Ngôi nhà chứa đựng nguyên vẹn phẩm cách hoặc sở thích của chủ nhân. Khi thăm viếng gia đình, có ngôi nhà thì hầu cho cảm nhận được sự ấm êm hạnh phúc và ấm áp, nhưng có ngôi nhà thì khiến cho cảm thấy bầu không khí lạnh lẽo, trống vắng. Chỉ ở lại một lát cũng dễ dàng nhìn thấu được chủ nhân ngôi nhà là người lười biếng hay là người siêng năng, là người thư thả hay là người hoàn hảo trong mọi việc. Ngôi nhà là không gian biểu lộ y nguyên yếu tố nội tâm của chủ nhân đến mức ấy.
Vậy hãy thử nghĩ xem chủ nhân nhà chúng ta là ai. Chúng ta là đền thờ của Thánh Linh, nơi mà Đức Chúa Trời ngụ ở (I Côrinhtô 6:19). Chủ nhân linh hồn mình phải là Đức Chúa Trời, chủ nhân gia đình chúng ta và chủ nhân Hội Thánh chúng ta cũng phải là Đức Chúa Trời. Trong trường hợp đức tin chưa xác định được chủ nhân nhà chúng ta là ai, thì phải đối mặt với nhiều loại thử thách trong sinh hoạt tín ngưỡng. Nhưng khi nhận thức ngay thẳng rằng chủ nhân nhà chúng ta là ai thì có thể biết được sự thật rằng cho tới tận lúc này, Đức Chúa Trời đã không ngừng nắm lấy tay chúng ta và dẫn dắt vào con đường đức tin không hề lung lay. Mong các người nhà Siôn tiến bước mạnh mẽ đến tận Nước Thiên Đàng vĩnh cửu bằng đức tin không hề lung lay trong khi suy nghĩ tới sự thật này.
Đức Chúa Trời đã phán rằng “Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi.” (Xuất Êdíptô Ký 20:12). Đức Chúa Trời làm thức tỉnh rằng đương nhiên phải hiếu kính cha mẹ đã sanh ra xác thịt chúng ta, lại càng phải hiếu kính Đức Chúa Trời, là Cha Mẹ linh hồn của chúng ta, và còn dặn dò chúng ta phải sống cuộc sống ân huệ kính sợ Đức Chúa Trời.
“Chỉ hãy giữ lấy ngươi, lo canh cẩn thận linh hồn mình, e ngươi quên những điều mà mắt mình đã thấy, hầu cho chẳng một ngày nào của đời ngươi những điều đó lìa khỏi lòng ngươi: phải dạy cho các con và cháu ngươi… khi Ðức Giêhôva phán cùng ta rằng: Hãy nhóm hiệp dân sự để ta khiến chúng nghe lời ta, hầu cho tập kính sợ ta đang lúc họ còn sống nơi thế thượng, và dạy lời đó cho con cái mình.” Phục Truyền Luật Lệ Ký 4:9-10
Đức Chúa Trời là Đại Chủ Tể và là chủ nhân của cả vũ trụ. Hơn nữa, Đức Chúa Trời còn là Cha và là Mẹ của chúng ta, nên nếu biểu hiện cách khác về sự kính sợ Đức Chúa Trời thì ấy là sự hiếu thảo phần linh hồn. Đi đến nhà con hiếu thảo thì tự khắc cảm nhận được gia phong hiếu hạnh trong ngôi nhà ấy, giống như vậy, bầu không khí kính sợ Đức Chúa Trời phải được cảm nhận từ Hội Thánh hoặc gia đình chúng ta hoặc từ cá nhân thánh đồ.
Trái đất trong vũ trụ chẳng qua chỉ là một hạt cát trên bờ biển, mà Đức Chúa Trời muốn được tôn kính từ những người đang sinh sống ở nơi thể ấy nên mới đã phán như thế này sao? Không phải vậy. Trong mệnh lệnh của Đức Chúa Trời có ý muốn sâu sắc rằng về sau Ngài muốn ban phước lành cho chúng ta. Mong các quý vị trở nên các con cái hiểu biết điểm này và sống cuộc đời kính sợ Đức Chúa Trời.
Hội Thánh là nơi các thánh đồ cùng hòa đồng và học cách kính sợ Đức Chúa Trời. Ở trong Hội Thánh, luôn phải hầu việc và kính sợ Đức Chúa Trời, và sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời luôn phải sống và làm công việc. Thế nhưng nếu chủ nhân bị đổi thì phát sinh vấn đề. Chỉ là chúng ta làm công việc mà Đức Chúa Trời giao phó với tư cách là người giúp việc quản trị nhà Đức Chúa Trời thôi, chứ chủ nhân nhà này chính là Đức Chúa Trời. Nhà của Đức Chúa Trời thì phải được điều hành theo phương thức của Đức Chúa Trời, theo như Đức Chúa Trời mong muốn và đẹp lòng. Chúng ta phải ngẫm nghĩ, nghiền ngẫm lời Đức Chúa Trời suốt đêm ngày mà không được thêm bớt, và phải thực hiện nữa.
Giôsép của nước Ysơraên xưa kia khi còn làm việc tại nhà của Phôtipha, thì đã làm việc rất siêng năng khiến chủ nhân vừa lòng. Bởi thế mà gia sản cũng gia tăng nhiều, và chủ nhân không hề lo lắng công việc gia đình mà chỉ cần tập trung vào công việc bên ngoài thôi. Giôsép đã xử lý toàn bộ công việc vừa lòng chủ nhân đến mức ấy. Chúng ta ngày nay cũng phải trở nên con cái làm công việc vừa lòng Đức Chúa Trời. Chúng ta phải biết Đức Chúa Trời – Chủ nhân đẹp lòng điều gì, và hãy làm hoàn thành mọi công việc vừa ý muốn của Đức Chúa Trời.
Người yêu thích tranh vẽ thì treo tranh trong nhà. Người thích thư pháp thì treo chữ bản thân mình viết hoặc chữ của cây bút nổi danh. Người yêu thích âm nhạc thì đặt dương cầm hoặc nhạc cụ trong nhà, còn người làm việc trong ngành công nghiệp ô tô hoặc thích ô tô thì trang trí nhà với mô hình ô tô. Thế thì, nhà của Đức Chúa Trời được lấp đầy bởi gì vậy?
“Hỡi kẻ rất yêu dấu, chúng ta hãy yêu mến lẫn nhau; vì sự yêu thương đến từ Ðức Chúa Trời, kẻ nào yêu, thì sanh từ Ðức Chúa Trời và nhìn biết Ðức Chúa Trời. Ai chẳng yêu, thì không biết Ðức Chúa Trời; vì Ðức Chúa Trời là sự yêu thương… Hỡi kẻ rất yêu dấu, nếu Ðức Chúa Trời đã yêu chúng ta dường ấy, thì chúng ta cũng phải yêu nhau.” I Giăng 4:7-11
“Dầu tôi nói được các thứ tiếng loài người và thiên sứ, nếu không có tình yêu thương, thì tôi chỉ như đồng kêu lên hay là chập chỏa vang tiếng. Dầu tôi được ơn nói tiên tri, cùng biết đủ các sự mầu nhiệm, và mọi sự hay biết; dầu tôi có cả đức tin đến nỗi dời núi được, nhưng không có tình yêu thương, thì tôi chẳng ra gì… Khi tôi còn là con trẻ, tôi nói như con trẻ, tư tưởng như con trẻ, suy xét như con trẻ; khi tôi đã thành nhân bèn bỏ những điều thuộc về con trẻ.” I Côrinhtô 13:1-11
Yêu thương nhau là việc mà chúng ta phải làm. Bởi vì chủ nhân của nhà chúng ta là Đức Chúa Trời – Sự Yêu Thương. Tôi tin rằng ai đó dù đi đến nhà chúng ta, dù đi đến Hội Thánh, dù gặp gỡ cá nhân chúng ta thì luôn phải cảm nhận được Đức Chúa Trời – Sự Yêu Thương.
Cho tới tận ngày nay, Đức Chúa Trời luôn dẫn dắt các người nhà Nước Thiên Đàng bởi tình yêu thương, và ban tình yêu thương cho chúng ta. Trong quá khứ, chúng ta đã chỉ nhận lấy tình yêu thương giống như con trẻ. Nhưng giờ, chúng ta phải trở nên các con cái đẹp lòng Đức Chúa Trời, biết chia sẻ tình yêu thương cho nhau. Giờ độ tuổi phần linh hồn của chúng ta đã được đổi thành độ tuổi của người trưởng thành. Suy nghĩ của chúng ta cũng phải được đổi sang suy nghĩ của người trưởng thành, lời nói và hành động cũng phải được đổi sang lời nói và hành động của người trưởng thành. Chúng ta phải bỏ đi suy nghĩ, lời nói và hành động của con trẻ đã chỉ nhận lấy tình yêu thương, và phải đóng vai trò của tình yêu thương cho đi và chia sẻ.
Chủ nhân nhà chúng ta là Đức Chúa Trời, và thuộc tính của Đức Chúa Trời là tình yêu thương. Khi chúng ta tiếp đãi và nâng cao người khác hơn là muốn được tiếp đãi và nâng cao, cũng chào hỏi trước, bắt chuyện trước và tiến lại gần trước hơn là chờ đợi người khác chào hỏi mình thì hết thảy mọi người mới có thể xác minh được rằng chủ nhân nhà chúng ta là Đức Chúa Trời.
“Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy. Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta.” Giăng 13:34-35
Có thể biểu hiện điều răn mới theo cách khác là giao ước mới. Trong lẽ thật Lễ Vượt Qua giao ước mới có chứa đựng điều răn tình yêu thương “Hãy yêu nhau!” Lễ Vượt Qua không là nghi thức chỉ ăn mỗi bánh và rượu nho đâu, nhưng trong đó có chứa đựng tình yêu thương vĩ đại của Đức Chúa Trời – Đấng xẻ thịt của Ngài và đổ huyết báu của chính Ngài để ban sự sống đời đời cho các con cái. Chính vì thế, Ngài đã phán rằng “Như Ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy.”
Đi vào trong nhà có chủ nhân là Sự Yêu Thương thì chẳng phải trong nhà tràn đầy hương khí của tình yêu thương hay sao? Nếu hiểu được đặc tính của chủ nhân nhà chúng ta thì có thể biết được rằng chúng ta phải được biến hóa thành hình ảnh ra sao.
“Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ. Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng.” Mathiơ 11:28-30
Chúng ta phải hiểu biết ngay thẳng và học hỏi bổn tính của Đức Chúa Trời – Chủ nhân của nhà chúng ta. Đức Chúa Trời đối xử với chúng ta bằng bổn tính nhu mì và khiêm tốn cho đến bây giờ. Ngài không hề kêu ca rằng “Vì các con cái mà Ta đây phải chịu đau đớn như thế này.” nhưng lặng lẽ gánh vác thay tội lỗi của chúng ta.
Chúng ta sẽ tự nhiên học hỏi điều gì từ Đấng có tấm lòng nhu mì và khiêm tốn? Nơi mà những kẻ mệt mỏi và gánh nặng đến để đặt mọi ách nặng nề xuống và được yên nghỉ, chính là Siôn. Siôn phải trở nên nơi mà hễ đi vào bên trong thì cảm nhận được sự nhu mì, cảm nhận được sự khiêm tốn, và cảm nhận được tình yêu thương. Ở trong nhà của Đức Chúa Trời mà lại đối xử lạnh nhạt và khiến anh chị em đau lòng, thì đó là sự mà Đức Chúa Trời – Chủ nhân rất ghét. Đức Chúa Trời là chủ nhân của Siôn. Siôn phải trở nên nơi những người nhu mì và khiêm tốn giống Đức Chúa Trời thường xuyên nhóm lại, nơi các linh hồn bị tổn thương và lang thang trên thế gian đến để đặt xuống mọi gánh nặng và được yên nghỉ, nơi tiếng vui vẻ và tiếng mừng rỡ cùng tiếng ca hát không hề ngừng ngớt. Có như thế thì các anh em chị em chúng ta mới có thể mau chóng trở vào trong Siôn.
Khi chúng ta làm công việc Tin Lành với tấm lòng của Đấng Christ, tức là tấm lòng của Cha và tấm lòng của Mẹ thì Tin Lành thế giới mới có thể được hoàn thành (Philíp 2:5). Kể từ bên trong nội tâm chúng ta Tin Lành phải được hoàn thành thì Tin Lành bề ngoài mới được hoàn thành cùng. Thuộc tính nhu mì, khiêm tốn và tình yêu thương của Đức Chúa Trời nhất định phải có ở bên trong chúng ta, và cũng phải có ở bên trong gia đình và Hội Thánh nữa. Khi chúng ta rao truyền Tin Lành bằng tấm lòng thể ấy của Cha Mẹ thì các người nhà trên trời ly tán khắp thế giới hết thảy sẽ trở vào trong Siôn.
“Vì Ðức Giêhôva đã chọn Siôn; Ngài ước Siôn làm nơi ở của Ngài; Ðây là nơi an nghỉ ta đời đời; Ta sẽ ngụ ở đây, vì ta có ước ao như thế. Ta sẽ ban phước cho lương thực Siôn được dư dật, Cho những kẻ nghèo của thành ấy được ăn bánh no nê. Ta cũng sẽ mặc sự cứu rỗi cho thầy tế lễ thành ấy, Và các thánh nó sẽ reo mừng.” Thi Thiên 132:13-16
Siôn là nhà của Đức Chúa Trời mà chính Đức Chúa Trời lấy làm nơi ở của Ngài. Hết thảy chúng ta phải nỗ lực hầu cho Siôn trở nên không gian mà Đức Chúa Trời – Chủ nhân đẹp lòng. Tuy có tên gọi là nhà của Đức Chúa Trời, nhưng khi đi vào bên trong mà lại không hề tỏa ra hương khí của Đức Chúa Trời thì các con cái đều rời đi hết thảy. Khi nhà của Đức Chúa Trời tràn đầy bởi hương khí của Đấng Christ ra dáng nhà của Đức Chúa Trời, thì đến lúc ấy các con cái của Đức Chúa Trời mới có thể tìm đến.
“Vì Ðức Giêhôva đã yên ủi Siôn; Ngài đã yên ủi mọi nơi đổ nát của nó. Ngài đã khiến đồng vắng nên như vườn Êđen, nơi sa mạc nên như vườn Ðức Giêhôva; giữa vườn ấy sẽ có sự vui vẻ, mừng rỡ, tạ ơn, và tiếng ca hát.” Êsai 51:3
Trong nhà của Đức Chúa Trời luôn tràn đầy sự vui vẻ, mừng rỡ, tạ ơn, và tiếng ca hát. Tiếng vui vẻ, mừng rỡ không hề ngừng ngớt chính là bầu không khí trong nhà của Đức Chúa Trời.
“Dân mà Ðức Giêhôva đã chuộc sẽ trở về, sẽ hát mà đến Siôn, Sự hỉ lạc vô cùng sẽ đội trên đầu họ, họ sẽ được vui vẻ mừng rỡ; sự buồn bực than vãn sẽ tránh đi.” Êsai 51:11
Ở trong Siôn, những người được Đức Chúa Trời cứu rỗi đi vào để nhận lãnh sự vui vẻ và mừng rỡ đời đời, còn sự buồn bực than vãn sẽ trốn đi. Trong nhà của kẻ cướp hoặc kẻ ác, tuyệt đối không thể có được bầu không khí tràn ngập tình yêu thương và ấm áp như thế này. Duy chỉ Siôn là nhà của Đức Chúa Trời, nên nơi ấy không ngừng ngớt tiếng vui vẻ và mừng rỡ, tiếng cảm tạ và ca hát.
Trong Siôn mà Đức Chúa Trời làm chủ nhân, chúng ta đã nhận lấy sứ mệnh của người giúp việc giao ước mới. Những người làm việc ở trung gian sơ suất làm sai khiến cho bầu không khí trong nhà bị hủy hoại thì không được đâu. Chúng ta không nên tùy chỉnh bầu không khí theo sở thích của mình, hợp với lòng mình, nhưng phải hầu cho bầu không khí của Đức Chúa Trời được thấm ra trong Siôn.
Sống trên đời thì sẽ có lúc đối mặt với những sự việc không hợp với suy nghĩ của mình, không hợp với cái khung mà mình làm ra sẵn. Mỗi khi ấy, không nên biểu lộ cảm xúc phấn khích, nhưng hãy thử sửa đổi tính tình của chính mình dưới nguyên tắc cơ bản là tình yêu thương mà Đức Chúa Trời ban cho. Hãy thử suy nghĩ xem nếu chủ nhân nhà chúng ta là Đức Chúa Trời và chủ nhân linh hồn mình là Đức Chúa Trời thì Đức Chúa Trời sẽ đối xử ra sao với các con cái yêu dấu.
“Chớ có một lời dữ nào ra từ miệng anh em; nhưng khi đáng nói hãy nói một vài lời lành giúp ơn cho và có ích lợi cho kẻ nghe đến. Anh em chớ làm buồn cho Ðức Thánh Linh của Ðức Chúa Trời, vì nhờ Ngài anh em được ấn chứng đến ngày cứu chuộc. Phải bỏ khỏi anh em những sự cay đắng, buồn giận, tức mình, kêu rêu, mắng nhiếc, cùng mọi điều hung ác. Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Ðức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Ðấng Christ vậy.” Êphêsô 4:29-32
Đức Chúa Trời – Chủ nhân của chúng ta đã dặn dò các con cái rằng hãy luôn nói lời lành. Hãy bỏ những sự cay đắng, buồn giận, tức mình, kêu rêu, mắng nhiếc, nhưng luôn sống ngay thẳng công bình và ăn ở với nhau cách nhân từ. Đây chính là sự dạy dỗ của Cha Mẹ chúng ta.
Ở trong nhà của Đức Chúa Trời, sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời Cha Mẹ phải được áp dụng trong sinh hoạt thực tế. Để được như vậy thì chúng ta phải sanh lại thành hình ảnh tràn đầy nhu mì, khiêm tốn và tình yêu thương. Từ chúng ta hoặc từ gia đình hoặc từ Hội Thánh phải cảm nhận được bầu không khí của Đức Chúa Trời, đồng thời tiếng vui vẻ và ca hát không hề ngừng ngớt trong sự trông mong mà Cha Mẹ ban cho. Và Siôn phải trở nên nơi luôn tràn ngập lẽ thật sự sống đời đời, hầu cho những người khát có thể thỏa thích nhận lãnh nước sự sống của Đức Chúa Trời cách nhưng không. Đây chẳng phải là công việc mà Đức Chúa Trời Cha Mẹ mong muốn nhất hay sao?
Chủ nhân của nhà chúng ta là Đức Chúa Trời. Chủ nhân của Hội Thánh chúng ta là Đức Chúa Trời. Chủ nhân của linh hồn chúng ta là Đức Chúa Trời. Hãy dò xem việc thể nào xảy ra khi có được đức tin rằng Đức Chúa Trời là chủ nhân của nhà chúng ta.
“Ấy vậy, ông hãy hòa thuận với Ngài. Hãy ở bình an: nhờ đó phước hạnh sẽ giáng cho ông. Hãy nhận lãnh luật pháp từ nơi miệng Ngài. Và để các lời Ngài vào lòng của mình. Nếu ông trở lại cùng Đấng Toàn năng, tất ông sẽ được lập lại. Nếu ông trừ bỏ sự gian ác khỏi trại mình, Ném bửu vật mình vào bụi đất, Và quăng vàng Ôphia giữa các hòn đá của khe, Thì Đấng Toàn năng sẽ là bửu vật của ông, Ngài sẽ là bạc quý cho ông. Vì bấy giờ, ông sẽ được vui sướng nơi Đấng Toàn năng, Và được ngước mắt lên cùng Đức Chúa Trời. Ông sẽ cầu khẩn cùng Ngài, Ngài sẽ nghe lời mình, Và ông sẽ trả xong lời khẩn nguyện mình. Nếu ông nhất định việc gì, việc ấy chắc sẽ được thành; Ánh sáng sẽ chói trên đường lối mình…” Gióp 22:21-30
Khi chúng ta giữ lấy bửu vật mình thì không thể có được hình dáng nhà của Đức Chúa Trời. Đó là bởi trong nhà của Đức Chúa Trời đáng ra phải có cốt cách của Đức Chúa Trời và phải có đặc trưng của Đức Chúa Trời, thế nhưng lại gắng trang trí nhà của Đức Chúa Trời bởi bửu vật sai trái.
Đức Chúa Trời phải trở nên chủ nhân, thì khuôn mặt chúng ta mới được sáng láng bởi niềm vui, và sự mừng rỡ mới có thể luôn làm sung mãn linh hồn chúng ta. Khi hầu việc Đức Chúa Trời như là chủ nhân của nhà chúng ta, là chủ nhân của Hội Thánh, và là chủ nhân của linh hồn mình thì kinh doanh Tin Lành cũng nhất định được hoàn thành. Tôi tin rằng lúc hết thảy người nhà Siôn được trở nên trọn vẹn với tư cách là nhà của Đức Chúa Trời chính là thời điểm Nước Thiên Đàng vĩnh cửu đến. Mong các người nhà trên trời được khen rằng làm tốt lắm khi trở về quê hương Nước Thiên Đàng và dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời với tư cách là người giúp việc của giao ước mới mạnh mẽ hơn cả Giôsép, cho tới tận giây phút Tin Lành được truyền bá hết thảy tới xứ Samari, cho đến cùng trái đất.