Phép Báptêm và phép rửa khác nhau như thế nào?

1849 Xem

Phép Báptêm có nghĩa là “tang lễ tội lỗi trong nước”, đó là nghi thức được cử hành khi muốn trở thành Cơ Đốc nhân, để cởi bỏ xác thịt của tội lỗi và được sanh lại mới. Cũng có thể nói rằng phép Báptêm và phép rửa không có gì khác nhau, nhưng nếu hiểu ý nghĩa của nghi thức, hoặc ý nghĩa trong tiếng Hêbơrơ, thì chúng ta có thể biết về sự thật rằng thuật ngữ “Phép Báptêm” là đúng Kinh Thánh, chứ không phải là phép rửa.

Phép Báptêm bằng tiếng Hêbơrơ là “Baptisma (βαπτισμα)”, có nghĩa là “nhúng, được dìm”. Chính vì thế, tiếng Anh cũng không phiên dịch nghĩa của từ này, nhưng chỉ gọi là “Baptism” theo phiên âm.

Phép Báptêm và phép rửa

Khi xem phim hoặc bức tranh thánh liên quan đến Cơ Đốc giáo, thì thấy có cảnh Đức Chúa Jêsus chịu phép Báptêm tại sông Giôđanh, hoặc người ta cử hành phép Báptêm trong nước. Ấy là vì phép Báptêm là “nghi thức được dìm trong nước” theo như bản thân tên gọi Báptêm cho biết.

Giống như khi làm đám tang cho người chết thì tang lễ không được hoàn thành chỉ bởi việc mang xẻng lấp đất lên một chút, nghi thức tang lễ tội lỗi cũng không được hoàn thành chỉ bởi việc vảy một ít giọt nước. Do đó, khi cử hành phép Báptêm, thì phải ngâm cả thân thể vào nước hoặc làm ướt cả thân thể bằng nước, mới có thể làm tang lễ trọn vẹn cho thân thể tội lỗi. Và nếu là nơi không có nhiều nước như sông hoặc biển thì thông thường có thể dội nước làm ướt cả thân thể.

Nghi thức phép rửa (lễ rửa tội) mà nhiều nhà thờ đang tiến hành đã được sanh ra trong quá trình Cơ Đốc giáo ban đầu được truyền bá đến khu vực ngoại bang. Nếu người ta nghe Tin Lành trong khi đi đường xa trên những nơi như sa mạc, là nơi mà một ngụm nước cũng thật quý trọng, và không đầy đủ nước để làm ướt cả thân thể, thì họ đã làm phép Báptêm ngắn gọn bằng cách rắc một ít nước. Phép Báptêm ngắn gọn đã chỉ được cho phép trong tình huống bất khả kháng như thế này, nhưng sau năm 120 SCN, dần dần phát sinh nhiều nơi chỉ cử hành phép ngắn gọn thậm chỉ ở địa phương đầy đủ nước, chứ không dìm trong nước. (Tham khảo: sách “Lịch Sử Hội Thánh” / phát hành: Lee Gun Ga)

Phép cắt bì vào Cựu Ước và Phép Báptêm vào Tân Ước

“Mỗi người nam trong vòng các ngươi phải chịu phép cắt bì… phép đó sẽ là dấu hiệu của sự giao ước giữa ta cùng các ngươi.” Sáng Thế Ký 17:10-11

Vào thời đại Cựu Ước, người dân đã cử hành nghi thức gọi là phép cắt bì với tư cách là biểu tượng giữa Đức Chúa Trời và người dân. Nghi thức này đã được thay đổi vào thời đại Tân Ước, đó chính là phép Báptêm.

“Anh em cũng chịu cắt bì trong Ngài, không phải phép cắt bì bởi tay người ta làm ra, nhưng là phép cắt bì của Ðấng Christ, là lột bỏ tánh xác thịt của chúng ta. Anh em đã bởi phép Báptêm được chôn với Ngài.” Côlôse 2:11-12

Như vậy, phép Báptêm là nghi thức chí thánh hầu cho trở thành con cái của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jêsus cũng đã làm gương cho chúng ta bằng cách trực tiếp nhận phép Báptêm (Mathiơ 3:1-17).

Phép Báptêm, Dấu của sự cứu rỗi

Sau Cải Cách Tôn Giáo, người ta nhấn mạnh sự cứu rỗi nhờ cậy vào đức tin, giải thích phép Báptêm chỉ đơn giản là “dấu của sự ăn năn”, và nhiều hội thánh giản lược phép Báptêm. Tuy nhiên, phép Báptêm là trình tự rất thiết cần cho những người muốn sanh lại mới trở nên con cái của Đức Chúa Trời, và nhận lấy sự cứu rỗi.

“Ai tin và chịu phép báptêm, sẽ được rỗi.” Mác 16:16

“Phierơ trả lời rằng: Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Ðức Chúa Jêsus chịu phép báptêm, để được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban cho Ðức Thánh Linh.” Công Vụ Các Sứ Đồ 2:38

“Phép báptêm bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em.” I Phierơ 3:21

Đối với tội nhân, không có việc nào quan trọng hơn sự tha tội, cho nên phép Báptêm là nghi thức rất khẩn cấp, mà phải chịu ngay sau khi nhận biết Lẽ Thật. Những lịch sử trong Kinh Thánh, ghi chép về các sứ đồ – những người nhận sự dạy dỗ trực tiếp từ Đức Chúa Jêsus, đã rao truyền lời và cử hành phép Báptêm ngay, cho chúng ta biết rằng phép Báptêm là nghi thức thật trọng đại đến mức ấy (Tham khảo: Công Vụ Các Sứ Đồ 8:35-36, Công Vụ Các Sứ Đồ 16:13-15, Công Vụ Các Sứ Đồ 16:29-34). Hầu như mọi hội thánh vào ngày nay đặt ra trình tự học tập trong 6 tháng hoặc 1 năm, và khi các tín đồ đã hoàn thành thời gian học tập thì mới cho chịu phép Báptêm. Nhưng đây là sự dạy dỗ đã ra từ sự không biết ý muốn của Đức Chúa Trời.

Tái Báptêm

Một số người giữa những người lần đầu tiên nghe Tin Lành hỏi rằng mình đã chịu phép Báptêm (hoặc phép rửa) ở hội thánh khác rồi mà có cần phải chịu phép Báptêm nữa hay sao. Trong Kinh Thánh có ghi chép về lịch sử Tái Báptêm.

“… Người lại hỏi: Vậy thì anh em đã chịu phép báptêm nào? Trả lời rằng: Phép báptêm của Giăng. Phaolô bèn nói rằng: Giăng đã làm phép báptêm về sự ăn năn tội, mà truyền dân phải tin Ðấng sẽ đến sau mình, nghĩa là tin Ðức Chúa Jêsus. Chúng nghe bấy nhiêu lời, bèn chịu phép báptêm nhân danh Ðức Chúa Jêsus.” Công Vụ Các Sứ Đồ 19:2-5

Sứ đồ Phaolô đã yêu cầu những người chịu phép Báptêm của Giăng Báptít phải chịu phép Báptêm lại nhân danh của Đức Chúa Jêsus, là vì lời hứa của sự tha tội được chứa đựng trong phép Báptêm nhân danh của Đấng Cứu Chúa vào thời đại ấy. Phép Báptêm được cử hành mà không biết Đấng Cứu Chúa của thời đại ấy, thì đó không thể là dấu của sự cứu rỗi chân thật. Chính vì thế, nếu muốn nhận lấy lời hứa của sự cứu rỗi trọn vẹn, thì phải chịu phép Báptêm lại ở Hội Thánh có lẽ thật, dầu đã chịu phép Báptêm (hoặc phép rửa) lúc chưa biết về lẽ thật, thì mới có thể tham dự vào lời hứa của sự cứu rỗi trọn vẹn.

Hãy đi dạy dỗ muôn dân

Tục tính của loài người – tội nhân là nếu vi phạm một thì dễ vi phạm hai, nếu vi phạm hai thì dễ vi phạm ba. Nếu cảm giác về tội lỗi không nhạy bén thì cuối cùng, người ta giải thích lời của Đức Chúa Trời tùy theo ý riêng của mình, mà quy định ý nghĩ của mình như là lời của Kinh Thánh, vì hiểu lầm rằng đó là ý muốn của Đức Chúa Trời. Song, lời của Đức Chúa Trời không thể thỏa hiệp với dù chỉ là một sự bất chính nào.

Nếu là con cái của Đức Chúa Trời thì tuyệt đối không được đồng điệu với hành vi đưa ra tính phổ biến hoặc sự thuận tiện của loài người, mà từ chối sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Vì mỗi một luật lệ mà Đức Chúa Trời – Đấng Sáng Tạo ban cho chúng ta, đều là lời hứa vì sự cứu rỗi linh hồn chúng ta, nên chúng ta phải vâng phục thậm chí là điều nhỏ, nếu đó là lời của Đức Chúa Trời.

Chúng ta đã được sanh lại mới trở nên con cái trên trời trong ân điển của Đức Chúa Trời. Điều chúng ta phải làm là nhận biết ý muốn của Đức Chúa Trời và cho các linh hồn biết về lẽ thật. Chúng ta hãy theo y như lời của Đức Chúa Trời, và dẫn dắt muôn dân thế gian vào con đường của sự cứu rỗi.

“Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Ðức Cha, Ðức Con, và Ðức Thánh Linh mà làm phép báptêm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.” Mathiơ 28:19-20