Nếu là thánh đồ ở trong lẽ thật, thì ai cũng biết rõ rằng lý do Đức Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá là sự hy sinh chuộc tội để tha thứ tội lỗi của chúng ta, là những người đã phạm tội ở trên trời.
Vậy, chúng ta đã phạm tội nào trên Nước Thiên Đàng? Hãy tìm hiểu xem chúng ta đã phạm tội gì mà bị đuổi xuống, thông qua hành tích của Đức Chúa Jêsus, là Đấng làm tế lễ chuộc tội.
Khi Đức Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá, thì trên đầu Ngài đã có cái bảng đề chữ chỉ về án, rằng “Vua Dân Giuđa’.
“Phía trên đầu Ngài họ để cái bảng đề chữ chỉ về án Ngài, rằng: Người Nầy Là Jêsus, Vua Dân Giuđa.” Mathiơ 27:37
Đương thời Đức Chúa Jêsus sanh ra, thì Hêrốt, là vua được đế quốc La Mã lập ra, thống trị khu vực Giuđa, còn đương thời Đức Chúa Jêsus rao truyền Tin Lành, thì quan tổng đốc, người được La Mã cử đến, trị vì khu vực Giuđa. Chính vì thế, ngoài vua Sêsa (hoàng đế) của La Mã ra, thì chẳng có vua nào có thể tồn tại được. Nếu ngoài Sêsa ra, có người nào tự xưng mình là vua, thì điều ấy có nghĩa là sự phản bội đối với La Mã.
Thực ra, khi những thầy tế lễ thượng phẩm và trưởng lão định cáo Đức Chúa Jêsus, thì họ đã biết rõ rằng Ngài sẽ không bị xử hình với lý do về mặt tôn giáo. Chính vì thế, họ nhắm cơ hội đổ tội phản nghịch trên Đức Chúa Jêsus, bằng cách cáo rằng “Jêsus tự xưng mình là vua để gây loạn trong hết thảy người Giuđa.” Cho nên, từ sớm, họ đã cố ý cho đảng vua Hêrốt nhập hội, khi thử Đức Chúa Jêsus.
“Bấy giờ người Pharisi đi ra bàn luận với nhau, để kiếm cách bắt lỗi Đức Chúa Jêsus về lời nói. Họ sai môn đồ mình với đảng vua Hêrốt đến thưa cùng Ngài rằng:… có nên nộp thuế cho Sêsa (hoàng đế La Mã) hay không?” Mathiơ 22:15-17
Ý đồ những người Giuđa hỏi như vậy là do họ có mưu kế rằng nếu Đức Chúa Jêsus phán hãy nộp thuế cho hoàng đế La Mã, thì họ sẽ phỉ báng rằng “Jêsus là tay sai của La Mã”, còn nếu Ngài phán chớ nộp thuế cho hoàng đế, thì họ sẽ lấy đảng vua Hêrốt làm nhân chứng và cáo Ngài là “kẻ phản nghịch’ chống đối La Mã. Tuy nhiên, Đức Chúa Jêsus biết ý xấu của họ, và phán như sau:
“Đức Chúa Jêsus biết ý xấu của họ, bèn đáp rằng: Hỡi kẻ giả hình, sao các ngươi thử ta? Hãy đưa cho ta xem đồng tiền nộp thuế. Họ đưa cho Ngài một đơniê. Ngài bèn phán rằng: Hình và hiệu nầy của ai? Họ trả lời rằng: Của Sêsa. Ngài bèn phán rằng: Vậy, hãy trả cho Sêsa vật gì của Sêsa; và trả cho Đức Chúa Trời vật gì của Đức Chúa Trời. Họ nghe lời ấy, đều bợ ngợ, liền bỏ Ngài mà đi.” Mathiơ 22:18-22
Khi Philát, quan tổng đốc La Mã, thẩm vấn Đức Chúa Jêsus, thì người cũng hỏi nội dung về “vua dân Giuđa’.
“Philát bèn vào trường án, truyền đem Ðức Chúa Jêsus đến, mà hỏi rằng: Chính ngươi là Vua dân Giuđa phải chăng?” Giăng 18:33
Sau thẩm vấn, Philát đã không thể tìm được tội lỗi để xử hình Đức Chúa Jêsus. Song, nếu không xử hình Đức Chúa Jêsus thì có sự nguy hiểm về mặt chính trị mà người phải chịu.
“Philát kiếm cách để tha Ngài; nhưng dân Giuđa kêu lên rằng: Ví bằng quan tha người nầy, thì quan không phải là trung thần của Sêsa; vì hễ ai tự xưng là vua, ấy là xướng lên nghịch cùng Sêsa vậy! Philát nghe lời đó bèn dẫn Đức Chúa Jêsus ra ngoài, rồi ngồi trên tòa án, tại nơi gọi là Bavê.” Giăng 19:12-13
Nếu quan tổng đốc Philát không xử hình Đức Chúa Jêsus, thì những người dân Giuđa chắc chắn có thể lan truyền tin đồn trên khắp đất La Mã. Quan tổng đốc Philát đã biết sự nguy hiểm về mặt chính trị mà mình phải chịu khi tin đồn rằng “quan tổng đốc bao che người phản nghịch” lan rộng ra tới La Mã, cho nên người quyết tâm theo yêu cầu của những người Giuđa.
Kết cục, do vu cáo của những người Giuđa, Đức Chúa Jêsus bị khởi tố vì tội phản nghịch đối với La Mã, và bị án xử tử. Chính vì thế mà có cái bảng đề chữ chỉ về án của Đức Chúa Jêsus, rằng “Jêsus, Vua Dân Giuđa’. Đấng Christ của chúng ta đã bị xử hình bởi các quân lính La Mã tuyệt đối không phải là vì Ngài thiếu năng lực đâu. Ngài đã chịu đựng nỗi đau để làm ứng nghiệm mọi lời tiên tri được ghi chép trong Kinh Thánh.
“Ngươi tưởng ta không có thể xin Cha ta lập tức cho ta hơn mười hai đạo thiên sứ sao? Nếu vậy, thế nào cho ứng nghiệm lời Kinh Thánh đã chép rằng việc nầy tất phải xảy đến?” Mathiơ 26:53-54
Đức Chúa Jêsus đã chịu hình phạt thập tự giá, là hình phạt nặng của đế quốc La Mã, rồi qua đời. Hết thảy chúng ta đều biết về sự thật rằng Đức Chúa Jêsus đã gánh nặng tội lỗi của chúng ta, mà đi trên con đường của thập tự giá. Việc Đức Chúa Jêsus bị khởi tố vì tội lỗi phản nghịch và bị xử hình, cho chúng ta có thể đủ hiểu biết rằng chúng ta đã phạm tội nào trên trời mà bị đuổi xuống trái đất này.
Tại vì chúng ta đã phạm tội phản nghịch ở trên trời và xuống đất này, cho nên Đức Chúa Jêsus cũng đã bị xử hình với tội danh phản nghịch đồng nhất, và cứu sống chúng ta, là những kẻ bất nghĩa. Vì thế, tội lỗi chúng ta được biểu hiện là “tội lỗi không thể tránh khỏi sự chết’. Ngài đã tha thứ tội lỗi không thể tránh khỏi sự chết ấy, đây là việc thật đáng cảm tạ thay!
“Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ. Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương, bởi sự sửa phạt người chịu, chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy; Đức Giêhôva đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người.” Êsai 53:4-6