
Bốn, năm trăm năm trước, trong một ngôi làng ở huyện Yecheon, tỉnh Gyeongsangbuk, Hàn Quốc, những người thuộc cùng một họ đã lập thành một nhóm và cãi nhau mỗi ngày. Những cuộc cãi vã nảy sinh chủ yếu là từ một lời nói nhỏ nhặt của ai đó. Một ngày nọ, một lữ khách đi ngang qua và nghe được câu chuyện này. Ông đã khuyên dân làng xây một Lăng mộ lời nói. Những lời nói dối, những lời nói cay nghiệt, những lời thóa mạ và tổn thương v.v… như thể mồi lửa châm ngòi cho cuộc chiến cần phải được viết ra giấy và chôn cùng nhau giống như làm đám tang. Người ta kể rằng sau khi dân làng xây Lăng mộ lời nói theo chỉ dẫn của lữ khách, những bất hòa và tranh cãi do lời nói gây ra đã biến mất, và nơi đó trở thành một ngôi làng bình yên.
“Càng xay bột càng mịn; nói càng nhiều lời càng khó nghe.”, “Một ngọn lửa nhỏ có thể đốt cháy cả một cánh rừng; một lời nói có thể phá hỏng phẩm hạnh của cả một đời người.”, “Lời nói tử tế có thể đổi được bánh mì dù chỉ mua bột.”, “Nghe lời cha mẹ thì lúc ngủ cũng có bánh mà ăn.”…
Ngày nay, những tảng đá xung quanh Lăng mộ lời nói được khắc những câu về ngôn hạnh như thế này. Trước khi nói điều gì đó, vì sao bạn thử không suy nghĩ lại xem lời nói ấy có phải là điều bạn nên chôn chặt trong lòng hay không?