Trong sự cứu rỗi, thì đức tin là yếu tố tất yếu không thể thiếu. Kinh Thánh quy định chắc chắn rằng người không có đức tin thì không thể được cứu rỗi. Bởi vì phải có điều răn thì mới có thể vâng phục lời Đức Chúa Trời, giữ và làm theo điều răn và luật pháp mà Đức Chúa Trời chế định vì sự cứu rỗi của chúng ta.
Ðức Chúa Trời đã sáng tạo ra thế giới thấy được và thế giới không thấy được. Thế giới đức tin cũng không thấy được trong mắt chúng ta, nên thường ngày không có cách nào để biết đức tin bản thân là lớn hay nhỏ. Hãy xác minh sự dạy dỗ Kinh Thánh xem đức tin được lộ ra khi nào và như thế nào, và chúng ta phải giữ gìn đức tin thể nào.
Vào thời đi học, có lẽ ai cũng ít nhất một lần có kinh nghiệm thí nghiệm phân biệt giữa vật chất có tính axít với vật chất có tính kiềm trong giờ khoa học. Bằng mắt thường thì không thể biết vật chất tương ứng có tính axít hay có tính kiềm. Tuy nhiên, khi đặt giấy quỳ tím vào trong dung dịch, thì thông qua sự giấy ấy biến đổi thành màu nào mà có thể phân biệt được dung dịch ấy có tính axít hay có tính kiềm.
Đức tin cũng không thấy được bằng mắt. Thế thì, Đức Chúa Trời làm cách nào để phân biệt đức tin của từng người chúng ta? Đối với chúng ta cũng có giây phút như thể đặt giấy quỳ tím vào. Ở trong tình huống đặc biệt thể ấy, đức tin của từng người lộ rõ phân lượng và kích cỡ ấy. Những người có đức tin rằng Đức Chúa Trời luôn ở cùng thì không lung lay kể cả trong bất cứ tình huống và hoàn cảnh nào. Ngược lại, đức tin không được như vậy mà chỉ đi theo những người xung quanh thì đến lúc nào đó không thể không bị cạn kiệt.
“Chính anh em hãy tự xét để xem mình có đức tin chăng. Hãy tự thử mình: Anh em há không nhận biết rằng có Đức Chúa Jêsus Christ ở trong anh em sao? Miễn là anh em không đáng bị bỏ. Song tôi mong anh em nhận biết rằng chúng tôi chẳng đáng bị bỏ. Nhưng chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời cho anh em đừng làm việc ác nào…” II Côrinhtô 13:5-7
Kinh Thánh khuyên rằng hàng ngày hãy luôn kiểm tra và thử bản thân mình xem chúng ta có đức tin không. Nếu trở nên người bị Đức Chúa Trời bỏ vì không có đức tin thì cũng trở nên người đáng bị bỏ và bị loại ra khỏi sự cứu rỗi. Hãy luôn thử xem hôm nay mình có đang sinh sống một ngày trong khi làm việc bằng đức tin không, và phải chứng minh chắc chắn về bản thân mình có đức tin. Kinh Thánh làm thức tỉnh rằng mọi việc làm không bởi đức tin thì đều là tội lỗi trong mắt Đức Chúa Trời (Rôma 14:23).
Trong nội dung mang tính lý luận, dù xưng có đức tin rằng Đức Chúa Trời ở bên trong mình, nhưng nếu đức tin bị biến hình hoặc biến mất trong các loại điều kiện và hoàn cảnh xung quanh thì có nghĩa là Đức Chúa Trời không ở bên trong người ấy. Dù là trong bất cứ tình huống nào, chúng ta cũng phải luôn tiến đến gần con đường mà Đức Chúa Trời đã hứa và giao ước.
Vào giữa mùa đông thì ao sen đông cứng lại. Ở trên mặt tảng băng có hòn đá, cũng có những thứ thể như mẩu sắt nhỏ, cũng có mẩu gỗ hoặc lá cây rơi rụng ở khắp mọi nơi. Trong trạng thái này thì không thể phân biệt được cái gì là vật chất nổi lên hoặc chìm xuống nước. Nhưng, khi mùa xuân đến, nhiệt độ tăng lên và băng tan chảy thì bản chất vốn lẽ bắt đầu lộ ra. Đá và mẩu sắt thì chìm vào trong nước, còn lá cây và mẩu gỗ sẽ nổi lên trên mặt nước.
Thứ thuộc về thế giới không thấy được cũng lộ rõ chính thể của bản thân khi tình huống xảy đến như vậy. Bởi vậy, Đức Chúa Jêsus đã ban sự dạy dỗ thể này.
“Vậy, kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên vầng đá. Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy; song không sập, vì đã cất trên đá. Kẻ nào nghe lời ta phán đây, mà không làm theo, khác nào như người dại cất nhà mình trên đất cát. Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy, thì bị sập, hư hại rất nhiều.” Mathiơ 7:24-27
Vào lúc bình thường, dù là nhà cất trên đất cát, dù là nhà cất trên vầng đá, đều toàn vẹn như nhau. Trước khi tình huống khác bên ngoài phát sinh, thì không thể biết nhà đức tin của ai là nhà đức tin đúng cách. Thế nhưng, khi các loại yếu tố hoàn cảnh gây áp lực thể như có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động thì phải đến lúc ấy nhà đức tin mà người đó cất mới lộ ra là nhà đã được cất đúng cách trên đá, hay là nhà sẽ bị sập và hư hại.
Đức Chúa Trời ban các loại tình huống để làm lộ ra mọi điều thuộc về thế giới không trông thấy mà chúng ta sở hữu. Bởi vậy, Ngài phán rằng hãy luôn chứng thực và thử bản thân các ngươi xem các ngươi có đức tin không.
Đấng giúp đỡ mình là ai, Đấng dẫn dắt mình là ai, bây giờ quả thật mình có đang đứng đúng cách ở giữa đức tin mà Cha Mẹ ban cho hay chăng? Hãy luôn nhìn lại xem. Nếu không có đức tin ngay thẳng vào Đức Chúa Trời thì sinh hoạt tín ngưỡng để làm chi? Không phải đến Hội Thánh là để thờ phượng qua loa và để sinh hoạt cộng đồng tín ngưỡng đâu. Cứ mỗi ngày Sabát chúng ta thờ phượng, nghe và học lời Đức Chúa Trời rốt cuộc là để có được đức tin và làm theo lời Đức Chúa Trời ban cho, nhờ đó tiến đến gần Nước Thiên Đàng vĩnh cửu.
Đức Chúa Trời ban tình huống để cho xem thấy thế giới không thấy được. Sinh hoạt 40 năm đồng vắng của người dân Ysơraên là một hình mẫu tốt cho điều đó. Người dân Ysơraên sống tôi mọi ở Êdíptô suốt 400 năm đã trông thấy quyền năng của Đức Chúa Trời – Đấng giáng xuống 10 tai vạ, và cũng trông thấy hình ảnh Pharaôn, vua Êdíptô có vương quyền hùng mạnh đã khuất phục trước quyền năng Lễ Vượt Qua. Họ cũng đã được trải nghiệm kể cả công việc đáng ngạc nhiên của Đức Chúa Trời, Đấng phân rẽ biển Đỏ và làm cho họ đi ngang qua biển như đi trên đất cạn, và chôn lấp xuống nước quân đội Êdíptô đuổi theo sau họ. Người dân Ysơraên đã cảm nhận bằng cơ thể tại hiện trường năng lực không thể phủ nhận, đã đi ra đồng vắng với đức tin vào Đức Chúa Trời – Đấng dẫn dắt thời đại và lịch sử.
Tuy nhiên, đồng vắng đã là vùng đất hoang đúng như lời. Ở đồng vắng đã không có Pharaôn từng áp chế họ, cũng không có kể cả các đốc định hung bạo vừa quất roi vừa sai họ làm lao dịch khổ nhọc, nhưng đã không có lương thực để ăn và nước để uống. Trên đồng vắng không có nước và lương thực nhất định cần thiết cho sinh tồn, lương thực mà họ mang theo thì bị cạn, và lộ trình thì dần dần dài thêm. Người dân Ysơraên đã nghĩ rằng chỉ khoảng độ một tháng thì sẽ đến được Canaan và đã ra khỏi Êdíptô, thế mà khi đối mặt với hoàn cảnh và tình huống mới thì suy nghĩ của họ đã thay đổi, và thái độ thì đột biến.
Họ đã xưng rằng có đức tin vì vô số lần được tận mắt chứng kiến quyền năng của Đức Chúa Trời, nhưng kể từ khi đó, khi những người xung quanh lằm bằm thì họ cùng lằm bằm, khi những người xung quanh bất bình thì họ cùng bất bình theo. Ở trong điều kiện tốt đẹp thì có vẻ như hết thảy đều có đức tin, nhưng khi hoàn cảnh đồng vắng được ban cho thì họ quên mất hết thảy kể cả năng lực, kể cả quyền năng, kể cả lời hứa của Đức Chúa Trời, và cho thấy đức tin cạn kiệt.
Chúng ta nhất định phải ghi nhớ bài học được chứa đựng trong sinh hoạt 40 năm đồng vắng của người dân Ysơraên. Con đường 40 năm đồng vắng của họ không đơn thuần là lịch sử 3.500 năm trước đã qua, nhưng là cái gương và hình bóng soi chiếu con đường đức tin mà chúng ta phải bước đi. Thông qua Kinh Thánh, hãy thử so sánh đức tin mình sở hữu hôm nay với đức tin mà họ đã sở hữu trong quá khứ có điều gì khác biệt.
“Hãy cẩn thận làm theo hết thảy điều răn mà ta truyền cho các ngươi ngày nay, để các ngươi được sống, được gia thêm, và được vào nhận lấy xứ mà Ðức Giêhôva đã thề cùng tổ phụ các ngươi, để ban cho các ngươi. Hãy nhớ trọn con đường nơi đồng vắng mà Giêhôva Ðức Chúa Trời ngươi đã dẫn ngươi đi trong bốn mươi năm nầy, để hạ ngươi xuống và thử ngươi, đặng biết điều có ở trong lòng ngươi, hoặc ngươi có gìn giữ điều răn của Ngài hay chăng. Vậy, Ngài có hạ ngươi xuống, làm cho ngươi bị đói, đoạn cho ăn mana mà ngươi và tổ phụ ngươi chưa hề biết, để khiến ngươi biết rằng loài người sống chẳng phải nhờ bánh mà thôi, nhưng loài người sống nhờ mọi lời bởi miệng Đức Giêhôva mà ra. Trong bốn mươi năm nầy áo xống ngươi không hư mòn, chân ngươi chẳng phù lên. Vậy, khá nhận biết trong lòng rằng Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi sửa phạt ngươi như một người sửa phạt con mình vậy. Hãy kính sợ Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi, gìn giữ những điều răn của Ngài, đi theo các đường lối Ngài; vì Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi sẽ khiến ngươi vào xứ tốt tươi… Vậy, ngươi sẽ ăn no nê, và ngợi khen Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi, vì cớ xứ tốt tươi mà Ngài đã ban cho.” Phục Truyền Luật Lệ Ký 8:1-10
Nội dung trong Phục Truyền Luật Lệ Ký chương 8 không phải là lời ban cho duy chỉ những người dân Ysơraên đương thời. Như lời Ngài phán rằng “Ðiều mà Ta nói cùng các ngươi, Ta cũng nói cho mọi người.” (Mác 13:37), Đức Chúa Trời đang cho người dân khắp thế giới biết về ý muốn của Ngài thông qua hình mẫu là Ysơraên.
Đức Chúa Trời đã dò xem người dân Ysơraên bởi các loại tình huống trong suốt 40 năm sinh hoạt đồng vắng. Ngài hầu cho bị đói, cũng hầu cho bị khát, hầu cho gặp phải khó khăn đối mặt và tranh chiến với dân tộc khác, cũng hầu cho bị phơi nhiễm bởi cám dỗ tôn kính hình tượng. Ở đó đã có ý muốn của Đức Chúa Trời để thử và rèn luyện đức tin của họ, rồi sau cùng hầu cho họ đi vào xứ Canaan đượm sữa và mật.
Tuy nhiên, người dân Ysơraên khi được ban cho tình huống tốt đẹp thì tán dương Đức Chúa Trời, nhưng khi phát sinh tình huống khó khăn thì luôn bất bình. Đức Chúa Trời đã nghe hết thảy mọi lời ra khỏi miệng họ, dù là bất cứ lời nào. Ngài làm vậy để tìm ra họ đối xử với Đức Chúa Trời bằng tấm lòng thể nào trong trọng tâm.
Khi hoàn cảnh bên ngoài được ban cho thì họ đã lộ ra ngay rằng đã cất nhà trên đất cát hay đã cất nhà trên đá. Đức Chúa Trời đã không công nhận họ là những người có đức tin. Bởi thế Ngài đã phán rằng họ đã không thể vào Canaan được vì cớ không tin (Hêbơrơ 3:7-19).
Người đó đức tin thì có tư cách để đi vào xứ Canaan. Sau Xuất Êdíptô, Môise nhận lãnh mệnh lệnh của Đức Chúa Trời, đã phái mười hai người thám tử đi do thám xứ Canaan. Họ là các quan trưởng, tức là những người lãnh đạo được lựa chọn từ các chi phái. Tuy nhiên, sau khi đi do thám trở về, mười người trong số họ đã rơi vào lý luận tình huống. Họ đi do thám về rồi phao phản xứ Canaan rằng “Thành trì thật vững vàng, dân của xứ đó cũng có hình vóc cao lớn, nên là kẻ địch mà bản thân chúng ta không dám đối đầu.” Hết thảy ấy đã là hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời làm ra để dõi theo đức tin của họ, nhưng người dân Ysơraên nghe thấy báo cáo mang tính phủ định của các thám tử thì đã mất đức tin, nản lòng mà lằm bằm Môise và Đức Chúa Trời.
Duy chỉ Giôsuê và Calép đã nói rằng “Thần của họ đã rời khỏi họ, còn đối với chúng ta thì có Đức Chúa Trời toàn năng ở cùng. Dân đó là đồ nuôi chúng ta.”, và gắng sức làm yên lòng người dân. Rốt cuộc, trong số các người dân nhìn thấy năng lực và phép lạ của Đức Chúa Trời mà ra khỏi xứ Êdíptô, xét nam đinh trên 20 tuổi, thì ngoại trừ Giôsuê và Calép, không một ai đã được đi vào Canaan.
“Ðức Giêhôva cũng phán cùng Môise và Arôn, mà rằng: Ta sẽ chịu hội chúng hung dữ nầy hay lằm bằm cùng ta cho đến chừng nào? Ta đã nghe lời lằm bằm của dân Ysơraên oán trách ta. Hãy nói với dân chúng: Đức Giêhôva nói rằng: Ta chỉ sự hằng sống ta mà thề, ta sẽ đãi các ngươi tùy theo lời ta đã nghe các ngươi nói; những thây các ngươi sẽ ngã nằm trong đồng vắng nầy. Các ngươi mà người ta đã tu bộ, hết thảy bao nhiêu cũng vậy, từ hai mươi tuổi sắp lên, là những kẻ đã lằm bằm cùng ta, thì chẳng hề được vào xứ mà ta đã thề cho các ngươi ở, ngoại trừ Calép, con trai của Giêphunê và Giôsuê, con trai của Nun.” Dân Số Ký 14:26-30
Rơi vào lý luận tình huống có nghĩa là đã quên mất Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, Giôsuê và Calép thì không quên mất Đức Chúa Trời nhưng đã luôn đồng hành cùng Đức Chúa Trời. Họ đã tin rằng Đức Chúa Trời – Đấng sáng tạo cả vũ trụ và muôn vật, sẽ làm hoàn thành công việc của trái đất nhỏ hơn hạt cát như thể việc chẳng đáng gì. Tại đây, đức tin lớn của họ đã lộ ra. Giôsuê và Calép suy nghĩ tới Đức Chúa Trời cho đến cuối cùng, và có đức tin tuyệt đối không quên mất rằng Đức Chúa Trời dẫn dắt, nên đã nhận được lời hứa rằng “Nhất định sẽ hầu cho đi vào xứ Canaan.”
Đối với chúng ta đang bước đi trên con đường đồng vắng đức tin ngày nay, Đức Chúa Trời đang thử xem chúng ta có đức tin đáng được đi vào Canaan trên trời đượm sữa và mật đời đời không. Ở trong hoàn cảnh Ngài hạ chúng ta xuống và thử chúng ta, đức tin chúng ta được lộ ra rõ là ở trên đất cát, hay là ở trên đá. Và cuối cùng Ngài dẫn dắt chúng ta vào thế giới vinh hoa đáng tự khắc thốt ra lời tán dương. Mong hết thảy người nhà Siôn đừng quên mất bài học đồng vắng, nhưng đi theo cho đến cuối cùng Đức Chúa Trời – Đấng nín lặng yêu thương chúng ta và dẫn dắt chúng ta vào con đường sự sống, nhờ đó đạt đến Nước Thiên Đàng vĩnh cửu.
Trên con đường đi đến tận quê hương trên trời vĩnh cửu, các loại tình huống sẽ cân đo đức tin của chúng ta. Giống như Giôsuê và Calép, mỗi lúc thể ấy, hãy suy nghĩ tới Đức Chúa Trời. Nhìn lại lịch sử đồng vắng 40 năm thì có thể biết đức tin có thể đi vào Canaan trên trời là gì.
“Vả, đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đương trông mong, là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy. Ấy là nhờ đức tin mà các đấng thuở xưa đã được lời chứng tốt. Bởi đức tin, chúng ta biết rằng thế gian đã làm nên bởi lời của Đức Chúa Trời, đến nỗi những vật bày ra đó đều chẳng phải từ vật thấy được mà đến. Bởi đức tin, Abên đã dâng cho Đức Chúa Trời một tế lễ tốt hơn của Cain, và được xưng công bình, vì Đức Chúa Trời làm chứng về người rằng Ngài nhậm lễ vật ấy; lại cũng nhờ đó dầu người chết rồi, hãy còn nói. Bởi đức tin, Hênóc được cất lên và không hề thấy sự chết; người ta không thấy người nữa, vì Đức Chúa Trời đã tiếp người lên. Bởi chưng trước khi được tiếp lên, người đã được chứng rằng mình ở vừa lòng Đức Chúa Trời rồi. Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài.” Hêbơrơ 11:1-6
Đã được phán rằng không có đức tin thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Đức Chúa Trời. 2.000 năm trước, khi Đức Chúa Jêsus chữa trị cho các kẻ mù và kẻ bệnh tìm đến Ngài, vừa phán rằng “Theo như đức tin các ngươi, phải được thành vậy.”, “Đức tin con đã làm cho con được lành.”, Ngài vừa đẹp lòng với đức tin của họ (Mathiơ 9:20-39).
Ngày nào cũng học lời của Đức Chúa Trời, siêng năng cầu nguyện và giữ tốt luật lệ, thế nhưng sau đó lại rơi vào lý luận tình huống và quên mất hết thảy thì Đức Chúa Trời sẽ tiếc nuối dường bao đối với đức tin ấy đây. Không được quên mất hoặc làm ngơ quê hương trên trời bởi tình huống trước mắt. Phải tiến bước vào con đường Nước Thiên Đàng với đức tin chắc chắn rằng Đức Chúa Trời luôn ở cùng và giúp đỡ chúng ta trong bất cứ tình huống và hoàn cảnh nào.
Tai ương giáng xuống xứ Êdíptô vào 3.500 năm trước đã giáng xuống duy chỉ những người dân Êdíptô, còn đối với người dân Ysơraên thì đã được Đức Chúa Trời hầu cho hết thảy tai vạ vượt qua. Mong trở nên các con cái đức tin rao truyền sự bình an chân chính và sự an ủi của Đức Chúa Trời cho rất nhiều người đang sợ hãi mỗi khi đối mặt với tình huống và hoàn cảnh đa dạng, trong khi giữ gìn đến cuối cùng đức tin rằng Đức Chúa Trời – Đấng lập Siôn và ở cùng trong Siôn, chính là Cha chúng ta và là Mẹ chúng ta, và Ngài dẫn dắt chúng ta tới tận Nước Thiên Đàng vĩnh cửu.