Những Người Được Đức Chúa Trời Gọi

20,443 lượt xem

Thông qua những lịch sử đã qua được ghi chép trong Kinh Thánh, chúng ta có thể cảm nhận được luồng hơi quyền năng của Đức Chúa Trời, là Đấng đích thân gọi các con cái của Ngài, và hoàn thành công việc lớn lao thông qua họ. Vào mỗi thời đại, Đức Chúa Trời dựng nên trời đất và muôn vật, đã gọi và lập ra các đấng tiên tri như Giôsuê, Samuên, Đavít, Phierơ, Giăng v.v… để họ nối tiếp mà không làm tắt ngọn đèn lời của Đức Chúa Trời.

Ngày nay, Đức Chúa Trời gọi chúng ta để giao phó cho công việc vĩ đại. Thông qua những lịch sử được ghi chép trong Kinh Thánh, chúng ta hãy có được bài học rằng chúng ta phải đứng trước Đức Chúa Trời với tư thế tấm lòng như thế nào để trở thành người xứng đáng với sự gọi của Đức Chúa Trời.

Mọi năng lực đều ở nơi Đức Chúa Trời

Khi Đức Chúa Trời gọi người giúp việc Ngài, thì Ngài không lựa chọn theo tiêu chuẩn năng lực của loài người hoặc điều kiện hình dáng ngoại hình như diện mạo. Đó là bởi Đức Chúa Trời gọi người giúp việc Ngài không phải vì Ngài thiếu điều gì đó đâu. Đức Chúa Trời là Đấng toàn tri toàn năng đã khiến Môise đập vào tảng đá làm nước tuôn trào ra ở nơi đồng vắng vốn không có một giọt nước, và Ngài đã phân rẽ Biển Đỏ để giải cứu và cứu rỗi những người dân yêu dấu khỏi đạo binh của Êdíptô.

Vì Ngài là Đức Chúa Trời quyền năng, đã khiến thành Giêricô kiên cố bị ngã sập dễ dàng bởi bảy tiếng kèn, tiếng vang và tiếng la lớn của người dân Ysơraên, và khiến những kẻ đối nghịch bị tan biến trước Đức Chúa Trời như tuyết, như giọt sương, nên năng lực ít hoặc nhiều của chúng ta, là những người được gọi làm người giúp việc, không có ý nghĩa gì đối với Đức Chúa Trời cả.

Nếu một người chắc chắn được Đức Chúa Trời gọi thì người ấy không có lý do phải lo lắng. Bởi khi tin y nguyên vào sự gọi của Đức Chúa Trời và tiến bước thì sẽ luôn được vẫy ngọn cờ thắng lợi và hát bài ca chiến thắng vinh hiển.

Mặc dù vậy, ngay cả khi nhận được lời gọi chắc chắn của Đức Chúa Trời thì cũng đôi lúc chúng ta lo lắng hoặc run sợ bởi những khó khăn và những chướng ngại vật trước mắt. Mỗi lúc ấy, công việc quyền năng của Đức Chúa Trời, mà đã từng bày tỏ ra cho những người dân Ysơraên trước kia, lại cũng ban thêm sức mạnh và dũng khí mới cho đức tin của chúng ta, là những kẻ đang đứng chần chừ do dự. Trong Kinh Thánh, chúng ta có thể gặp được những nhân chứng sống của mỗi thời đại được tận mắt chứng kiến và trải nghiệm quyền năng của Đức Chúa Trời.

Đức tin của Giôsuê trông cậy vào năng lực của Đức Chúa Trời

Quyền năng của Đức Chúa Trời được bày tỏ rõ trong lịch sử của Ysơraên. Xưa kia khi Giôsuê dẫn người dân Ysơraên đi hướng về thành Giêricô cũng như vậy.

Khi Giôsuê cùng người dân đi ngang qua sông Giôđanh, thì trọn lúc mùa gặt (lúa mì và lúa mạch) nên nước sông tràn lên ngập cả đồi, dòng nước cũng rất siết và dao động mạnh khiến họ không thể vượt qua sông bằng sức lực loài người.

Thế nhưng đức tin của họ vào Đức Chúa Trời, Đấng sẽ giúp đỡ họ bởi cánh tay quyền năng, còn sung mãn hơn nỗi sợ hãi nước sông, nên họ đã vâng phục theo lời chỉ thị của Đức Chúa Trời, khiêng hòm giao ước và đi nối hàng, nên đã có thể đi ngang qua dòng sông.

“Khi dân sự bỏ các trại mình đặng đi qua sông Giôđanh, thì những thầy tế lễ khiêng hòm giao ước ở trước mặt dân sự. Vả, trọn lúc mùa gặt, sông Giôđanh tràn lên khỏi bờ. – Khi các người khiêng hòm đến sông Giôđanh, và chân của những thầy tế lễ khiêng hòm mới bị ướt nơi mé nước, thì nước ở trên nguồn thường chảy xuống bèn dừng lại, dồn thành một đống, xa ra một khoảng đến thành Ađam, là thành ở bên cạnh Xátthan; còn nước chảy đến biển đồng bằng, tức Biển mặn, đã rẽ đoạn ra; rồi dân sự đi qua đối ngang Giêricô. Những thầy tế lễ khiêng hòm giao ước của Đức Giêhôva dừng chân vững trên đất khô giữa sông Giôđanh, trong khi cả dân Ysơraên đi qua trên đất khô, cho đến chừng cả dân đã qua khỏi sông Giôđanh rồi.” Giôsuê 3:14-17

Giả sử họ đã không thi hành mệnh lệnh của Đức Chúa Trời, Đấng chỉ thị hãy đi ngang qua sông Giôđanh, bởi hiện thực trước mắt; nếu họ không khắc phục ngoại cảnh mà không dịch chuyển bước chân dũng khí thì người dân Ysơraên đã không thể giẫm chân vào xứ Canaan đượm sữa và mật, mà đã bị ngã gục tại đồng vắng rồi.

Vì chính Đức Chúa Trời phán rằng hãy tiến hành, hãy đi ngang qua sông Giôđanh, nên người dân Ysơraên đã giẫm chân xuống dòng sông đang dâng tràn mà không chút sợ hãi. Rồi họ đã được trải nghiệm năng lực của Đức Chúa Trời, là Đấng khiến nước sông dừng lại, dồn thành một đống để họ có thể đi ngang qua sông như đi trên đất khô.

Khi đến gần thành Giêricô cũng vậy, họ đã không tấn công thành bởi gươm và giáo nhưng đã làm theo mệnh lệnh của Đức Chúa Trời rằng trong sáu ngày hãy đi chung quanh thành mỗi ngày một vòng và thổi kèn. Phải đến sau khi đi chung quanh thành bảy lần vào ngày thứ bảy cuối cùng, họ mới nhận ra sự thật rằng đó chính là kế hoạch của Đức Chúa Trời nhằm làm ngã sụp thành Giêricô.

“…Giôsuê dậy sớm và những thầy tế lễ khiêng hòm của Đức Giêhôva. Bảy thầy tế lễ cứ đi trước hòm của Đức Giêhôva, cầm bảy cây kèn tiếng vang, vừa đi vừa thổi; những người cầm binh khí đi trước họ, còn đạo hậu đi theo sau hòm của Đức Giêhôva; những thầy tế lễ vừa đi vừa thổi kèn. Ngày thứ nhì chúng đi một vòng chung quanh thành, rồi trở về trại quân. Chúng làm như vậy trong sáu ngày… Nhưng ngày thứ bảy các người đó dậy sớm, vừa tưng sáng, và y như cách trước, đi chung quanh thành bảy lần; chỉ nội ngày đó họ đi chung quanh thành bảy lần… Vậy, dân sự la lên, và những thầy tế lễ thổi kèn. Vừa khi dân sự nghe tiếng kèn, bèn la lớn lên, và vách thành liền ngã sập, dân sự leo lên thành, mỗi người ngay trước mặt mình. Chúng lấy thành.” Giôsuê 6:1-20

Họ đã vâng phục y nguyên lời phán của Đức Chúa Trời rằng hãy thổi kèn hướng về thành và hãy nhất loạt la lớn lên, thế nên thành Giêricô trông kiên cố như thế đã ngã sập dễ dàng trước mặt người dân Ysơraên. Ấy chẳng phải bởi tiếng la hét lớn hết sức của người dân Ysơraên đâu. Mà ấy là bởi khi Đức Chúa Trời phán hãy đi vòng chung quanh thành, thì họ đã trông cậy vào Đức Chúa Trời mà đi vòng chung quanh thành, và theo lời phán hãy la lớn, họ đã la hết sức với tấm lòng vâng phục, nên Đức Chúa Trời đã bày tỏ quyền năng của Ngài trên đức tin của họ.

Giả sử khi Đức Chúa Trời phán hãy la lớn, mà chỉ 10% người dân la lớn, còn lại thảy đều yên lặng thì liệu họ đạt được kết quả như vậy chăng? Tuyệt đối không được như vậy. Giả sử không phải tất thảy họ đã la lên, thì cánh tay quyền năng của Đức Chúa Trời luôn làm việc trên công việc đức tin đã không trải ra như thế.

Khi Đức Chúa Trời phán hãy nhất loạt la lên, thì tư cách của người la hoặc năng lực của họ sẽ là vấn đề sao? Tuyệt đối không phải như vậy. Đối với Đức Chúa Trời, không có bất cứ điều gì dù chỉ là 1% bất khả thi cả, nên con đường ca hát chiến thắng là vâng phục theo ý muốn của Đức Chúa Trời, la lên khi Đức Chúa Trời phán hãy la, thi hành khi Ngài phán hãy thi hành.

Ngày nay chúng ta cũng được Đức Chúa Trời gọi làm công việc la lên như vậy. Khi hết sức thổi kèn hướng về thành Babylôn lớn thì có thể cảm nhận được sức mạnh của Đức Chúa Trời, là Đấng đang làm công việc cùng chúng ta.

Đức Chúa Trời toàn tri toàn năng và có mặt ở khắp mọi nơi liệu sẽ yên lặng vào thời đại này chăng? Vì tất thảy công việc của lời tiên tri đang được ứng nghiệm thật vào ngày nay, nên Đức Chúa Trời lại càng giúp đỡ chúng ta mãnh liệt hơn nhiều so với bất kỳ thời điểm nào trong quá khứ. Tuy nhiên, nếu chúng ta không dịch chuyển theo lời gọi của Đức Chúa Trời, và không thực hiện hết sứ mệnh của bản thân thì sẽ không hiểu ra và không cảm nhận được sự giúp đỡ và năng lực mãnh liệt của Đức Chúa Trời.

Đức tin của Ghêđêôn trông cậy vào năng lực của Đức Chúa Trời

Thông qua lịch sử của Ghêđêôn, chúng ta một lần nữa hãy tìm hiểu về năng lực của Đức Chúa Trời toàn tri toàn năng. Đó là việc xảy ra khi đạo binh Mađian đóng trại để tấn công Ysơraên. Chỉ có 32.000 nghìn nam đinh Ysơraên đi đánh đạo binh Mađian với số quân đông 135.000 người. Tuy nhiên, khi lựa chọn quân lính tham gia vào trận chiến, Đức Chúa Trời đã phán rằng 32.000 quân lính hãy còn đông, rồi chỉ lựa chọn 300 người trong số đó và phán dặn họ đi đánh lại đạo binh Mađian đông hơn gấp 400 lần.

“… Đức Giêhôva phán cùng Ghêđêôn rằng: Đạo binh đi theo ngươi lấy làm đông quá, ta chẳng phó dân Mađian vào tay nó đâu, e Ysơraên đối cùng ta tự khoe mà rằng: Tay tôi đã cứu tôi. Vậy bây giờ, hãy truyền lịnh nầy cho bá tánh nghe: Ai là người sợ hãi run rẩy, khá trở về khỏi núi Galaát! Hai vạn hai ngàn người bèn trở về, còn một vạn người ở lại. Đức Giêhôva phán cùng Ghêđêôn rằng: Dân hãy còn đông quá, phải biểu chúng xuống nơi mé nước, rồi ta sẽ vì người thử chúng nó tại đó… Bấy giờ, Đức Giêhôva bèn phán cùng Ghêđêôn rằng: Ta sẽ dùng ba trăm người đã liếm nước đó mà giải cứu các ngươi. Còn dân sự khác, ai nấy đều phải trở về nhà mình! Ghêđêôn cho cả người Ysơraên, ai trở về trại nấy, nhưng giữ lại ba trăm người kia… ba đội quân thổi kèn, và đập bể bình, tay tả cầm đuốc, tay hữu nắm kèn đặng thổi; đoạn cất tiếng reo lên rằng: Gươm của Đức Giêhôva và Ghêđêôn! Chúng đứng vây quanh trại quân, ai cứ chỗ nấy; cả trại quân bèn vỡ chạy, cất tiếng la và trốn đi. Ba trăm người cứ thổi kèn, và khắp trại quân, Đức Giêhôva khiến trở gươm của mỗi người chém lẫn bạn mình. Đạo binh chạy chốn…” Các Quan Xét 7:1-23

Thứ mà 300 quân lính Ghêđêôn cầm trên tay không phải là vũ khí như gươm giáo mà là đuốc lửa, kèn và bình. Tuy nhiên, trong lòng của họ tràn đầy đức tin vào Đức Chúa Trời. Liệu ai có thể tưởng tượng nổi rằng 300 quân lính có thể đánh bại được 135.000 quân địch? Tuy nhiên, trong kế hoạch của Đức Chúa Trời đã sắm sẵn chiến lược có thể đánh bại đạo binh Mađian, và những người dân được gọi chỉ cần đồng tham bằng đức tin thì có thể tham dự vào công việc quyền năng của Đức Chúa Trời với tư cách là nhân chứng sống.

Sở dĩ Đức Chúa Trời gọi và ban cho chúng ta sứ mệnh làm một việc gì đó là để cho chúng ta thấy và biết về năng lực của Đức Chúa Trời thậm chí ngay cả trong điều kiện và hoàn cảnh nghèo nàn thiếu thốn, đặng chúng ta nhận ra rằng Đức Chúa Trời luôn ở cùng chúng ta và khiến chúng ta chỉ trông cậy và tin vào chỉ riêng Đức Chúa Trời thôi.

Nên khi Đức Chúa Trời gọi và phán làm một việc gì đó, nhưng lại nghĩ rằng ấy là việc bất khả thi thì ấy giống như suy nghĩ của những người chưa từng đọc dù chỉ một chương trong Kinh Thánh. Không điều gì bất khả thi đối với những người được Đức Chúa Trời gọi. Cho dù là việc trông bất khả thi trong mắt nhìn thiển cận của loài người nhưng tất thảy đều được hoàn thành trong năng lực của Đức Chúa Trời.

Đức tin phù hợp với lời gọi

Từ thế giới không có bất cứ thứ gì cả, Đức Chúa Trời đã dựng nên trái đất là nơi các sinh vật sống dạo chơi tồn tại. Đức Chúa Trời đã phân sáng cùng tối, phân rẽ nước ở trên khoảng không cách với nước ở dưới khoảng không, Đức Chúa Trời đã làm ra các loài thú rừng, các loài chim bay trên trời, các loài súc vật, các loài cá dưới biển cùng cây cối và rừng, Ngài cũng làm ra mặt trời để cai trị ban ngày, làm ra mặt trăng và các ngôi sao để cai trị ban đêm.

Vậy thì các anh chị em còn cảm thấy rằng hoàn cảnh của chúng ta, là những người đang do dự dù được Đức Chúa Trời gọi, lại khó khăn hơn điều kiện và hoàn cảnh khi Đức Chúa Trời dựng nên trời đất và muôn vật hay sao? Tuyệt đối không phải như vậy. Không điều gì là bất khả thi cả. Dù bị đối đầu với bất cứ khó khăn nào, chúng ta cũng có thể vượt qua được bằng cách nhận lấy sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời, là Đấng dựng nên trời đất và muôn vật.

Tất thảy các đấng tiên tri đức tin trong quá khứ đều không từ bỏ do sợ hãi hoặc chần chừ do dự bởi năng lực bản thân họ thiếu thốn khi được Đức Chúa Trời gọi. Thiếu niên Đavít được Đức Chúa Trời gọi, đã cho thấy dũng khí đánh bại dũng tướng Gôliát của người Philitin bởi chỉ một đòn. Còn Phierơ vốn là một ngư dân bất học vô thức, nhưng đã tiến bước mà không do dự chút nào khi được Đức Chúa Trời gọi, nên đã giành được phước lành nhận được chìa khoá Nước Thiên Đàng.

Như vậy, Đức Chúa Trời gọi những người thiếu thốn để thu phục những người thành thạo, gọi những người hèn yếu để lật đổ những nước và những vương quốc hùng mạnh nhất. Chúng ta cũng vậy, khi được Đức Chúa Trời gọi, chúng ta phải tiếp nhận lời gọi ấy bằng đức tin rằng không việc gì không thể hoàn thành nếu được nhận lấy năng lực của Đức Chúa Trời, hơn là chần chừ do dự và đổ lỗi cho tư cách, điều kiện hoặc hoàn cảnh xung quanh. Khi tiếp nhận ý muốn của Đức Chúa Trời bằng đức tin tuyệt đối và liên tiếp tiến bước thì sẽ luôn lặp lại thắng lợi.

Thưa các anh chị em yêu dấu, chúng ta không nên tin Đức Chúa Trời chỉ trong chữ nghĩa. Những người đánh mất dũng khí và từ chối lời gọi của Đức Chúa Trời khi gặp phải những hoàn cảnh có vẻ như bất khả thi, dù tự nói rằng tin vào quyền năng của Đức Chúa Trời được làm chứng trong Kinh Thánh, thì không được gọi là người có đức tin chân thật. Thông qua đức tin của các đấng tiên tri được chép trong Kinh Thánh, chúng ta phải nhận được sức mạnh và dũng khí, và phải vui lòng tiếp nhận lời gọi của Đức Chúa Trời.

Thắng lợi đã được dự định sẵn đối với những người được Đức Chúa Trời gọi như Giôsuê, Samuên, Ghêđêôn và Đavít. Vì là trận chiến có thể thắng nên Đức Chúa Trời đã khiến 300 quân lính Ysơraên công kích đạo quân Mađian. Vì Đức Chúa Trời sẽ ban cho đủ điều kiện để đi ngang qua sông Giôđanh, nên Ngài đã phán hãy đi ngang qua sông. Và vì có năng lực làm ngã sập thành Giêricô nên Đức Chúa Trời đã phán hãy đi xung quanh thành và la lớn.

Như vậy, chúng ta phải tự nhận thức được sự thật rằng sự thắng lợi nhất định được sắm sẵn đằng sau lời gọi của Đức Chúa Trời. Nếu cứ lấn sâu vào suy nghĩ của bản thân rằng “Tôi còn thiếu sót mà…” thì vĩnh viễn sẽ không bao giờ cảm nhận được năng lực của Đức Chúa Trời toàn tri toàn năng. Chúng ta đừng phạm phải sự ngốc nghếch như lãng quên lời gọi của Đức Chúa Trời do suy nghĩ tới năng lực hoặc điều kiện của bản thân v.v….

Giờ chúng ta đang được Đức Chúa Trời gọi làm công việc rất quan trọng. Đức Chúa Trời đã gọi Giôsuê dẫn người dân Ysơraên đi ngang qua sông Giôđanh để giúp họ đi vào xứ Canaan đượm sữa và mật. Đức Chúa Trời cũng gọi Ghêđêôn để giải cứu người dân Ysơraên đang bị quấy nhiễu bởi dân Mađian. Giống vậy, ngày nay, Đức Chúa Trời gọi chúng ta để làm hoàn thành công việc Tin Lành vào thời đại cuối cùng này, nên chúng ta phải hiểu ra kế hoạch vĩ đại ấy của Đức Chúa Trời và cùng đồng tham vào công việc ấy.

Lời gọi của Đức Chúa Trời mà đảm bảo sự thắng lợi làm dịch chuyển tấm lòng của chúng ta. Trước đây, Đức Chúa Trời đã lựa chọn những người thiếu thốn và có nhiều vết nhất để hoàn thành công việc lớn lao nhất. Giống như vậy, vào thời đại cuối cùng này, Đức Chúa Trời cũng gọi chúng ta, là những người thiếu thốn, và dặn dò chúng ta hãy dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép Báptêm cho họ, và dạy họ giữ hết thảy mọi điều mà Ngài đã rao truyền.

“Đức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn đồ như vầy: Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báptêm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.” Mathiơ 28:18-20

Không quá lời khi nói rằng những người nhà không kết được trái đang bị rơi vào nguy cơ. Bởi thông qua Kinh Thánh chúng ta đã biết quá rõ về sự thật rằng cây tàn mùa thu không có trái không thể được đi vào Nước Thiên Đàng. Chúng ta không nên từ bỏ lời gọi của Đức Chúa Trời chỉ vì nghĩ đến lập trường và thể diện của bản thân. Chúng ta hãy luôn nghĩ đến quá trình Đấng Christ mặc áo xác thịt mà xuống đất này và phải chịu bao sự sỉ nhục và đau đớn mà vẫn cứu từng linh hồn, từng sự sống, và chúng ta hãy có đức tin tiến bước mạnh mẽ theo gương của Đấng Christ.

Dù năng lực và tư cách của chúng ta còn thiếu thốn, nhưng khi chúng ta tin vào năng lực mà Đức Chúa Trời đã ban cho Ghêđêôn, năng lực Ngài đã ban cho Đavít, và tiếp nhận lời gọi của Đức Chúa Trời thì Đức Chúa Trời sẽ mở lòng cho các linh hồn và giúp chúng ta kết trái. Nếu mỗi một người sốt sắng gieo hột giống trên ruộng Tin Lành và tưới nước tùy theo sứ mệnh của mỗi một chi thể thì Đức Chúa Trời sẽ giúp gặt trái xứng đáng với công việc ấy.

Thưa các anh chị em, đừng quên rằng Đức Chúa Trời đã gọi chúng ta để hoàn thành công việc Tin Lành của thời đại này. Tôi mong rằng khi Đức Chúa Trời hoàn thành công việc Tin Lành cuối cùng và trở về Nước Thiên Đàng, thì tất thảy người nhà đức tin đều có thể cùng ca tán dương “Halêlugia” và được đi vào Nước Thiên Đàng.