ sinh và nuôi dưỡng mình ra sao. Còn thơ ấu thì chẳng biết cha mẹ lao khổ vất vả và hy sinh vì chính mình, rồi khi đã được trưởng thành cũng rất dễ dàng quên công ơn của cha mẹ đã nuôi dưỡng mình, cứ như thể chính tự bản thân mình được lớn lên.

Giống như vậy, chúng ta cũng không thể đo lường được bề rộng, bề sâu tình yêu thương mà Đức Chúa Trời Cha Mẹ ban cho chúng ta cho đến tận khi Ngài sinh ra chúng ta được sống đời đời và dẫn dắt đi đến Nước Thiên Đàng, Nguyện anh chị em trở thành con cái Nước Thiên Đàng, luôn luôn sống vui mừng và cảm tạ không thôi vì hiểu biết được ân huệ vô hạn của Đức Chúa Trời cứu rỗi linh hồn chúng ta.

Ân huệ sự cứu rỗi, bề rộng và bề cao ấy!

Giả sử có một người dốc sức sống chết mà cứu mạng chúng ta đang bị chết đuối trong nước lụt. Nếu chúng ta đang chết đuối mà không có ai quan tâm, chỉ nhìn chúng ta thôi, nhưng lại có một người không kể mạng sống bản thân mình, bơi ngược chiều dòng nước và cứu chúng ta thì chúng ta phải có lòng đối với người ấy như thế nào?

Giả sử mấy đứa trẻ đang gần chết trong luồng lửa vì căn nhà đang bị cháy. Nếu có ai đi vào nhà đang bị cháy thì mạng sống người ấy cũng nguy vong, nên không ai đi vào để cứu mấy đứa trẻ. Thế mà có một người nhảy vào luồng lửa ấy, hết sức chết sống mà cứu được mấy đứa trẻ. Những đứa trẻ thì được cứu, nhưng ân nhân sau khi cứu mạng chúng đã nhảy lầu xuống nên bị thương và phải nằm viện điều trị mất mấy tháng trời. Thế mà ân nhân không hề mong được bồi thường gì cả. Những đứa trẻ ấy lớn lên rồi quên ân huệ cứu mình và bội nghịch ân nhân. Nếu chúng ta là quan án thì phán xét thể nào? Nếu có ai quên mất ân huệ và bội nghịch ân nhân thì phải bị chỉ trích và phải nhận hình phạt thật nặng mới là xứng đáng, phải không?

Đức Chúa Trời ban cho chúng ta ân huệ thật lớn hơn ân huệ trên rồi. Giống như lời “tiền công của tội lỗi là sự chết” (Rôma 6:23), khi phạm tội ở trên trời và bị đuổi xuống đất này, vận mệnh chúng ta đã quyết định cho sự chết rồi. Không ai quan tâm đến linh hồn tội nhân, chỉ nhìn mà thôi, nhưng duy nhất Đức Chúa Trời lo lắng sự an nguy của chúng ta, và xuống thế gian này để cứu mạng chúng ta rồi.

Dù chỉ được cứu mạng phần xác tạm thời, mà người được cứu ấy cảm tạ ân nhân và suốt đời không quên ân huệ cứu mạng, ấy là đạo lý của loài người. Thế thì làm sao chúng ta có thể bội nghịch Đấng làm ơn, ban sự sống đời đời cho chúng ta, vốn là những kẻ đáng lẽ bị chết đời đời, được chăng?

Đức Chúa Trời là Ân Nhân sự sống chúng ta. Ngài không phải là Ân Nhân sự sống tạm thời nhưng là Ân Nhân sự sống đời đời của chúng ta. Ngài lấy duy một lòng làm cho con cái đã bị mắc tội phải chết mất trong hồ lửa được sống trở lại, mà đến tận thế gian tội ác này; rồi chính Ngài bị xé thịt và đổ huyết thân thể quý báu Ngài mà làm cho chúng ta được sống trở lại rồi.

Nhưng đại bộ phận loài người ăn ở trong sự quên mất ân huệ mà mình được mang lấy. Họ không tìm kiếm Đức Chúa Trời gì cả. Thậm chí, chúng ta là con cái Ngài cũng không hiểu biết trọn vẹn hy sinh và tình yêu thương y như lời tiên tri “ai theo đường nấy”, và “chúng ta cũng chẳng coi người ra gì” (Êsai 53:3-6).

Ý nghĩa thật sự của Lễ Vượt Qua giao ước mới

Chúng ta không nên quên tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Không một ai trong chúng ta ngốc nghếch mà bội nghịch Ân Nhân sự sống và lìa khỏi tình yêu thương ấy.

Chúng ta hãy vừa ghi khắc tình yêu thương của Đức Chúa Trời lần nữa, và hãy tìm gặp Đức Chúa Trời, là Ân Nhân cứu rỗi linh hồn chúng ta ra khỏi sự chết đời đời trong Kinh Thánh.

“Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng họ rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt của Con người, cùng không uống huyết Ngài, thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu. Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời; nơi ngày sau rốt, ta sẽ khiến người đó sống lại. Vì thịt ta thật là đồ ăn, huyết ta thật là đồ uống. Người nào ăn thịt ta và uống huyết ta, thì ở trong ta, và ta ở trong người. Như Cha, là Đấng hằng sống, đã sai ta đến, và ta sống bởi Cha; cũng một thể ấy, người nào ăn ta, sẽ sống bởi ta vậy.” Giăng 6:53-57

Trong thế gian, ai có tình yêu thương đến nỗi hy sinh thịt và huyết của mình mà làm cho tội nhân sống lại chăng? Song, để cứu rỗi chúng ta, Đức Chúa Trời tự trở nên vật bảo lãnh để hy sinh thay cho chúng ta rồi. Ngài bị xé thân thể, bị đổ huyết rồi cho chúng ta ăn thịt và uống huyết ấy để cứu vớt ra khỏi sự chết đời đời. Nhờ ân huệ chuộc tội thay thế lớn lao ấy chúng ta mới được giải phóng khỏi tội lỗi, được cứu vớt ra khỏi trũng mờ tối sự chết và trở nên người tự do rồi.

“Trong ngày thứ nhứt ăn bánh không men, môn đồ đến gần Đức Chúa Jêsus mà thưa rằng: Thầy muốn chúng tôi dọn cho thầy ăn lễ Vượt qua tại đâu? Ngài đáp rằng: Hãy vào thành, đến nhà một người kia, mà nói rằng: Thầy nói: Giờ ta gần đến; ta và môn đồ ta sẽ giữ lễ Vượt qua trong nhà ngươi. Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua… Khi đương ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.” Mathiơ 26:17-19, 26-28

Trong buổi Lễ Vượt Qua Đức Chúa Trời vừa ban cho bánh mà phán rằng “nầy là thân thể ta”, cùng vừa ban cho rượu nho mà phán rằng “huyết ta” rồi. Ngài cũng nhắc nhở rằng hãy làm sự này để không quên, mà phải nhớ đến hy sinh chí thánh của Ngài (Tham khảo: Luca 22:19-20, I Côrinhtô 11:23-26).

Chúng ta không nên chỉ mừng vì mình được ăn bánh và uống rượu nho Lễ Vượt Qua và được sống đời đời; nhưng còn phải nhìn biết được ở trong đó có Cha Mẹ là Đấng Chủ Nhân của thân thể và huyết quý báu ấy, là Đấng đang và luôn luôn nhìn xem chúng ta bằng mắt thương xót vô hạn của Ngài. Đức Chúa Trời bị hy sinh như chiên con Lễ Vượt Qua thay cho chúng ta. Sự hy sinh của Ngài là hầu cho con cái ăn thịt uống huyết của Ngài để cứu rỗi mọi con cái, tức là chúng ta. Chúng ta không nên quên đi tình yêu thương cao cả ấy.

Sự hiểu biết của các sứ đồ

Sứ đồ Phaolô sớm đã hiểu biết tình yêu thương của Đấng Christ thể ấy. Dù không một lần được gặp Đức Chúa Jêsus trực tiếp nhưng sau khi nhận lãnh lẽ thật vì nghe tiếng Đấng Christ trên đường đi đến Đamách; sứ đồ hiểu biết được sự thật Đấng Christ đảm đương sự đau đớn thập tự giá để làm cho chính sứ đồ sống lại, nên đã ghi chép ý chí xác quyết của mình trong sách Rôma rằng không bao giờ từ bỏ tình yêu thương và ân huệ của Ngài.

“Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ? Có phải hoạn nạn, khốn cùng, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, hay là gươm giáo chăng?… Trái lại, trong mọi sự đó, chúng ta nhờ Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần. Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta.” Rôma 8:35-39

Vì hiểu biết được tình yêu thương chí cao, chí tôn của Đức Chúa Trời nên sứ đồ Phaolô không bao giờ phản bội tình yêu thương ấy. Sứ đồ hiểu biết chính mình không là gì, và coi mọi sự, nào là vinh quang thế gian, nào là phú quý, nào là danh tiếng, nào là học thức đều như là rơm rác. Sứ đồ luôn mang vết đau đớn Đấng Christ trong mình, vất vả lao khổ vì anh em, cùng không lười biếng công việc truyền đạo Tin Lành mà Đấng Christ giao phó cho mình.

“Còn như tôi, tôi hẳn chẳng khoe mình, trừ ra khoe về thập tự giá của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, bởi thập tự giá ấy, thế gian đối với tôi đã bị đóng đinh, và tôi đối với thế gian cũng vậy!… Ước gì từ nay về sau, chẳng ai làm khó cho tôi, vì trong mình tôi có đốt dấu vết của Đức Chúa Jêsus Christ vậy.” Galati 6:14-17

Vì hiểu biết Đấng Christ cam chịu hy sinh thế nào vì chính mình và làm cho mình sống lại, cho nên sứ đồ Phaolô không quý thân thể mình một chút nào cả, để chính sứ đồ cũng làm cho người lân cận sống lại và cứu rỗi thế gian nữa. Năm lần bị người Giuđa đánh roi, mỗi lần thiếu một roi đầy bốn chục; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị chìm tàu, ở trong biển sâu một ngày một đêm v.v…, sứ đồ bị nguy vong với mọi thứ, mọi sự nhưng vẫn đón nhận ý định của Đấng Christ và không ngần ngại gì để truyền đạo Tin Lành (II Côrinhtô 11:23-28).

Phierơ cũng là một sứ đồ hiểu biết sâu sắc rằng Đấng Christ là Ân Nhân sự sống cứu rỗi mình, nên quyết tâm hầu việc cho ý định cao cả của Ngài cho đến cuối cùng. Sau khi 5.000 người đã nhìn phép lạ của Đức Chúa Jêsus trở lui không đi với Ngài nữa, Đức Chúa Jêsus hỏi những môn đồ còn lại rằng “Còn các ngươi cũng lui đi chăng?”. “Lạy Chúa, chúng tôi đi theo ai? Chúa có những lời của sự sống đời đời”, đây chính là câu trả lời của Phierơ (Giăng 6:66-68).

Chúng ta cũng hãy nên hiểu biết tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Những sứ đồ có sự hiểu biết như Phierơ và Phaolô, đã lấy hết lòng sốt sắng để truyền đạo Tin Lành đến nỗi bỏ tất cả những gì thuộc về mình. Nếu không có sự hiểu biết thể ấy thì luôn luôn chỉ loanh quanh ở ngoài bề mặt vòng quành tín ngưỡng thôi, không có lòng đức tin chân tình, coi tín ngưỡng như là một đồ trang sức cho mình mà thôi. Trong khi ở trong đức tin sâu sắc mà hiểu biết được ân huệ Đấng Christ, chúng ta mới nhìn thấy được Đức Chúa Trời.

Đấng Christ đến lần thứ hai để cứu rỗi con cái

Đức Chúa Trời Cha Mẹ là Ân Nhân sự sống vĩnh viễn, đang mặc nhà tạm xác thịt mà đến thế gian để cứu rỗi con cái.

“Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét, cũng vậy, Đấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài.” Hêbơrơ 9:27-28

Được chép rằng Đấng Christ đến thế gian này lần thứ hai để cứu rỗi những linh hồn mà nếu bị để lại nguyên thì phải bị chết mất. Tiên tri Êsai chép về quá trình mà Đức Chúa Trời đến thế gian này lần thứ hai và làm cho con cái của Ngài sống lại, như sau:

“Đức Giêhôva vạn quân sẽ ban cho mọi dân tộc, tại trên núi nầy, một tiệc yến đồ béo, một diên rượu ngon, đồ béo có tuỷ, rượu ngon lọc sạch. Tại trên núi nầy Ngài sẽ diệt trừ mặt của mọi đồ đắp trên muôn dân, và cái màn che phủ mọi dân tộc. Ngài đã nuốt sự chết đến đời đời… Trong ngày đó, người ta sẽ nói rằng: Kìa, ấy là Đức Chúa Trời chúng ta; chúng ta đã mong đợi Ngài, và Ngài sẽ cứu chúng ta. Ấy là Đức Giêhôva; chúng ta đã mong đợi Ngài, chúng ta sẽ nức lòng mừng rỡ và đồng vui về sự cứu rỗi của Ngài!” Êsai 25:6-9

Một diên rượu nho ngon lọc sạch mà nuốt sự chết đến đời đời chỉ ra rượu nho Lễ Vượt Qua mà Đấng Christ lập giao ước trong đó. Đấng mà cứu vớt mọi chúng ta ra khỏi nơi mờ tối tội lỗi và sự chết, dẫn dắt đi đến đường sự sống đời đời bằng Lễ Vượt Qua, ấy chính là Đức Chúa Trời chúng ta đó.

Lễ Vượt Qua sự sống là ngày mà Ngài hầu cho chúng ta được ăn thịt cùng uống huyết của Đức Chúa Trời. Đối với chúng ta ấy là ngày vui mừng nhận được sự sống đời đời, nhưng đối với Đức Chúa Trời Cha Mẹ chúng ta thì đó là ngày đau khổ lớn nhất. Trong sự đau khổ và hy sinh của Đức Chúa Trời Cha Mẹ ấy chúng ta được bình an cùng được chữa lành bệnh rồi.

Khi chúng ta truyền Lễ Vượt Qua, không phải chỉ truyền mỗi nghi thức ăn bánh uống rượu nho Lễ Vượt Qua thôi, mà còn truyền tình yêu thương của Đức Chúa Trời, là Đấng hy sinh để làm cho chúng ta sống lại thông qua Lễ Vượt Qua, ấy chính là Tin Lành thật.

“Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.” Khải Huyền 22:17

Thánh Linh và Vợ Mới đang hiện ra ở thời đại Thánh Linh cuối cùng này để dẫn dắt chúng ta đương ở giữa sự chết ra đến sự sống. Sự ban sự sống không thể được thực hiện nếu không có sự đau đớn và hy sinh lớn lao. Chính vì thế, Đức Chúa Trời ví quá trình mỗi một linh hồn được sống trở lại với nỗi lao khổ vượt cạn sanh đẻ. Ấy là lời Ngài nhắc nhở cho chúng ta rằng: Công việc sinh một linh hồn cũng không thể được thực hiện nếu không có hy sinh đau đớn như tứ chi và mỗi khớp xương rời rã từng phần mới sinh được một sự sống mới.

Hãy dâng cảm tạ, tôn vinh, tôn quý lên Đức Chúa Trời

Chúng ta phải rao giảng và truyền bá cho muôn dân trong muôn quốc về nhân đức đẹp đẽ của Thánh Linh và Vợ Mới, là Đấng cứu rỗi chúng ta. Không bao giờ chúng ta quên ơn được. Không bao giờ quên cảm tạ Ngài, cùng không phàn nàn Ngài. Chúng ta hãy tìm kiếm ý định của Đức Chúa Trời đối với chúng ta ra sao.

“Hãy vui mừng mãi mãi, cầu nguyện không thôi, phàm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa; vì ý muốn của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ đối với anh em là như vậy. Chớ dập tắt Thánh Linh; chớ khinh dể các lời tiên tri; hãy xem xét mọi việc, điều chi lành thì giữ lấy. Bất cứ việc gì tựa như điều ác, thì phải tránh đi.” I Têsalônica 5:16-22

Thật sự không quên Đức Chúa Trời là Ân Nhân sự sống chúng ta, phàm việc gì cũng phải tạ ơn, và cầu nguyện không thôi; ấy chính là ý định của Đức Chúa Trời. Dầu Ân Nhân sự sống đến thế gian này rồi nhưng thế gian chẳng nhận lãnh Ngài, cùng chẳng cảm tạ Ngài, chỉ đối nghịch và bội nghịch Ngài mà thôi. Dầu vậy, Đức Chúa Trời lặng lẽ đảm đương sự đau đớn vượt cạn vì sự cứu rỗi linh hồn chúng ta. Ngài không bao giờ, dù chỉ một lần, đòi hỏi chúng ta điều gì; Ngài chỉ dặn dò chúng ta rằng: Hãy sống đúng đắn y như sự dạy dỗ trong Kinh Thánh, coi người khác là hơn mình, lấy lòng rộng lượng như biển cả mà bao dung mọi người.

Nguyện anh chị em không bao giờ quên tình yêu thương của Đức Chúa Trời Cha Mẹ, là Đấng yêu thương và thương tiếc chúng ta hơn Bản Thân Ngài, là Đấng không từ chối đau ốm thập tự giá thay cho chúng ta là kẻ bại hoại, bội nghịch. Nơi mà những người ấy được đi vào là Nước Thiên Đàng. Chính vì thế, muôn vàn thiên binh, thiên sứ cùng mọi linh vật đều cảm tạ và tôn vinh Đức Chúa Trời vì cớ tấm lòng chân tình.

“Khi các sinh vật lấy những sự vinh hiển, tôn quí, cảm tạ mà dâng cho Đấng ngự trên ngôi là Đấng hằng sống đời đời, thì hai mươi bốn trưởng lão sấp mình xuống trước mặt Đấng ngự trên ngôi, và thờ lạy Đấng hằng sống đời đời; rồi quăng mão triều thiên mình trước ngôi mà rằng: Lạy Đức Chúa Trời là Chúa chúng tôi, Chúa đáng được vinh hiển, tôn quí và quyền lực; vì Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là vì ý muốn Chúa mà muôn vật mới có và đã được dựng nên.” Khải Huyền 4:9-11

Vì không có lời văn nào trên đất này có thể bày tỏ ra hy sinh cao cả của Đức Chúa Trời nên đành phải sử dụng một từ “hy sinh” mà nói ra thôi. Song, khi nhìn được thế giới trên trời rồi thì thấy hy sinh ấy thật vô hạn không thể tưởng tượng ra được. Duy nhất Đức Chúa Trời mới làm hoàn thành được công việc ấy, tức là lịch sử lớn lao cứu rỗi linh hồn được trọn vẹn nhờ tình yêu thương vô hạn của Đức Chúa Trời. Chính vì thế, mọi linh vật ở vũ trụ đều đang tán dương Đức Chúa Trời, cùng tôn quý và cảm tạ Ngài.

Chúng ta hãy lần nữa ngẫm nghĩ xem vì sao sứ đồ Phaolô trung thực với Tin Lành đến nỗi thế, vì sao sứ đồ Phierơ đi theo đường của Đấng Christ cho đến khi bị treo ngược trên thập tự giá mà chết. Xin trân trọng dặn các anh chị em hãy hiểu biết ân huệ của Thánh Linh và Vợ Mới và nhận lãnh ý muốn Ngài, hãy trở nên muối và sự sáng trong thế gian bằng công việc công bình và hiền lành. Nguyện xin anh chị em hãy sốt sắng truyền tin tức Tin Lành đẹp đẽ này để cứu nhiều linh hồn, và được nhận lãnh phước lành lớn lao của Đức Chúa Trời ở Nước Thiên Đàng đời đời.